Được xem là "anh cả" của khối ngành kỹ thuật, khối ngành công nghệ thông tin hàng đầu ở Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội là ngôi trường luôn nằm trong tầm ngắm của nhiều các bạn học sinh và được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi.

Bạn đang có ý định đăng ký nguyện vọng vào Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng còn băn khoăn không biết học ở đây có tốt không? Học xong 4 năm có xin được việc làm không? Thông tin tuyển sinh đại học mới nhất của trường là gì? Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội dao động bao nhiêu? Cơ sở vật chất HUST có "xịn xò" không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về thông tin tuyển sinh đại học cũng như tìm hiểu những điều thú vị về trường có thể bạn chưa biết nhé!

I. Tìm hiểu chung về đại học bách khoa Hà Nội

1. Giới thiệu về trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có tên tiếng Anh là Hanoi university of science and technology – viết tắt HUST có địa chỉ tại Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ chính là đào tạo những kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành và đa lĩnh vực.

Năm 2020, trường Đại học Bách khoa Hà Nội lọt Top 300 thế giới các trường đại học tốt nhất tại các nước có nền kinh tế mới nổi - The Emerging Economies University Rankings 2020.

Giới thiệu về trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Giới thiệu về trường Đại học Bách khoa Hà Nội

2. Lịch sử hình thành trường Đại học Bách khoa Hà Nội

  • Ngày 6/3/1956: Bộ trưởng Giáo dục quốc gia là Nguyễn Văn Huyên ký Nghị định số 147/NĐ về việc thành lập trường Đại học Chuyên nghiệp Bách khoa. Thiếu tướng, giáo sư, kỹ sư vũ khí Trần Đại Nghĩa được bổ nhiệm làm giám đốc trường.
  • Ngày 15/10/1956: Khai giảng khóa 1 cho 850 sinh viên chính quy trong 14 ngành học thuộc 4 liên khoa như: Cơ - điện, mỏ - luyện kim, xây dựng và hóa - thực phẩm.

3. Cơ sở vật chất trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Đại học Bách khoa Hà Nội là ngôi trường có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng đầy đủ được nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham gia các hoạt động thể thao và giải trí đa dạng của toàn bộ sinh viên. Dưới đây là khái quát về cơ sở vật chất của Đại học Bách khoa Hà Nội mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

  • Phòng học, giảng đường:
    • Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có tổng diện tích phục vụ cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hội họp rộng 26,2 hecta. Trường có hơn 200 giảng đường, phòng học, các hội trường lớn và hệ thống phòng hội thảo. Có gần 200 phòng thí nghiệm, trong đó có 12 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và có khoảng 20 xưởng thực tập, thực hành.
    • Toàn bộ cơ sở vật chất ở giảng đường Đại học Bách khoa Hà Nội được trang bị đầy đủ điều hòa cũng như thiết bị giảng dạy và hệ thống wifi miễn phí trong khuôn viên Trường.
  • Thư viện: Thư viện điện tử Tạ Quang Bửu có tổng diện tích diện tích 37.000 m2, có thể phục vụ đồng thời lên tới 2.000 sinh viên với 600.000 cuốn sách, 130.000 đầu sách điện tử. Sinh viên được truy cập miễn phí tài liệu từ các nguồn như Science Driect, Scopus…
  • Ký túc xá: Trường có khu ký túc xá rộng với 420 phòng, đủ khả năng đáp ứng chỗ ở cho khoảng hơn 4500 sinh viên.
  • Sân vận động: Có tổng diện tích 18.000m2 bao gồm khán đài A - B với sức chứa khoảng 7.000 người, trong sân có sân bóng đá, 3 sân bóng chuyền, 1 sân bóng rổ, 1 khu tập thể dục và khu tập điền kinh.
  • Khu bể bơi, sân quần vợt: Có diện tích lên tới 4.800m2.
  • Trung tâm Y tế: Hoạt động theo mô hình phòng khám đa khoa chăm sóc sức khỏe một cách thường xuyên cho các cán bộ và sinh viên trường.

4. Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội 3 năm gần đây

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2018 như sau:

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2018

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2018

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2019 như sau:

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2019-1

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2019-2

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2019

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2020 như sau:

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2020-1

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2020-2

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2020-3

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2020

5. Học phí Đại học Bách khoa Hà Nội

Theo thông tin tuyển sinh đại học, đối với khóa nhập học năm 2021 (K66), học phí Đại học Bách khoa Hà Nội năm học 2021-2022 dự kiến như sau:

  • Học phí Đại học Bách khoa Hà Nội đối với chương trình đào tạo chuẩn khoảng 22 - 28tr VNĐ/năm).
  • Học phí Đại học Bách khoa Hà Nội đối với chương trình ELiTECH khoảng 40 - 45tr VNĐ/năm.
  • Các chương trình có mức học phí trung bình 50 - 60tr VNĐ/năm như:
    • Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
    • Công nghệ thông tin Việt - Pháp.
    • Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
  • Học phí Đại học Bách khoa Hà Nội đối với chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế trung bình khoảng 45-50tr VNĐ/năm.
  • Học phí Đại học Bách khoa Hà Nội đối với chương trình Đào tạo quốc tế trung bình khoảng 55-65tr VNĐ/năm) và đối với chương trình TROY (học 3 kỳ/năm) trung bình khoảng 80tr VNĐ/năm.

II. Cách ngành nghề của đại học Bách khoa Hà Nội

Theo thông tin tuyển sinh đại học của trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì trường đào tạo các nhóm ngành bao gồm:

  • Nhóm ngành kỹ thuật cơ khí, cơ khí động lực, hàng không, chế tạo máy bao gồm: Kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật ô tô, kỹ thuật hàng không...
  • Nhóm ngành kỹ thuật điện, điện tử bao gồm: Kỹ thuật điện, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kỹ thuật điện tử - viễn thông...
  • Nhóm ngành công nghệ thông tin, toán tin bao gồm: Khoa học máy tính, khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, hệ thống thông tin quản lý...
  • Nhóm ngành kỹ thuật hoá học, thực phẩm, sinh học, môi trường bao gồm: Kỹ thuật hoá học, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật sinh học, kỹ thuật thực phẩm...
  • Nhóm ngành kỹ thuật vật liệu, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật dệt - may, vật lý kỹ thuật bao gồm: Kỹ thuật vật liệu, kỹ thuật hạt nhân, vật lý y khoa, kỹ thuật nhiệt...
  • Nhóm ngành công nghệ giáo dục, kinh tế - quản lý, ngôn ngữ Anh bao gồm: Công nghệ giáo dục, kinh tế công nghiệp, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính - ngân hàng...

III. Một số công việc hot dành cho sinh viên Bách Khoa

1. Kỹ thuật cơ điện tử

Kỹ thuật cơ điện tử là một trong số những ngành thế mạnh của Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển tại nhiều nhà máy doanh nghiệp với cơ hội nghề nghiệp luôn được mở rộng. Cùng với đó là có rất nhiều cơ hội mà bạn có được khi ứng tuyển và làm việc ở vị trí này. Theo thống kê người làm kỹ thuật cơ điện tử hiện nay có mức lương rất cao, dao động trung bình trong khoảng từ 10-20 triệu VNĐ/tháng.

2. Kỹ thuật cơ khí

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố HCM, nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy hiện nay đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Trong đó, ngành kỹ thuật cơ khí luôn đóng vai trò quan trọng, là then chốt đối với sự phát triển trong mọi lĩnh vực của mọi nền kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh từ đó tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học.

IV. Đánh giá chi tiết đại học Bách khoa Hà Nội

Đánh giá chi tiết đại học Bách khoa Hà Nội

Đánh giá chi tiết đại học Bách khoa Hà Nội

1. Về đội ngũ giảng viên

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có đội ngũ, viên chức có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, tâm huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Tính đến tháng 01/2021, đội ngũ cán bộ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có 1.748 cán bộ, giảng viên. Phần lớn giảng viên của Đại học Bách khoa Hà Nội  được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới như Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Nhật Bản… trong đó có gần 74% giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên (đạt tỷ lệ cao nhất trong các trường Đại học tại Việt Nam). Cụ thể thì:

  • Giáo sư: 23;

  • Phó Giáo sư: 217;

  • Tiến sĩ: 790.

2. Chương trình đào tạo tiên tiến

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội luôn chú trọng cập nhật những kiến thức mới và những phương pháp tiên tiến trong công tác quản trị đại học, kiểm định chất lượng, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy, bởi đây là yếu tố then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường. 

Chương trình học tại trường vô cùng phong phú với 42 ngành thuộc 17 Viện đào tạo; 04 chương trình đào tạo đặc biệt và còn có các chương trình đào tạo hợp tác quốc tế dành cho sinh viên hệ chính quy; 44 chương trình đào tạo thạc sĩ và 39 chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh giúp sinh viên thực hiện được mơ ước và đam mê của mình ở nhiều lĩnh vực khoa học – công nghệ khác nhau.

V. 4 điều thú vị mang tên Bách khoa Hà Nội

1. Ngôi trường “thừa nam thiếu nữ”

Do đặc thù của ngành đào tạo chủ yếu có các ngành như: Điện, kỹ thuật, công nghệ thông tin… nên sẽ thu hút được nhiều nam hơn là nữ. Nếu bạn là nam theo học tại đây thì xin được chúc mừng vì bạn sẽ rất dễ dàng để tìm được “chiến hữu” chung chí hướng. Còn nếu bạn thuộc “phe kẹp tóc” thì dĩ nhiên sẽ luôn được nằm trong diện được ưu ái và nhận được những sự quan tâm từ nam sinh trong trường.

2. Thư viện Tạ Quang Bửu

Thư viện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập từ năm 1956, ngay sau khi thành lập trường. Cái tên thư viện Tạ Quang Bửu chính thức được biết đến một cách rộng rãi vào năm 2008, khi bộ phận thư viện của trường tách ra và hoạt động một cách độc lập cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.

Thư viện Tạ Quang Bửu là thư viện lớn nhất tại Việt Nam với 10 tầng và có tổng diện tích 37,000 là mét vuông. Ngoài ra thư viện trường còn có phòng hội thảo, phòng lab nghiên cứu, phòng học rộng thênh thang giúp sinh viên có thể tập trung ôn bài, đọc sách.

THƯ VIÊN TẠ QUANG BỬU

Thư viện Tạ Quang Bửu

3. Những câu nói siêu “bá đạo” của thầy cô

Nếu như bạn nghĩ thầy cô là khô khan, chỉ truyền kiến thức đến cho sinh viên thì đối với Đại học Bách khoa Hà Nội, những giờ học sẽ thú vị cũng như hiệu quả hơn rất nhiều nhờ những câu nói siêu “bá đạo” của thầy cô. Một số câu nói siêu bá đạo của thầy cô Đại học Bách khoa Hà Nội mà khiến cho sinh viên khó có thể quên được thậm chí đến bây giờ nó vẫn được truyền tới cho nhiều sinh viên từ khóa này tới khóa khác như:

  • "Các em biết Hưng Yên có đặc sản là gì không? Một là nhãn lồng và hai là tôi"- Thầy Đào Tuấn Đạt.

  • “Chúng ta học luôn không ra chơi nhé! Bởi vì khi ra chơi, thầy ra phòng chờ toàn các cô ngồi ở đó làm thầy ngại”- Thầy Nguyễn Nhật Thăng.

  • "Chúng ta là kỹ sư, chính vì vậy chém gió cũng phải ra được vận tốc gió." - Thầy Minh.

  • "Lấy chồng cũng như giải nghiệm vậy, được phương án chấp nhận được là tốt lắm rồi, cứ chăm chăm việc đi tìm nghiệm tối ưu khéo mà gặp phải vòng lặp vô hạn, mà lặp xong rồi quay về thì chắc gì còn phương án chấp nhận được mà lấy." - Thầy Thủy.

  • "Anh cố gắng trả lời được câu này để tôi cho 0 điểm bởi vì nhà trường không cho điểm âm." - Thầy Cử.

4. Dễ xin việc

Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những trường hàng đầu có tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm cao. Trong đó:

  • 62% sinh viên làm đúng chuyên ngành.

  • 30% sinh viên làm đúng hoặc ngành rộng.

  • 8% sinh viên làm trái ngành.

Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên đang công tác, làm việc tại các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp như sau:

  • Có tới 31% sinh viên đang làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

  • 26% sinh viên làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân.

  • 22% sinh viên làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước và các công ty cổ phần.

  • 7% sinh viên chuyển tiếp sau đại học.

  • 5% sinh viên tự khởi nghiệp.

  • 9% sinh viên làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước và những tổ chức khác.

    VI. Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án tuyển sinh năm 2022 

    Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo dự kiến phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2022; 60-70% chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá tư duy dự kiến tổ chức sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Hà Nội và một số cơ sở giáo dục đại học khác. 

    1. Phương thức tuyển sinh 

    - Xét tuyển tài năng: 20 - 30% tổng chỉ tiêu, gồm các phương thức sau:

    (a) Xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    (b) Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level;

    (c) Xét tuyển dựa trên kết quả và thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn;

    Điều kiện dự tuyển: thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT, riêng đối với phương thức (b) và (c): điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và 12 đạt từ 8,0 trở lên.

    - Phương thức (a) và (c) chỉ áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022.

    - Xét tuyển theo kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy: 60 - 70% tổng chỉ tiêu

    Thí sinh chọn các phần thi tương ứng của Bài thi đánh giá tư duy để đăng ký vào các chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

    Đăng ký xét tuyển tất cả các chương trình: Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh và Khoa học tự nhiên hoặc Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên;
    Đăng ký xét tuyển các ngành Elitech, Kinh tế quản lý, Đào tạo quốc tế, Ngôn ngữ Anh: Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh.
    Ngành ngôn ngữ Anh có môn chính là tiếng Anh (khi xét tuyển được tính hệ số 2)
    *Điều kiện đảm bảo chất lượng (áp dụng cho năm tuyển sinh 2022 và 2023­): thí sinh có điểm trung bình chung 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT từ 7.0 trở lên thuộc 1 trong những tổ hợp môn sau:

    - Toán, Lý, Hóa

    - Toán, Lý, Ngoại ngữ

    - Toán, Hóa, Sinh

    - Toán, Văn, Ngoại ngữ

    - Toán, Hóa, Ngoại ngữ

    Từ năm 2024 xét theo điểm trung bình chung học tập của các môn học ở bậc THPT (trừ các môn GD Quốc phòng - An ninh, Giáo dục thể chất), mỗi kỳ đạt 7,0 trở lên.

    - Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2022: 10 - 20% cho một số chương trình đào tạo có tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29.

    *Điều kiện đảm bảo chất lượng: thí sinh có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,0 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42,0 trở lên), được công nhận tốt nghiệp THPT và có điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do Trường quy định.

    -  Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT và A-Level cho tất cả các chương trình đào tạo.

    - Đối với hình thức xét tuyển dựa trên kết quả và thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn, những thí sinh sau đây có thể đăng ký dự tuyển:

    (1) Được chọn tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh/thành phố các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ (lớp 10, 11, 12);

    (2) Được chọn tham dự Cuộc thi KHKT Quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức;

    (3) Học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng;

    (4) Được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vòng thi tháng, quý, năm;

    (5) Các thí sinh có chứng chỉ IELTS (academic) quốc tế 6.0 trở lên (hoặc chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương) được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế - Quản lý.

    2. Các ngành/chương trình đào tạo, mã xét tuyển và chỉ tiêu dự kiến 

    8

    8

    99

     

    Xem thêm: [Tuyển sinh 2021] Danh sách các khối thi đại học mới nhất

    VII. Kết luận

    Việc quyết định ngành học, trường Đại học chưa bao giờ là việc đơn giản cả. Hơn nữa 4 năm gắn bó với ngôi trường Đại học không quá dài nhưng cũng không quá ngắn, đủ để lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp tuổi trẻ của bạn. Chính vì vậy hãy lựa chọn thật kỹ ngôi trường mà mình muốn gửi gắm ước mơ, ngành học mà khiến bạn muốn toàn tâm toàn lực để theo đuổi. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin tuyển sinh đại học của các trường khác trên cả nước thì hãy truy cập vào trang Web của 123job thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất nhé. 123job chúc bạn đạt được những mục tiêu cũng như ước mơ mà bản thân đặt ra!