Dù làm việc gì bạn cũng cần phải có kế hoạch để đạt hiệu quả tốt nhất phải không nhỉ. Và việc kinh doanh cũng vậy, lập kế hoạch kinh doanh trở thành một điều tất yếu từ lúc nào không hay. Sau đây, tôi sẽ cung cấp những thông tin về lập kế hoạch kinh doanh

Bạn đang là giám đốc kinh doanh của một nhãn hàng, bạn là chủ doanh nghiệp kinh doanh hay thậm chí chỉ là quản lý của một cửa hàng bán lẻ… Dù là ai trong số đó thì bạn biết rõ vai trò và tầm quan trọng của một bản kế hoạch kinh doanh, đó chính là chìa khóa cho hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận phải không nhỉ? Và không chỉ dừng lại ở đó, việc lập kế hoạch kinh doanh còn thể hiện sự chỉn chu và làm việc có định hướng có chiến lược của bạn. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt cũng phản ánh sự chuyên nghiệp của bạn. Tuy nhiên đôi khi thực hiện việc này bạn đã vô tình bỏ lỡ một vài điều trong cách lập kế hoạch kinh doanh. Vậy thì hãy cùng đọc bài viết này nhé để hiểu thực chất kế hoạch kinh doanh là gì, các bước lập kế hoạch kinh doanh chuẩn… đến tìm hiểu về các bài mẫu lập kế hoạch kinh doanh

I. Kế hoạch kinh doanh là gì? Lập kế hoạch kinh doanh là gì?

1. Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh không còn là một khái niệm quá xa lạ, nó chính là một bản kế hoạch nhưng mục đích chính là để thực hiện hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận. Ở bản kế hoạch kinh doanh cần mô tả chi tiết các hoạt động, công việc được triển khai trong một khoảng thời gian cụ thể.

Bản kế hoạch kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và thuận tiện hơn trong việc quản lý, kiểm tra. Nhờ có bản kế hoạch này mà nhà quản trị giám sát các hoạt động kinh doanh tốt hơn, nhìn ra sự chênh lệch thực tế so với kế hoạch để có sự điều chỉnh cho hợp lý. Kế hoạch kinh doanh cũng là căn cứ quan trọng giúp đánh giá kết quả kinh doanh của một giai đoạn. 

2. Lập kế hoạch kinh doanh là gì? 

Lập kế hoạch kinh doanh chính là việc bạn vạch ra những điều cần làm hay các căn cứ quan trọng trong bản kế hoạch kinh doanh của mình. Nó là việc bạn xác định các mục tiêu từ mục tiêu về doanh số bán đến khách hàng mục tiêu, xác định các nguồn lực hiện có và hoạch định các việc cần làm để đạt được mục tiêu đã đề ra trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kinh doanh nhằm giúp các bước bạn tiến hành có tính hệ thống, tính chiến lược hơn và hướng tới mục đích là đem lại doanh thu, lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của mình. 

Lập kế hoạch kinh doanh là gì?          Lập kế hoạch kinh doanh là gì? 

II. Bản chất và tác dụng của kế hoạch kinh doanh ở doanh nghiệp 

1. Tác dụng của lập kế hoạch kinh doanh đối với doanh nghiệp

Thực ra cho dù từ điều nhỏ nhất tới lớn nhất thì làm việc có kế hoạch và mục tiêu cụ thể bao giờ cũng đem lại hiệu quả và đúng tiến độ hơn. Có thể lấy ví dụ như này: Việc đặt kế hoạch học tập sẽ giúp bạn bám sát vào khả năng hiện tại của bạn và mục tiêu bạn hướng tới cũng như chỉ rõ các bước để đạt được điều đó. Nếu hiện tại điểm Toán của bạn chỉ đang ở 5 điểm và bạn muốn cuối kỳ bạn phải được 8.0 trung bình môn toán, thì bạn cần một sự nỗ lực và kiên trì lớn. Bạn liệt kê chi tiết nội dung quan trọng bạn cần nắm được, số đề luyện tập cũng như mỗi ngày bạn cần phải dành cụ thể bao nhiêu giờ học toán. Và việc kinh doanh cũng vậy, việc lập kế hoạch kinh doanh đem lại nhiều hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, trong số đó cần kể tới: 

a. Kế hoạch kinh doanh giúp thích ứng và nhận ra những thay đổi giữa thực tế và kế hoạch của hoạt động kinh doanh, từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp.

b. Lập kế hoạch kinh doanh giúp hoạt động kinh doanh có mục tiêu và định hướng rõ ràng cũng như chỉ rõ công việc cần làm để đạt được điều này. 

c. Kế hoạch kinh doanh sẽ đem lại hoạt động hiệu quả hơn, vì nó chú trọng và tập trung vào các phương án tối ưu, chẳng hạn lựa chọn các phương án tiết kiệm ngân sách tài chính thay vì các tập trung vào các hoạt động với chi phí lớn mà hiệu quả mang lại không thực sự cao. 

d. Kế hoạch là căn cứ để nhà quản trị đánh giá hiệu quả kinh doanh ở cuối giai đoạn, từ đó đề ra mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo cũng như đề ra các thay đổi cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất và doanh thu và mục tiêu kinh doanh. 

e. Ngoài ra một mẫu kế hoạch kinh doanh trên excel chuyên nghiệp là chìa khóa để đạt được các hoạt động đối ngoại của công ty, như hợp tác kinh doanh, kêu gọi nhà đầu tư, thuyết phục khách hàng và xin phép các ban, ngành để thực hiện dự án. 

Tác dụng của việc lập kế hoạch kinh doanhTác dụng của việc lập kế hoạch kinh doanh

2. Phân loại kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

Có nhiều cách phân chia bản kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, trong đó nếu căn cứ về bản chất của bản kế hoạch kinh doanh sẽ bao gồm 4 lĩnh vực như bên dưới: 

a. Kế hoạch hóa nguyên tắc kinh doanh: chỉ ra các nguyên tắc kinh doanh chung. 

b. Kế hoạch hóa chiến lược dài hạn: đề cập tới các mục tiêu mang tính chiến lược, lâu dài của công ty. 

c. Kế hoạch hóa chiến thuật: lấy kế hoạch chiến thuật làm căn cứ, cơ sở để đề ra các kế hoạch hành động. 

d. Kế hoạch hóa chi phí và kết quả: căn cứ vào nguồn lực của công ty về cả nhân lực và tài chính để lựa chọn các phương án tối ưu chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả mong muốn. 

Nếu căn cứ vào độ dài kế hoạch kinh doanh, sẽ bao gồm 3 loại:
a. Kế hoạch dài hạn: thời gian kế hoạch kéo dài từ 5 đến 10 năm gắn với các mục tiêu dài hạn của hoạt động kinh doanh.

b. Kế hoạch trung hạn: thường dài 2 hoặc 3 năm 

c. Kế hoạch ngắn hạn: kéo dài theo tháng, quý hoặc 1 năm, là việc chi tiết hóa các công việc cụ thể để giúp đạt được những mục tiêu dài hạn hơn trong tương lai. 

III. Vì sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh? 

Một mẫu kế hoạch kinh doanh chuẩn sẽ chỉ rõ ra 3 điều sau đây: chìa khóa để đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh, đưa ra chiến lược chắc chắn và vạch rõ hướng đi cho hoạt động kinh doanh. 

Ở phần trước bạn đã biết vai trò của việc lập kế hoạch kinh doanh. Vậy nên việc lập kế hoạch kinh doanh như một điều tất yếu cần có trong hoạt động kinh doanh, ngoài ra dưới đây là một số lý do chắc chắn để trả lời cho câu hỏi “Tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh?”:

  • Lập kế hoạch kinh doanh giúp nhà quản trị định hướng rõ ràng mức độ khả thi của các chiến lược.
  • Xác định các cột mốc quan trọng trong kinh doanh thông qua bảng kế hoạch
  • Giúp hoạt động nghiên cứu thị trường được tiến hành đầy đủ và kỹ càng hơn. 
  • Giúp nhà quản trị có thêm nhiều ý tưởng độc đáo: điều này nghe có vẻ hơi lạ lùng nhưng đây là sự thực, đôi khi sáng tạo trong kinh doanh là giây phút đến bất ngờ, nhà quản trị có thể ghi tóm tắt luôn ý tưởng vào bản thảo kế hoạch của mình, thay vì để nó trôi tuột theo dòng suy nghĩ và bỏ qua chúng. 

IV. Cần chuẩn bị gì trước khi lập kế hoạch kinh doanh 

Bạn đã biết tầm quan trọng và vị trí thực sự của một bản kế hoạch kinh doanh, vậy phương pháp lập kế hoạch kinh doanh là gì, hay nói cách khác bạn cần chuyển bị những gì trước khi triển khai việc lập kế hoạch kinh doanh. 

1. Thu thập thông tin

Thu thập thông tin là bước đầu tiên của tiến trình chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh. Có rất nhiều thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn, bao gồm các thông tin dạng sơ cấp (thông tin chưa qua xử lý) và thông tin dưới dạng thứ cấp (các thông tin đã được xử lý một phần hoặc hoàn toàn). Việc của bạn là cần chọn lọc và thu thập những thông tin thật cần thiết, tránh thiếu thông tin hoặc lựa chọn các thông tin không liên quan. Dưới đây là các thông tin cần thiết cho kế hoạch kinh doanh:

  • Mục đích, yêu cầu và thời gian của bản kế hoạch: Bạn cần ghi chi tiết và cụ thể và cố gắng lượng hóa dưới dạng các con số để dễ dàng cho việc đánh giá sau này.
  • Năng lực hiện tại: nguồn lực (số lượng người tiến hành triển khai), năng lực của đội ngũ nhân sự, trình độ hiện tại và cần phải cải thiện những điểm gì.
  • Lựa chọn mô hình kinh doanh.
  • Các thông tin liên quan đến công ty: tên, địa chỉ, mã số thuế…
  • Sản phẩm kinh doanh: cần phân tích rõ sản phẩm là gì, giá trị cốt lõi và các yếu tố liên quan..
  • Phân tích môi trường vĩ mô và vi mô: các môi trường luật pháp, kinh tế chính trị có thuận lợi hay đem lại nhiều thách thức cho doanh nghiệp hay không, số lượng đối thủ cạnh tranh hiện nay và chiến lược của họ…
  • Kế hoạch quản trị tài chính và rủi ro: các phương án dự trù nếu như gặp điều không may xảy ra… 

2. Thu thập tài liệu

Thu thập tài liệu là một trong những kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh quan trọng. Các tài liệu được lựa chọn nên có nguồn rõ ràng và có tính uy tín cao, chúng có thể là tài liệu nội bộ của công ty hoặc các tài liệu mua được từ các dịch vụ nghiên cứu thị trường.

  • Các báo cáo tài chính kinh doanh của các kỳ, các quý.
  • Tài liệu liên quan đến đối thủ cạnh tranh.
  • Tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh có sự xác thực từ cơ quan pháp luật: giấy đăng ký kinh doanh, giấy triển khai và thực thi dự án… 
  • Một số sách báo như các sách về lập kế hoạch kinh doanh (lập kế hoạch kinh doanh trong 1 giờ pdf…) hay các tài liệu hướng dẫn cách lập kế hoạch kinh doanh trên một trang giấy… chúng sẽ vô cùng hữu ích đối với bạn trong việc tạo ra các ý tưởng tuyệt vời đó. 

3. Thống nhất định hướng

Bạn cần phải xác định rõ ràng về tính thống nhất trong định hướng ở bản kế hoạch kinh doanh của mình, điều đó được thể hiện ở sự thống nhất quan điểm về các mặt: 

  • Mục tiêu của bản kế hoạch
  • Các định hướng chiến lược để đạt được mục tiêu đó.
  • Giải pháp cần triển khai
  • Chi phí dự trù.

Bạn có thể hiểu đơn giản như này: Bạn đặt mục tiêu là doanh số bán hàng của quán cafe trong năm nay phải gấp đôi doanh số năm ngoái, điều đó có nghĩa là bản kế hoạch kinh doanh cần phải thực hiện những hoạt động hiệu quả gấp đôi năm trước đó. Vì thế nên chi phí dự trù kéo theo cũng sẽ cao hơn năm ngoái, bao gồm chi phí marketing, chi phí nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ, chi phí cho việc mở rộng mặt bằng… Điều đó sẽ thể hiện sự thống nhất trong hướng đi và thể hiện sự thực tế, bạn không thể đặt mục tiêu gấp đôi về doanh thu trong khi chi phí phải giảm đi một nửa so với năm trước đó. 

V. Các yêu cầu cơ bản của 1 bản kế hoạch kinh doanh 

Có nhiều yêu cầu đặt ra để bản kế hoạch kinh doanh trở nên chuyên nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần chuẩn chỉ trong phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của mình, dưới đây là 6 yêu cầu chính dành cho một bản kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp năm 2019, các bạn cùng tôi tìm hiểu xem chúng là gì nhé. 

1. Tính liên kết

Một bản kế hoạch kinh doanh cũng giống như một bài văn vậy đều phải có đầu có đuôi, các ý rõ ràng và cụ thể. Trong đó sự liên kết là yếu tố quan trọng để mọi thứ trở nên gắn kết. Hãy chú ý đến tính liên kết này trong bản kế hoạch của bạn nhé. 

2. Tính khoa học

Để có thể lập hoàn thiện bản kế hoạch hoàn chỉnh, nhà quản trị cần hội tụ kiến thức liên quan đến nhiều ngành nghề như marketing, quản trị, chiến lược, nhân sự, tài chính… Đây đều là những kiến thức ưu tiên sự khoa học và tính chính xác cao. 

3. Tính linh hoạt

Đối với các bản kế hoạch dài hạn từ 3 - 5 năm thì linh hoạt là điều vô cùng quan trọng trong cách lập kế hoạch kinh doanh, vì bởi lẽ tương lai là điều khó có thể dự báo chính xác được, Do đó nhà quản trị nên liên tục cập nhật các thông tin cần thiết và hữu ích, đôi khi cần phải thay đổi một số mục tiêu và hoạt động để phù hợp với hiện tại. 

4. Tính hiệu quả

Mục đích chính của hoạt động kinh doanh là đem lại doanh thu và lợi nhuận, vậy nên một kế hoạch có chỉn chu và hoàn chỉnh đến đâu mà cuối cùng doanh nghiệp hoặc công ty đó vẫn bị lỗ thì việc lập kế hoạch đang có vấn đề rồi. Vậy nên hãy ưu tiên hàng đầu tính hiệu quả cho bản kế hoạch của mình nhé. 

5. Tính chất thẩm mỹ

Thứ nhất, bản kế hoạch kinh doanh không chỉ là riêng nhà quản trị đọc, bạn cần mang nó đi tới các nhà đầu tư để kêu gọi vốn, đôi khi phải trình bày nó trước khách hàng để thuyết phục họ. Vì vậy tính thẩm mỹ là điều quan trọng. Hãy thử tưởng tượng ý tưởng của bạn tuyệt vời biết bao nhiêu nhưng mọi người lại không thể hiểu được nó thông qua cách đọc bản kế hoạch mà bạn đã chuẩn bị, dường như đó là một bản thất bại rất lớn. 
Ngày nay, công nghệ phát triển bạn hoàn toàn có thể nhờ sự hỗ trợ của chúng để tạo nên các bản kế hoạch chuyên nghiệp. Bạn có thể sử dụng mẫu lập kế hoạch kinh doanh trên word có sẵn hoặc thực hiện lập kế hoạch kinh doanh online hoặc thậm chí nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm lập kế hoạch kinh doanh như Gantt Plus, Business Plan Pro… 

6. Tính chất chuyên biệt

Tính chuyên biệt được thể hiện ở sự khác biệt hóa, mỗi doanh nghiệp để tồn tại đều cần có bản sắc riêng. Với số lượng doanh nghiệp công ty đông như hiện nay, chắc hẳn khách hàng sẽ chán với sự trùng lập và chẳng có điểm gì khác biệt. Vậy nên hãy tạo nên bản sắc cho bản kế hoạch kinh doanh bằng việc chỉ ra những nét riêng của doanh nghiệp, con người nguồn lực và sự khác biệt trong việc thực hiện để đạt được mục đích nhé. 
Như vậy là ở phần 1 này tôi đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cốt lõi nhất về lập kế hoạch kinh doanh cũng như chỉ ra bản chất, tác dụng và các yêu cầu của một bản kế hoạch kinh doanh.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về vấn đề lập kế hoạch kinh doanh. Vậy các quy tắc trong việc lập kế hoạch kinh doanh và các bước để có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh là gì nhỉ. Các bạn hãy cùng đón đọc phần 2 tại đây nhé.