Đi kèm với cơ hội nghề nghiệp rộng mở thì để có được vị trí giao dịch viên mơ ước cũng bắt buộc ứng viên phải đối mặt với nhiều cạnh tranh. Và lúc này một mẫu CV chuẩn, chuyên nghiệp sẽ là vũ khí đắc lực giúp bạn chinh phục được nhà tuyển dụng!
Một mẫu CV xin việc chuẩn thường bao gồm các nội dung cơ bản như: Thông tin cá nhân, giới thiệu bản thân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, hoạt động ngoại khóa, sở thích… Tuy nhiên tùy vào từng ngành nghề cũng như vị trí công việc mà cách viết một bản CV xin việc cũng có những sự khác nhau. Và ở bài viết dưới đây 123job sẽ bật mí tới bạn đọc cách viết mẫu CV giao dịch viên chuẩn. Đừng bỏ lỡ bài viết chia sẻ cách viết mẫu CV giao dịch viên dưới đây nhé!
I. Hướng dẫn cách viết mẫu CV giao dịch viên
1. Thông tin cá nhân
a. Phần thông tin cá nhân
Cũng giống với một mẫu CV xin việc thông thường, tại mục thông tin cá nhân trong mẫu CV giao dịch viên, bạn cần liệt kê được các thông tin cá nhân cơ bản như: Họ và tên, địa chỉ hiện tại, số điện thoại liên lạc, email, ảnh chân dung rõ mặt… Tuy đây là phần đơn giản nhất trong CV xin việc nhưng cũng không kém phần quan trọng vì nhà tuyển dụng sẽ liên hệ tới bạn. Vì thế hãy lưu ý là những thông tin đưa ra cần chính xác, đừng để những sai sót nhỏ đánh mất cơ hội của bạn.
Hướng dẫn cách viết mẫu CV giao dịch viên
b. Điểm mạnh, điểm yếu
Mục điểm mạnh, điểm yếu trong mẫu CV giao dịch viên sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai, đang “có” những gì và có thực sự phù hợp với công việc ứng tuyển hay không. Khi nói về những điểm mạnh của bản thân, lưu ý là nên sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng để cho nhà tuyển dụng thấy được sự thành thật của bạn. Một số điểm mạnh của giao dịch viên gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng như: Ngoại hình ưa nhìn, khả năng giao tiếp tốt, cẩn thận, tỉ mỉ, tác phong làm việc nhanh nhẹn…
Còn đối với mục điểm yếu thì nên lựa chọn những điểm yếu không hoặc ít ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc tại vị trí mà bạn ứng tuyển. Nếu có những điểm yếu nào ảnh hưởng đến công việc thì bạn hãy thêm vào trong CV một cách thật khéo léo. Và bên cạnh đó không quên thêm vào đó cách thức bạn đang cố gắng khắc phục những nhược điểm đó như thế nào để cho nhà tuyển dụng thấy được những điểm yếu của bạn không là một rào cản lớn ảnh hưởng tới công việc được giao sau này.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Một mục tiêu nghề nghiệp được trình bày một cách ấn tượng sẽ dễ dàng thuyết phục được nhà tuyển dụng hơn và cho họ thấy rằng bạn là một ứng viên thực sự phù hợp với vị trí này. Theo đó thì mục này, bạn lưu ý là trình bày chúng một cách thật ngắn gọn. Thay vì mô tả quá nhiều về kinh nghiệm của bản thân thì nên tập trung nhiều hơn vào động lực của bạn khi nộp đơn ứng tuyển cho công việc này. Dưới đây là gợi ý về phần mục tiêu nghề nghiệp bạn có thể nêu trong mẫu CV giao dịch viên mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Mục tiêu ngắn hạn: Có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của công ty, được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp để phát huy được những điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân. Bên cạnh đó trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng còn thiếu và đóng góp một phần vào sự phát triển trong các dự án của công ty.
- Mục tiêu dài hạn: Trở thành một giao viên xuất sắc, hoàn thành tốt những công việc được giao. Trong vòng 2-4 năm tới có cơ hội thăng tiến để trở thành một chuyên viên giao dịch xuất sắc.
3. Quá trình học vấn
Bạn chỉ nên nêu ra quá trình học vấn Đại học vì cấp 1, cấp 2, cấp 3 là khoảng thời gian khá xa và nó cũng không quá quan trọng. Nếu bạn có thành tích học tập tốt, đã từng giành được học bổng, giải thưởng nào trong quá trình học thì hãy đưa chúng một cách ngắn gọn, súc tích vì nó cũng là một điểm cộng rất lớn. Nhất là đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm thì mục trình độ học vấn thực sự là một sự cứu cánh hoàn hảo.
Và nếu bạn đã từng tham gia những khóa học nào đó như: Khóa học tin học văn phòng, khóa học giao tiếp… thì cũng nên đưa vào trong CV xin việc kèm theo đó là những thông tin về khóa học như: Tên nhà cung cấp, ngày bắt đầu - kết thúc, tên khóa học, bằng cấp…
4. Kinh nghiệm làm việc
Thông thường, phần kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng nhất trong CV xin việc - phần được chú ý nhiều nhất. Nếu bạn đang nghĩ “Dễ thôi, chỉ cần liệt kê hết các vị trí trước đây của mình, ngày tháng bắt đầu làm việc và kết thúc, công việc mà mình đã từng thực hiện là xong” thì hãy nghĩ lại. Tất cả những điều trên đều phải có trong một CV xin việc cơ bản tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở những điều “cơ bản” thì sẽ không thực sự thuyết phục được những nhà tuyển dụng khó tính.
Theo đó đối với mỗi vai trò, bạn nên trình bày những nội dung bao gồm:
- Tên công ty hoặc tổ chức
- Chức danh chính thức của bạn
- Thời gian làm việc (tháng và năm)
- Trách nhiệm chính của bạn
- Những thành tích đạt được…
Hãy cố gắng đưa vào trong CV những thành tích cụ thể bạn đạt được bởi nó sẽ là thước đo để nhà tuyển dụng đánh giá liệu bạn có thực sự là một người phù hợp hay không.
5. Kỹ năng trong mẫu CV giao dịch viên
Khi nói đến các kỹ năng cho CV xin việc, một vấn đề quan trọng hơn bất kỳ vấn đề nào khác mà bạn cần lưu ý là sự phù hợp. Theo đó thì các kỹ năng bạn quyết định đưa vào CV của mình phải có liên quan đến công việc ứng tuyển. Một số kỹ năng bạn có thể nêu trong mẫu CV giao dịch viên như:
- Tính trung thực và sự cẩn thận
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Chăm sóc khách hàng
- Giải quyết vấn đề
- Xử lý khiếu nại…
II. Các lưu ý khi viết và trình bày mẫu CV giao dịch viên
Các lưu ý khi viết và trình bày mẫu CV giao dịch viên
Không có bất kỳ một nguyên tắc hay những định dạng dập khuôn nào cho một mẫu CV xin việc. Tuy nhiên khi viết và trình bày CV xin việc nói chung và mẫu CV giao dịch viên nói riêng, bạn cần lưu ý một số nội dung để giúp CV hoàn hảo và gây tượng ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng hơn như:
- Tuyệt đối không đặt tiêu đề CV xin việc của mình là sơ yếu lý lịch mà thay vào đó nên để họ tên của mình kèm theo đó là vị trí công việc ứng tuyển. Ví dụ: Ứng tuyển vị trí giao dịch viên ngân hàng - Nguyễn Văn A…
- Không nên lạm dụng quá nhiều font chữ, màu sắc trong một CV xin việc bởi nó chỉ làm cho CV thêm rối mắt hơn.
- Bố cục của CV xin việc nên rõ ràng, các thông tin cá nhân nên để phần đầu hoặc bên trái của CV và mục kinh nghiệm làm việc nên để ở trung tâm.
- Thông tin ở các mục trong CV nên được trình bày theo thời gian từ gần nhất đến xa nhất.
- Chỉ nên liệt kê những kinh nghiệm, kỹ năng quan trọng, có liên quan đến công việc ứng tuyển. Tránh trình bày quá rườm rà, dài dòng.
- Hãy đảm bảo địa chỉ email của bạn chuyên nghiệp và thể hiện được sự nghiêm túc.
- Đừng nói dối hãy phóng đại bất kỳ những thông tin nào trong mẫu CV giao dịch viên của mình.
- Một mẫu CV giao dịch viên tốt là một CV không có bất kỳ lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào.
- Cũng giống như một mẫu CV xin việc thông thường, mẫu CV giao dịch viên nên ngắn gọn, súc tích, có độ dài từ 1–2 trang là phù hợp nhất.
- Hãy chắc chắn rằng CV xin việc của bạn được thiết kế riêng cho từng công việc cụ thể và tuyệt đối không áp dụng một mẫu CV cho tất cả những công việc ứng tuyển. Ví dụ cùng một vị trí là giao dịch viên nhưng khi bạn đảm nhận vị trí giao dịch viên ngân hàng thì các kỹ năng cũng như công việc sẽ khác so với vị trí giao dịch viên chứng khoán.
- Làm cho các mục trong CV trở nên dễ nhìn cũng như đẹp mắt hơn bằng cách thêm dấu đầu dòng nhỏ.
III. Kết luận
Với một đơn xin việc tốt, bạn sẽ tối đa hóa cơ hội nhận được cuộc phỏng vấn đó và tiến thêm một bước trong quá trình ứng tuyển. Trên đây là một số chia sẻ về cách viết mẫu CV giao dịch viên, những lưu ý khi viết và trình bày CV mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về mẫu CV giao dịch viên ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!