Thời điểm 1996 - nay được coi là năm ra đời của những người thuộc thế hệ Z - thế hệ sở hữu những khả năng đặc biệt được tin rằng có thể thay đổi mạnh mẽ thế giới. Bài viết sau sẽ đem tới cho bạn cái nhìn đầy đủ nhất về những con người đặc biệt này.

Trải qua nhiều năm phát triển, mỗi thế hệ ra đời ghi dấu vào dòng lịch sử một lớp người đặc biệt, như thế hệ X (1961 - 1981) với sự giản dị và tiết kiệm, thì thế hệ Y (1981 - 1996) lại sinh ra với sự tự tin và giỏi công nghệ. Để đến nay, loài người chứng kiến sự xuất hiện của thế hệ Z - những người trẻ vô cùng đặc biệt, ưa thích sự đa dạng và phá cách, có tiềm năng thay đổi thế giới từng ngày. Hãy cùng tìm hiểu về họ nhé...

I. Thế hệ Z là gì?

the-he-z-la-giThế hệ Z là gì?

Cùng với việc thế hệ Y được gọi là Thế hệ Kỹ thuật số, thì những người ở thế hệ Z lại được coi là những Công dân đám mây. Họ có đặc điểm nổi bật với sự nhanh nhạy và dễ thích nghi với sự thay đổi của môi trường, tuy nhiên lại khá cứng đầu và thích phá vỡ những nguyên tắc. Nhà tuyển dụng ngày nay cần cân nhắc kỹ để sử dụng những nhân lực thế hệ Z, bởi với khả năng của mình, họ hoàn toàn có thể trở thành “đòn bẩy” hiệu quả cho công việc kinh doanh của công ty.

II. Những đặc điểm đặc trưng của người trẻ thuộc thế hệ Z 

1. Thế hệ thích phá vỡ mọi quy tắc

Thế hệ Z là ai? Như đã nói ở trên, thế hệ Z là những con người thích phá vỡ mọi quy tắc. Điều này đôi khi làm cho họ có những bất đồng và xích mích, thậm chí là cả rắc rối với các nhà điều hành. Nhưng mặt khác, việc “phá vỡ nguyên tắc” của họ có thể dẫn tới sự sáng tạo rất lớn trong công việc mà mọi nhà quản lý đều nên lưu tâm. Về cơ bản, những nguyên tắc cố hữu sinh ra được duy trì để bảo đảm sự phát triển bền vững, nhưng đôi khi nó lại làm kiềm chế khả năng phát triển của doanh nghiệp, sự có mặt của thế hệ Z trong đội ngũ nhân viên hứa hẹn sẽ đem tới khá nhiều đột phá mà nhà quản lý cần biết cách linh hoạt và trọng dụng.

2. Có quan điểm cá nhân rõ ràng

Quan điểm cá nhân của những người ở thế hệ Z khá rõ ràng và có phần tương đối bảo thủ. Họ thích đưa ra những ý kiến cá nhân, nhưng kỹ năng lắng nghe cũng không phải điểm yếu của họ. Quan điểm cá nhân làm cho họ trở nên khác biệt. Và đôi khi, những người ở thế hệ Z có thể làm nhà quản trị bất ngờ với những quan điểm tuyệt vời của họ trong công việc.

3. Cơ hội nghề nghiệp là ưu tiên của thế hệ Z

Thế hệ Z là những con người luôn coi trọng sự chủ động trong công việc, vì thế họ luôn dành sự ưu tiên khá lớn cho mục tiêu nghề nghiệp. Sở hữu cho mình nhiều tài năng ở các lĩnh vực khác nhau, từ đó mà họ cũng không cần phải quá “lăn lộn” để kiếm tìm những cơ hội tiềm năng cho bản thân.

4. Làm việc đa nhiệm tốt

Sự sáng tạo và linh hoạt của thế hệ Z đem tới cho họ khả năng làm việc đa nhiệm tốt. “Đa nhiệm” ở đây có thể hiểu là khả năng sử dụng liên tục máy tính, điện thoại và các đồ kỹ thuật số để nâng cao chất lượng công việc. Đồng thời, họ có thể linh hoạt thay đổi giữa làm việc và nghỉ ngơi, kết hợp với thiết bị di động. Có thể khẳng định, cách mà những chiếc di động thay đổi tương lai cũng bằng với tốc độ thế hệ Z thay đổi thế giới.

5. Muốn tiết kiệm hơn là sự trải nghiệm

Thế hệ Y ra đời với sự bùng nổ về kinh tế, vì thế họ có cách sống khá thoải mái. Tuy nhiên đối với thế hệ Z, ngay từ khi sinh ra đã trải qua khủng hoảng kinh tế và những biến động mạnh mẽ và chính trị, họ đã tự xây dựng cho mình ý thức tiết kiệm hơn là khao khát trải nghiệm. 

6. Thế hệ Z yêu thích sự độc lập

Sự độc lập của thế hệ Z là không phải bàn cãi. Sự ra đời của họ gắn liền với Internet - một thiết bị nâng cao khả  năng học tập độc lập cho mỗi cá nhân. Vì thế, thế hệ Z gần như không phụ thuộc nhiều vào sự dạy dỗ của thầy cô hay gia đình, họ được học cách tự trau dồi các kỹ năng và kiến thức thông qua vô số những công cụ hữu ích khác. Chính điều này đã làm cho thế hệ Z luôn yêu thích sự độc lập, họ không thích bị quản thúc liên tục hay sự “cầm tay chỉ việc” sát sao từ quản lý. 

7. Thế hệ Z có cá tính rất mạnh

Thế hệ Z ra đời cũng trong bối cảnh mà mạng xã hội lên ngôi. Đến nay, gần như toàn bộ công dân thế hệ Z đều ít nhất sở hữu cho mình một tài khoản mạng xã hội, và ảnh hưởng của nó tới mỗi người là không hề nhỏ. Những thần tượng, trào lưu mới sinh ra tạo nên những làn sóng văn hóa khổng lồ, khiến cho thế hệ Z trở thành những người có cá tính rất mạnh.

8. Điều thế hệ z hướng đến là “Toàn cầu hóa” 

the-he-z-huong-den-toan-cau-hoa
Thế hệ Z hướng đến toàn cầu hóa

“Thế giới phẳng” được sinh ra nhờ Internet mà thế hệ Z đã và đang “ngâm mình” trong đó chính là nguyên nhân lớn nhất cho điều này. Có thể dễ dàng nhận thấy, giới trẻ ngày nay rất dễ “toàn cầu hóa”. Những người bạn ở cách nhau tới nửa vòng trái đất cũng có thể kết nối nhanh chóng chỉ với việc online hàng ngày. Do đó, việc tuyển dụng của các công ty nội địa lẫn đa quốc gia là ngày càng cạnh tranh và gay gắt.

9. Coi trọng sự bảo mật

Thế hệ Z có tính cá nhân cao, ưa thích sự độc lập. Vì thế, họ luôn coi trọng sự bảo mật của cá nhân và người khác. Những gì thuộc về riêng tư của mỗi người là điều họ luôn tôn trọng và biết cách giữ khoảng cách.

III. Những điều nhà tuyển dụng cần chú ý đến thế hệ Z

1. Tạo cơ hội để thế hệ trẻ học hỏi được nhiều điều hơn

Thế hệ Z và Y là những con người thích thể hiện và luôn có tư duy độc lập, sáng tạo cho riêng mình. Vì thế, công việc của nhà quản lý là tạo ra môi trường cho họ trải nghiệm và học tập, từ đó họ sẽ có thêm nhiều kiến thức thực tiễn, góp phần trực tiếp vào sự phát triển và đột phá của công ty.

2. Hiểu được tầm quan trọng của việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Thế hệ Z luôn coi trọng việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nếu không họ rất dễ gặp rối loạn và khủng hoảng. Vì thế, việc của các nhà quản lý là hướng dẫn họ biết cách dung hòa mối quan hệ quan trọng này. Đôi khi, nhân viên sẽ khá e dè về khả năng sử dụng các quyền lợi cá nhân của mình. Khi đó, nhà quản lý cần chủ động công khai các ưu tiên khác trong cuộc sống ngoài công việc để nhân viên cảm thấy thoải mái hơn.

3. Xóa bỏ khoảng cách giới

Bình đẳng giới luôn là nhu cầu cần thiết đối với mọi thế hệ nhân viên, nhất là thế hệ Z - những con người tinh tế và hiện đại. Sự tồn tại mất cân bằng bình đẳng giới trong môi trường doanh nghiệp sẽ khiến cho ức chế tinh thần tăng cao, rất dễ tạo ra xung đột và hiệu quả công việc thấp 

4. Dũng cảm thay đổi, làm mới mình

Đối với triết lý sống thế hệ Z, dũng cảm thay đổi và làm mới mình luôn thuộc trong những điều quan trọng bậc nhất. Nó gần như là tư tưởng định nghĩa cho thế hệ này. Do đó, một doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận và cởi mở trước những thay đổi, đa dạng của giới trẻ sẽ luôn thu hút được nguồn nhân lực thế hệ Z dồi dào.

IV. Kết luận

Đối với thế hệ Z ở Việt Nam, họ đã và đang có cho mình rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân và kiến thiết nền kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp cần có những chế độ công việc và đãi ngộ hợp lý để tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao này. Mong rằng sau bài viết, bạn đã có cho mình cái nhìn tổng quát nhất về thế hệ Z - một thế hệ vô cùng đặc biệt. Hãy đón đọc những bài viết sau của 123job nhé!