Chiến lược Marketing đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của tổ chức. Thông thường, CMO là người thực hiện hoạch định hướng đi marketing cho doanh nghiệp. Vậy CMO là gì, các tố chất cần có ở CMO là gì cùng vai trò quan trọng đối với CMO hiện nay
Ngày nay, thời đại của kỷ nguyên số với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin khiến chúng ta phải liên tục “quảng bá” bản thân mình. Do đó, marketing đóng một vị trí không thể nào thay thế được. Các doanh nghiệp từ startup đến tập đoàn lớn đều có những căn cứ để chi ngân sách cho hoạt động này. Và vị trí CMO sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược marketing phù hợp với điều kiện, tình hình kinh doanh cũng như thích hợp với thị hiếu khách hàng mục tiêu. Vậy CMO là gì, công việc này có đặc trưng gì cùng các vấn đề liên quan đến CMO là gì? Cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
I. CMO là gì?
Để trả lời cho câu hỏi CMO là gì chúng ta sẽ bắt đầu với một vị trí quen thuộc hơn, đó là giám đốc marketing. Đúng vậy, giám đốc marketing chính là vị trí quen thuộc hơn với mọi người và đó cũng là cách dịch sát nghĩa nhất cho cụm từ CMO là gì.
CMO là gì? Chief marketing officer là gì
CMO là từ viết tắt của cụm từ Chief Marketing Officer. Họ chính là người có chức vụ cao nhất trong hoạt động marketing của doanh nghiệp, thương hiệu. CMO sẽ có trách nhiệm báo cáo tiến độ công việc và tình hình marketing, bán hàng đối với CEO - giám đốc điều hành tổ chức, công ty. CMO là người chịu trách nhiệm quản lý, chi phối và tiến hành đo lường cũng như giám sát các kết quả hoạt động marketing. Do đó, CMO cũng chính là người kết nối các quản lý phòng ban marketing từ phòng sáng tạo, phòng account, phòng Designer...
Vậy công việc của CMO là gì? Ngoài hoạt động lên kế hoạch chiến lược marketing và tiến hành giám sát, đo lường hiệu quả công việc. CMO sẽ là người phải thực hiện nhiều công việc với yêu cầu khắt khe và không dễ thực hiện. Cụ thể, CMO cần kết hợp với phòng nghiên cứu thị trường để đề xuất các hướng phát triển marketing cho thương hiệu, xây dựng các bộ tiêu chí đo lường kết quả của từng chiến dịch theo từng giai đoạn (quý, năm). Báo cáo kết quả công việc với giám đốc điều hành công ty, hoạch định chiến lược phát triển văn hóa doanh nghiệp và đề xuất các chiến lược đào tạo nhân viên phù hợp nhằm xây dựng văn hóa nội bộ công ty.
II. Những tố chất nhất định phải có của CMO là gì?
CMO được biết đến như một vị trí đáng mơ ước bởi mức lương không giới hạn cùng điều kiện làm việc hấp dẫn. Song đây là vị trí đòi hỏi nhiều yêu cầu cao ở ứng viên cũng như trình độ, kiến thức chuyên môn. Bạn phải là người có năng lực thật sự mới có thể thành công với vị trí này. Dưới đây là 6 tố chất cần có ở CMO chuyên nghiệp.
Những tố chất cần có ở CMO là gì?
1. Tham vọng cải tiến và thay đổi mãnh liệt
Tố chất cần có đầu tiên ở CMO là gì? Đó chính là tham vọng cải tiến và thay đổi mãnh liệt. Chúng ta có thể thấy sức mạnh của “sự tham vọng” chính là khả năng thăng tiến nhanh trong công việc. Sự tham vọng khiến con người ta liên tục, liên tục nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ. Bên cạnh đó, ham muốn thay đổi mãnh liệt sẽ giúp CMO tập trung làm việc và tìm các hướng cải tiến tốt cho doanh nghiệp của mình. Nhờ vậy, các ý tưởng kinh doanh đột phá được tạo ra và đem đến nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp.
2. Hiểu biết về công nghệ và kỹ thuật số
Việc làm giám đốc marketing yêu cầu người làm phải hiểu biết về công nghệ và kỹ thuật số. Bởi lẽ đây là nền tảng quan trọng để các bạn có hướng nhìn đúng đắn về chiến lược marketing online và Digital marketing. Thật khó để tiến hành lập kế hoạch marketing trên nền tảng số nếu như chúng ta không hiểu những kiến thức cơ bản về chúng!
3. Giải quyết được những vấn đề cho khách hàng
Kỹ năng giải quyết được những vấn đề cho khách hàng của CMO là gì? Đó chính là việc CMO luôn cố gắng tạo ra các chiến dịch tập trung phục vụ tốt hơn nhu cầu và giải quyết những khó khăn cho khách hàng thay vì “chăm chăm” vào việc bán hàng. Các cơ sở quan trọng để giúp hiệu quả kinh doanh đạt lợi nhuận cao xuất phát điểm từ việc phục vụ khách hàng tốt hơn. Thương hiệu cần hiểu khách hàng mong muốn điều gì, Insight của họ là gì cũng như làm thế nào để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn nữa.
4. Có “một cái đầu lạnh và một trái tim nóng”
Là một vị trí của nhà lãnh đạo, CMO cần phải có một cái đầu lạnh để thực hiện và triển khai nhiều công việc khác nhau. Song bản chất của CMO là vị trí giám đốc marketing nên tố chất sáng tạo là điều không thể thiểu. Do đó, CMO cần có sự cân bằng hợp lý giữa “Một cái đầu lạnh và mối trái tim nóng”. Bạn cần liên tục tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để ứng dụng trong quy trình kinh doanh và bán hàng cũng như tìm hiểu về các công nghệ thông tin hữu ích phục vụ hoạt động marketing hiệu quả.
5. Dũng cảm để bứt phá
Tố chất cần có tiếp theo của CMO là gì? Đó chính là dũng cảm. Sự dũng cảm chính là yếu tố giúp CMO mạnh mẽ làm những điều mình khao khát. Nhờ đó, các dự án đột phá nhanh chóng được thực hiện. Ngoài ra, CMO sẽ nhờ vậy mà can đảm bước những bước đi khó. Đôi khi một chiến dịch nào đó sẽ gặp phải sự hoài nghi nhưng nếu không thực hiện thì ta sẽ chẳng biết ta đi đến đâu cả. Và dũng cảm sẽ giúp ta nhanh chóng biết được điều đó hơn.
6. Có kỹ năng giao tiếp tốt
Là một công việc cần tiếp xúc với nhiều người và nhiều đối tác, khách hàng, kỹ năng giao tiếp tốt chính là chìa khóa thành công trong công việc của CMO. Một kỹ năng giao tiếp hiệu quả chính là việc CMO có khả năng truyền đạt ý tưởng bằng câu chữ với ngôn ngữ cơ thể chuyên nghiệp; bạn cũng có khả năng lắng nghe, thấu hiểu mọi người xung quanh và đặc biệt hiểu tâm lý khách hàng để giúp cuộc trò chuyện đạt hiệu quả tốt hơn.
III. Vai trò quan trọng đối với vị trí CMO là gì?
Bạn đã hiểu các kỹ năng quan trọng cần có của một CMO là gì. Tiếp đến chúng ta cần nắm được vai trò quan trọng hiện nay của vị trí CMO là gì? Dưới đây là 5 vai trò cơ bản nhất:
1. Quản trị và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp
Là một giám đốc marketing khu vực, CMO sẽ cần thực hiện hoạt động quản trị marketing cho công ty, tổ chức. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu và truyền thông thương hiệu cần có tầm nhìn, chiến lược lâu dài. Do đó, mỗi bước đi cần có sự phân tích và tìm hiểu kỹ càng. Bên cạnh đó, trong quá trình làm marketing và truyền thông, đôi khi thương hiệu không thể tránh được những “khủng hoảng truyền thông” do đó CMO cần có những dự đoán cũng như thấu hiểu các vấn đề của thương hiệu mình đã đang và sẽ phải đối đầu.
2. Cập nhật những xu hướng Marketing mới nhất
Xu hướng marketing mới nhất có khả năng thu hút sự quan tâm của công chúng mục tiêu cũng như tạo ra tính lan truyền lớn. Vậy CMO cần cập nhật các xu hướng marketing mới nhất như nào? Đó là việc chắt lọc và tìm các xu hướng phù hợp với thương hiệu của bạn. Việc lựa chọn đúng xu hướng phù hợp với thị hiếu người dùng là bạn đã thành công đến 50% rồi. Ngoài ra, môi trường marketing có sự biến đổi nhanh chóng, chúng ta cần liên tục thay đổi và cập nhật để thích ứng kịp thời.
3. Theo dõi, đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing
Thực hiện một chiến dịch hay tiến hành một chiến lược marketing mà không đo lường hiệu quả là một thất bại lớn của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là CMO cần giám sát và triển khai hoạt động đo lường đánh giá hiệu quả cho mỗi chiến dịch marketing được triển khai. Công việc này góp phần tạo những cơ sở quan trọng để chúng ta có sự thay đổi chiến lược cho phù hợp. CMO cần chú ý xây dựng bộ hệ thống các tiêu chí đánh giá quan trọng cho nhân viên cấp dưới.
4. Tạo dựng các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp
Vai trò tiếp theo của CMO là gì? Đó là việc gây dựng các mối quan hệ tốt đẹp để mở rộng networking. Các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp sẽ dựa trên cơ sở win win và đôi bên cùng có lợi, Do đó, CMO cần hiểu điều này và định hướng đến các mối quan hệ hợp tác lâu dài. Ngoài ra, các mối quan hệ nội bộ với cấp dưới, cấp trên tốt đẹp sẽ giúp công việc của CMO nhanh chóng thành công hơn.
Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với CMO là gì?
5. Đặt mình vào địa vị của khách hàng để thấu hiểu
Phương châm lấy khách hàng là mục đích kinh doanh sẽ giúp các CMO nhanh chóng hiểu tầm quan trọng của việc đặt mình vào vị trí của khách hàng để cảm nhận, thấu hiểu. Điều này cũng giúp các hoạt động triển khai thể hiện rõ giá trị cam kết đem đến trong trải nghiệm của khách hàng. CMO cần bảo vệ và liên tục gia tăng trải nghiệm cho khách hàng của họ. Để làm được điều này, CMO cần có vốn kiến thức uyên bác và một kho dữ liệu khổng lồ về các hoạt động liên quan đến marketing và bán hàng.
IV. Kết luận
Như vậy, bạn đã hiểu CMO là gì cũng như các tố chất cần có ở CMO là gì. Đây có thể ví như bến đỗ nghề nghiệp của nhiều marketer hiện nay. Do đó, bạn hãy trang bị và trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp cùng tố chất cần có để thành công với vị trí CMO ngay từ bây giờ nhé!