Cách mạng công nghiệp 4.0 đang hiện hữu quanh chúng ta, biến việc chuyển đổi số trở thành vấn đề tất yếu đối với mọi doanh nghiệp trong sự cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển. Hãy cùng 123job tìm hiểu khái niệm quan trọng này nhé!
Trước tiên, chúng ta cần phải nắm rõ “chuyển đổi số là gì?”, “chuyển đổi công nghệ số là gì?” trong thời đại này. Đây là khái niệm ra đời trong thời đại Internet bùng nổ, và thậm chí nó đang dần trở nên phổ biến rộng rãi trong thời gian gần đây, bản chất của chuyển đổi số là việc áp dụng công nghệ vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp, không phân biệt quy mô hay ngành nghề. Sự phức tạp, rườm rà trong lối vận hành truyền thống đã chứng minh chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Và lẽ dĩ nhiên, không bất cứ doanh nghiệp nào chọn “đi ngược” dòng chảy quan trọng này đều có nguy cơ tụt hậu và thất bại. Bài viết sau sẽ đem tới cho bạn cái nhìn tổng quan về chuyển đổi số…
I. Các doanh nghiệp thất bại là do đâu
Tránh thất bại trong cuộc đua chuyển đổi số
Cho tới tận thời điểm này, một thống kê có uy tín đã chỉ ra rằng chỉ có khoảng 11% doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số, tức là đã có tới 89% thất bại nặng nề - một cuộc chơi đầy rủi ro cho bất cứ doanh nghiệp nào. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp không phải là khái niệm mới, tuy nhiên có không ít thất bại diễn ra từ vô số nguyên nhân khác nhau mà mỗi doanh nghiệp đều cần chú ý.
Về bản chất, 89% doanh nghiệp thất bại là do không nhận ra được giá trị cốt lõi của chuyển đổi số - nó sẽ không bao giờ chỉ dừng lại ở định nghĩa và vai trò mà ngày nay được người ta đề cập “nhan nhản” trên các công cụ tìm kiếm. Mà nó cần được hiểu một cách sâu sắc hơn, từ bản chất tới cách nó gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn.
Sự hấp tấp và vội vàng của các nhà quản trị khi áp dụng chuyển đổi số vào cho doanh nghiệp cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thất bại. Nó có thể là nguyên nhân hàng đầu làm cả bộ máy doanh nghiệp trở nên mất phương hướng và gục ngã khi chi phí vận hành ngày càng gia tăng, gánh nặng nợ nần chồng chất. Các nhà quản trị cần hiểu rằng, việc chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở việc “vung tiền” mua các công nghệ số và áp dụng cứng ngắc vào hoàn cảnh doanh nghiệp mình. Cần một sự chuyển đổi khéo léo để tác động toàn diện từ cách thức hoạt động, hợp tác, tới hiệu suất làm việc và trải nghiệm của khách hàng.
Về bản chất, chuyển đổi số không dừng lại ở cái nhìn “sơ khai” là sử dụng máy móc công nghệ cao trong công việc. Mà nó chính là quá trình áp dụng công nghệ đó để tạo ra hoặc chuyển đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, từ đó tập trung hướng tới trải nghiệm của khách hàng để đáp ứng dần những nhu cầu của thị trường một cách đa dạng và linh hoạt.
II. Sự khác biệt giữa Digitization, Digitalization và Digital transformation
Những chặng đường chuyển đổi số
Để tiếp tục tìm hiểu về chuyển đổi số, chúng ta cần tìm hiểu “digitalization là gì”, từ đó phân biệt với hai thuật ngữ liên quan là digitization và digital transformation…
Digitization là quá trình chuyển đổi số từ analog sang kỹ thuật số. Quá trình này khẳng định sự hiệu quả ngay từ bước đầu nó sinh ra, từ những ví dụ như DFA, tổng đài… Trước kia, tất cả các doanh nghiệp đều lưu trữ dữ liệu qua giấy tờ, sổ sách. Do đó, nó gây khó khăn cho các nhà quản lý khi muốn tổng hợp hoặc truy xuất dữ liệu. Những công đoạn thủ công phải thực hiện lặp đi lặp lại luôn làm đau đầu bất cứ ai. Máy vi tính sinh ra như một vị “cứu tinh đắc lực” để mỗi doanh nghiệp có thể chuyển đổi tất cả các bản lưu trữ trên giấy sang các tệp của máy tính. Và từ đó nhờ có chuyển đổi số, hiệu quả xử lý thông tin thậm chí được tăng nhanh theo cấp số nhân do cách sử dụng và quản lý được tùy biến dễ dàng hơn rất nhiều! Tuy nhiên, các hệ thống kinh doanh và quy trình quản lý vẫn được thiết kế chủ yếu dựa vào các ý tưởng truyền thống như cách tìm, chia sẻ và sử dụng thông tin, thậm chí biểu tượng trên các hệ điều hành cũng dựa trên những hình ảnh gần gũi như tệp giấy, quyển sách, cái bút…
Digitalization là những mô hình kinh doanh mới, những cơ hội mới mà doanh nghiệp có thể có được trong quá trình chuyển đổi số. Khái niệm này nhấn mạnh tính hợp tác của mỗi mô hình như thương mại điện tử, thanh toán vi mô… Về cơ bản, Digitalization đề cập tới việc sử dụng dữ liệu số hóa đề đơn giản hóa cách bạn làm việc. Cần nhắc lại, số hóa không phải là tạo ra một loại hình hoạt động mới hay thay đổi cách thức chúng ta vẫn làm ở mỗi việc, mà là vẫn sử dụng cách thức đó nhưng áp dụng chuyển đổi số vào để quá trình được thúc đẩy nhanh hơn và chính xác hơn - bắt đầu từ việc chúng ta không cần mày mò một tờ giấy nhỏ nhăn nheo trong những tủ đồ chất đầy sổ sách, mà chỉ cần sử dụng một cú “click” chuột đơn giản để truy xuất và quản lý thông tin.
Digital transformation về cơ bản những cấu trúc và mô hình kỹ thuật mới. Ở quá trình này, sự phát triển đóng vai trò quyết định. Những đại diện quan trọng của Digital transformation có thể kể đến như open banking, nhà cung cấp dữ liệu và phân tích… Chúng ta có thể hiểu Digital transformation ở một phạm vi rộng hơn, chính là chuyển đổi số để tăng thêm giá trị trong mỗi tương tác đối với khách hàng. Xu hướng này mạnh mẽ tới nỗi nó gần như đã thay đổi tất cả cách thức vận hành của mỗi doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường.
Để duy trì và phát triển, mỗi nhà quản trị đều phải lùi lại và suy ngẫm về việc doanh nghiệp của mình đã làm được gì trong công cuộc chuyển đổi số - và phải làm gì để sống sót, phát triển, đón đầu xu thế này… Chiến lược chuyển đổi số hiệu quả nhất cần bắt đầu từ việc tận dụng đầy đủ các tiềm năng và cơ hội của công nghệ mới, để kiến tạo những giá trị mới, cách thức mới nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn. Đồng thời, công cuộc chuyển đổi số cũng không thể thiếu một lộ trình hợp lý và rõ ràng.
III. Chuyển đổi số - xu hướng không thể đi ngược
Chuyển đổi số - xu thế không thể đi ngược
Như đã nói, sự xuất hiện và “thống trị” toàn cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra cho mỗi doanh nghiệp những thách thức hoàn toàn mới để tồn tại và duy trì, phát triển. Chỉ cần chậm chân trong cuộc đua chuyển đổi số, mỗi doanh nghiệp đều có thể nhanh chóng bị đào thải khỏi nền kinh tế, nhường chỗ cho những “cá thể” linh hoạt và nhạy bén hơn. Bước chuyển mình để thích nghi với chuyển đổi số của doanh nghiệp phải luôn đi kèm với ý thức nâng cao trải nghiệm của khách hàng để tối ưu hóa giá trị mà doanh nghiệp đó đem lại được cho nền kinh tế, đồng thời định hình lại cách các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng. Đây mới chính là cách để một doanh nghiệp phát triển bền vững trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
IV. Kết luận
Chuyển đổi số đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết mà mỗi doanh nghiệp phải nhìn nhận một cách nghiêm túc và tích cực trong mỗi giai đoạn phát triển. Chỉ cần chậm chân không theo kịp với những đối thủ khác, đây sẽ không khác gì dấu chấm hết cho tương lai của họ. Tuy nhiên cuộc đua đầy rủi ro này cũng tiềm ẩn vô số cơ hội khổng lồ chờ đợi những con mắt tinh tường của những nhà quản lý sáng suốt. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về xu hướng chuyển đổi số. Hãy đón đọc những bài viết sau của 123job để tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này nhé!