Có thể việc tìm được việc làm nhân viên QA không quá khó khăn nhưng để có cơ hội đi tới vòng phỏng vấn thì đòi hỏi bạn phải có một CV xin việc thật ấn tượng. CV xin việc được xem là chìa khóa và cũng là ấn tượng đầu tiên giữa nhà tuyển dụng và bạn.
Là một nhân viên QA, bạn chắc chắn là một người vô cùng cẩn thận và khó tính bởi nếu chỉ lơi là một chút thôi là có thể xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy bạn có phải là người cẩn thận khi viết CV xin việc của mình? Đừng lo lắng vì bài viết dưới đây, 123job sẽ giới thiệu tới bạn đọc cách viết mẫu CV nhân viên QA cùng những lưu ý khi viết mẫu CV này nhé!
I. Hướng dẫn cách viết mẫu CV nhân viên QA chuẩn
1. Thông tin cá nhân, giới thiệu bản thân
a. Phần thông tin cá nhân
Mục thông tin cá nhân trong mẫu CV nhân viên QA, bạn cần nêu được một số thông tin như:
- Họ và tên
- Địa chỉ email
- Số điện thoại
- Địa chỉ hồ sơ trang mạng xã hội mà bạn thường xuyên sử dụng
- Địa chỉ nhà
Phần giới thiệu bản thân có vẻ khá đơn giản tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số điểm như:
- Nhà tuyển dụng có thể sẽ sử dụng những thông tin cá nhân mà bạn đưa ra trong CV xin việc như trang mạng xã hội để nghiên cứu thêm về bạn. Vì vậy nếu hồ sơ trên mạng xã hội của bạn không chuyên nghiệp hay những thông tin đưa ra không khớp với CV thì bạn có thể ngay lập tức sẽ bị loại khỏi cuộc đua.
- Các thông tin cá nhân nêu trong CV xin việc cần trình bày một cách chính xác, rõ ràng.
- Địa chỉ Email của bạn nên đặt với những cái tên chuyên nghiệp, tránh những tên trẻ con.
Hướng dẫn cách viết mẫu CV nhân viên QA chuẩn
b. Điểm mạnh, điểm yếu
Nên làm nổi bật phần điểm mạnh trong CV xin việc để nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn so với nhiều ứng viên khác. Trong đó, việc liệt kê những điểm mạnh, kỹ năng chuyên môn phù hợp với công việc thường tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng hơn. Một số điểm mạnh nên nêu trong mẫu CV nhân viên QA bạn có thể tham khảo như:
- Có kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng ISO, HACCP…
- Thành thạo tin học văn phòng
- Hiểu biết về hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất như ISO 9001, 13485, GMP…
Còn đối với điểm yếu thì bạn hãy thật tinh tế trong việc lựa chọn để đưa vào trong CV. Bởi lẽ không một nhà tuyển dụng nào có ấn tượng tốt với một CV mà có một danh sách dài những điểm yếu. Bạn nên lựa chọn tối đa 3 nhược điểm của bản thân để đưa vào trong CV xin việc.
Và một lưu ý nữa là bạn nên tuyệt đối trung thực khi nêu những thông tin trong CV. Không nên giấu giếm đi những điểm yếu của bản thân bởi nhà tuyển dụng luôn có cách kiểm tra sự trung thực của bạn qua buổi phỏng vấn.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Một mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn, súc tích nhưng cũng không kém phần ấn tượng sẽ giúp bạn có lợi thế hơn so với những ứng viên khác. Mục này thường được đặt ở đầu CV và sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn có đang thực sự phù hợp với công việc cũng như có tinh thần cầu tiến không. Dưới đây là một gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp dành cho vị trí nhân viên QA mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Mục tiêu ngắn hạn: Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động, hiện đại từ đó trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng còn thiếu sót; được cống hiến hết sức mình vào sự phát triển của doanh nghiệp.
- Mục tiêu dài hạn: Trở thành một nhân viên QA xuất sắc, có trình độ chuyên môn cao. Trong vòng 2-4 năm tới phấn đấu để có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và trở thành một trưởng phòng QA xuất sắc.
3. Quá trình học vấn
Nếu bạn vừa mới tốt nghiệp thì bằng cấp cũng như những thành tích học tập có thể là phần nổi bật nhất trong CV xin việc. Và đó cũng chính là một trong những nội dung quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng chú ý. Theo đó thì trong CV xin việc, ở mục quá trình học vấn, bạn cần nêu được một số thông tin như:
- Tên trường Đại học/Cao đẳng
- Năm nhập học và kết thúc
- Chuyên ngành học
- Điểm trung bình
- Một số môn học có liên quan tới công việc ứng tuyển...
Không giống sinh viên mới tốt nghiệp, đối với những ai có nhiều năm kinh nghiệm thì nên giản lược nội dung phần trình độ học vấn khi viết CV xin việc. Theo đó thì bạn chỉ cần nêu ngắn gọn về tên trường Đại học/Cao đẳng, năm bắt đầu và kết thúc, chuyên ngành học.
4. Kinh nghiệm làm việc
Trong mục kinh nghiệm làm việc tại mẫu CV nhân viên QA, bạn cần nêu được những thông tin như:
- Tên vị trí công việc mà trước kia bạn từng đảm nhận
- Tên công ty
- Ngày tháng bắt đầu và kết thúc
- Trách nhiệm & Thành tích
Một gợi ý nhỏ về kinh nghiệm làm việc nêu trong mẫu CV nhân viên QA bạn có thể tham khảo như:
- Đã có 1 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên QA
- Có kinh nghiệm giám sát sản xuất…
Tuy nhiên đừng chỉ nêu ngắn gọn, đơn giản như vậy bởi nó chẳng để lại ấn tượng đối với nhà tuyển dụng đâu. Vậy cần phải làm gì trong mục kinh nghiệm làm việc? Một điều hoàn hảo nhất là cần nêu lên được những thành tích mà bạn đạt được ở những vị trí đó. Khi có những con số, minh chứng cụ thể, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hiểu hơn về năng lực của bạn cũng như có ấn tượng tốt hơn đấy!
5. Kỹ năng trong CV ấn tượng
Trước khi viết CV xin việc thì một lưu ý quan trọng bạn cần thực hiện là đọc bản mô tả công việc một cách cẩn thận và ghi chú lại những kỹ năng cụ thể mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Điều này giúp bạn biết được chính xác những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm từ ứng viên và để từ đó liệt kê những kỹ năng mình có vào CV xin việc cho phù hợp. Một số kỹ năng ấn tượng bạn có thể tham khảo để đưa vào trong mẫu CV nhân viên QA như:
- Kỹ năng giao tiếp
- Cẩn thận, tỉ mỉ
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Có tố chất lãnh đạo, dẫn dắt và là người truyền cảm hứng
- Kỹ năng phân tích…
II. Các lưu ý khi viết và trình bày mẫu CV nhân viên QA
Các lưu ý khi viết và trình bày mẫu CV nhân viên QA
Mặc dù hầu hết chúng ta đều có một số ý tưởng về cách viết CV xin việc nói chung và mẫu CV nhân viên QA nói riêng. Tuy nhiên một sự thật là bạn rất dễ mắc phải những lỗi cơ bản khi viết CV và nếu không biết những lỗi này là gì cũng như cách khắc phục chúng như thế nào thì có thể dễ khiến bạn mất đi công việc mơ ước. Vậy hiện tại CV xin việc của bạn có cần giúp đỡ một chút không? Sử dụng một số mẹo dưới đây để khắc phục nhanh các sự cố thường gặp nhé!
- Tiêu đề CV xin việc cũng như tiêu đề Email nên bao gồm họ và tên của ứng viên cùng với đó là công việc ứng tuyển.
- Hãy đảm bảo trước khi gửi đi, mẫu CV nhân viên QA của bạn đã được kiểm tra kỹ càng về chính tả, ngữ pháp, căn lề, bố cục, phông chữ…
- Trong phần kinh nghiệm làm việc, bạn cần nêu được những thành tựu, thành tích mà mình đạt được.
- Những thông tin mà bạn đưa ra trong mẫu CV nhân viên QA như kỹ năng, kinh nghiệm cần liên quan tới công việc ứng tuyển.
- Sắp xếp mẫu CV nhân viên QA của bạn thành các phần rõ ràng, có trật tự để dễ đọc.
- Chọn một kiểu chữ đơn giản, dễ đọc mà không có quá nhiều nét tinh tế. Bên cạnh đó lưu ý là không sử dụng quá nhiều phông chữ trong một CV xin việc.
- Không dùng chung một mẫu CV xin việc cho tất cả công việc ứng tuyển bởi tùy vào từng vị trí công việc mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu khác nhau.
III. Kết luận
Hãy nhớ rằng khi ứng tuyển vị trí nhân viên QA, bạn sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với hàng chục nghìn ứng viên. Chính vì vậy điều quan trọng nhất để có được cơ hội đi tới vòng phỏng vấn cũng như để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng là một bản CV xin việc hoàn hảo, chuyên nghiệp và không mắc các lỗi. 123job hy vọng qua những chia sẻ về cách viết mẫu CV nhân viên QA ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!