Với tỉ lệ hơn 80% sinh viên tìm được việc làm sau khi ra trường, trường Đại học Văn Lang đã và đang khẳng định được chất lượng đào tạo tiên tiến, sát với nhu cầu xã hội. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về trường Đại học Văn Lang nhé!

Bạn đang có ý định đăng ký nguyện vọng vào Đại học Văn Lang TP.HCM nhưng còn băn khoăn không biết học ở đây có tốt không? Học xong 4 năm có dễ dàng xin được việc làm không? Đại học Văn Lang điểm chuẩn là bao nhiêu? Cơ sở vật chất Đại học Văn Lang có "xịn xò" không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về trường Đại học Văn Lang, học phí Đại học Văn lang và Đại học Văn Lang điểm chuẩn nhé!

I. Tìm hiểu chung về Đại học Văn Lang

1. Giới thiệu

Trường Đại học Văn Lang là trường đại học đa ngành, đào tạo theo định hướng ứng dụng. Vào năm 2015, trường được cho phép chuyển đổi loại hình đại học từ dân lập chuyển sang tư thục. Trường có trụ sở chính đặt tại 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM, cơ sở 2 của trường có địa chỉ tại 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM và cơ sở 3 của trường được đặt tại 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Tìm hiểu chung về Đại học Văn Lang

Tìm hiểu chung về Đại học Văn Lang

2. Lịch sử hình thành và phát triển Đại học Văn Lang

Ngày 27/01/1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 71/TTg cho phép được thành lập Trường Đại học Dân lập Văn Lang. Vào ngày 17/9/1995, 4.569 sinh viên chính thức trở thành nhân vật trung tâm trong ngày Lễ khai giảng đầu tiên của Trường Đại học Văn Lang được tổ chức tại Học viện Hành chính Quốc gia.

3. Sứ mệnh, tầm nhìn

  • Sứ mệnh của trường Đại học Văn Lang TP.HCM: Đào tạo những con người mang lại tác động tích cực và truyền cảm hứng cho xã hội. Trường Đại học Văn Lang luôn đào tạo người học để trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ, với tinh thần học tập suốt đời, luôn sống trọn vẹn, vui tươi với tất cả tiềm năng của bản thân. Trường luôn nuôi dưỡng những tài năng để giúp họ nắm lấy vai trò là những nhà lãnh đạo tương lai ở trong lĩnh vực mà họ theo đuổi. Bằng cách xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cho người học, các nhà khoa học và doanh nghiệp, trường đã tạo điều kiện để cho sinh viên kết nối, học tập và phát triển những giải pháp mang tính đột phá cho một tương lai tốt đẹp hơn. Thông qua đó, Đại học Văn Lang TP.HCM phục vụ đất nước và mang lại những tác động tích cực, truyền cảm hứng cho xã hội.
  • Tầm nhìn: Vào năm 2030 phấn đấu trở thành một trong những trường Đại học trẻ được ngưỡng mộ nhất Châu Á.

4. Đội ngũ nhân sự

Trường Đại học Văn Lang luôn chú trọng trong việc đầu tư lâu dài, bền vững cho đội ngũ giảng viên, đảm bảo đội ngũ cốt lõi này vững kiến thức, giỏi về chuyên môn, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu đào tạo một thế hệ trẻ trong tương lai.

Tính đến năm 2013 trường Đại học Văn Lang TP.HCM có 453 giảng viên cơ hữu, trong đó có: 6 phó giáo sư; 35 tiến sĩ khoa học, tiến sĩ; 195 thạc sĩ và  217 cử nhân. Hai năm sau, đội ngũ cán bộ giảng viên của trường Đại học Văn Lang đã phát triển lên đến con số hơn 600 người, trong đó có 430 giảng viên cơ hữu.

5. Hoạt động sinh viên

CLB Văn học Đại học Văn Lang TP.HCM

CLB Văn học Đại học Văn Lang TP.HCM

Ở Văn Lang, các bạn sinh viên không chỉ đơn thuần xem đây là một nơi để học tập mà còn xem đây là ngôi Nhà của mình. Trong ngôi nhà mới, các bạn có “ba và mẹ” dạy dỗ, quan tâm, có anh chị chỉ bảo, có bạn bè để chia sẻ những tâm sự trong cuộc sống và có các em săn sóc. Ở ngôi nhà đó các bạn sinh viên được học tập hết sức, vui chơi hết mình và được tận hưởng quãng thời thanh xuân đẹp nhất của mình.

Trường Đại học Văn Lang TP.HCM hiện nay có 11 CLB, Đội, Nhóm cấp Trường và 17 CLB, Đội, Nhóm cấp Khoa thuộc các lĩnh vực khác nhau như học thuật, kỹ năng, văn hóa, nghệ thuật, thể thao… do sinh viên điều hành. Đây sẽ là nơi để cho các bạn sinh viên có thể gặp gỡ những người bạn cùng chí hướng và phát triển những kỹ năng sống hữu ích như: CLB Event, CLB Kỹ năng Balo xanh, CLB Âm nhạc SOL, CLB Nghệ thuật, CLB Bóng đá, Đội Công tác xã hội…

Xem thêm: Review nhanh về trường đại học Tôn Đức Thắng - Có đáng để lựa chọn?

II. Môi trường đào tạo của Đại học Văn Lang như thế nào?

1. Học phí đại học Văn Lang

Theo thông tin tuyển sinh đại học, đối với chương trình đào tạo tiêu chuẩn và chuẩn đầu ra thì mức học phí Đại học Văn Lang cũng không có thay đổi gì nhiều so với các năm trước. Theo đó mức học phí Đại học Văn Lang dự kiến dao động trong khoảng từ 20 đến 27 triệu đồng/học kỳ tùy ngành học. Riêng đối với ngành răng hàm mặt, mức học phí Đại học Văn Lang dự kiến từ 80 đến 90 triệu đồng/học kỳ. Dưới đây bạn có thể tham khảo mức học phí Đại học Văn Lang trung bình tính 1 học kỳ, đối với Khóa 24, nhập học năm 2018:

Học phí đại học Văn Lang 2018

Học phí đại học Văn Lang 2018

2. Điều kiện cơ sở vật chất

  • Trụ sở chính: Tòa nhà 45 Nguyễn Khắc Nhu nổi bật ở trên một con đường nhỏ, có 9 tầng với diện tích khuôn viên là 1.224 m2, diện tích sàn xây dựng gần 10.000 m2.
  • Cơ sở 2: Tòa nhà cơ sở 2 của trường đặt tại 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM được khánh vào thành ngày 18/4/2013. Tòa nhà được thiết kế và thi công đúng chuẩn của một ngôi trường đại học, bao gồm một khối nhà học 8 tầng và ba khối nhà trệt diện tích hơn, diện tích khuôn viên 4.800 m2 và diện tích mặt sàn 10.744 m2.
  • Cơ sở 3: Cơ sở 3 của trường có vị trí tại 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. Tại vị trí này nhiều hạng mục của Khu trường mới đã được xây dựng như: Vườn tưởng niệm, khối nhà học A 12 tầng, tòa nhà hành chính L-V, nhà điều hành, cầu tạm qua rạch Lăng, đường chạy...
  • Ký túc xá: Ký túc xá của trường Đại học Văn Lang được chính thức hoạt động từ năm học 2009-2010. Khu ký túc xá bao gồm có 6 tầng, 82 phòng, đáp ứng 600 chỗ ở với diện tích sàn xây dựng là 2.417m2. Ký túc xá đảm bảo đầy đủ được nhu cầu sinh hoạt và học tập của sinh viên: phủ sóng mạng wifi, hệ thống quét thẻ ra vào, có phòng tự học, canteen, các khu vực cung cấp nước nóng miễn phí, có nhà để xe…
  • Hệ thống thư viện: Được đặt tại cả 3 cơ sở đào tạo của Trường Đại học Văn Lang. Đặc biệt, theo kế hoạch, Thư viện tại Cơ sở 3 được xây dựng và vận hành theo mô hình của một thư viện thông minh. Bạn đọc có thể vào kho sách, tìm kiếm và lựa chọn các loại tài liệu khác nhau với gần 40.000 bản sách; 50 đầu báo, tạp chí; hơn 500 luận văn, khóa luận, các thuyết minh đồ án, portfolio, đề tài nghiên cứu khoa học… tại thư viện trường Đại học Văn Lang.
  • Phòng học chuyên biệt: Ngoài các phòng học thường và giảng đường lớn, trường Đại học Văn Lang còn đầu tư cả những phòng học chuyên biệt đối với từng ngành, khoa cụ thể để hỗ trợ sinh viên trong việc học tập và nghiên cứu. Cụ thể: khoa ngôn ngữ học có phòng lab giúp hỗ trợ sinh viên trong việc nghe đề và luyện nói, phòng họa thất của sinh viên khoa mỹ thuật, kiến trúc, phòng may của sinh viên ngành thiết kế thời trang, khoa công nghệ sinh học có phòng thí nghiệm vô cùng hiện đại...

Điều kiện cơ sở vật chất Đại học Văn Lang

Điều kiện cơ sở vật chất Đại học Văn Lang

Xem thêm: Lý do nên chọn trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh là nơi dừng chân?

III. Học ở trường Đại học Văn Lang TP.HCM có tốt không?

1. Các ngành học ở Đại học Văn Lang

Đối với bậc đại học, hệ chính quy tập trung, trường Đại học Văn Lang đào tạo 49 ngành học chính.

  • Khoa luật kinh tế: Ngành luật kinh tế.
  • Khoa công nghệ thông tin: Ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật phần mềm.
  • Khoa kỹ thuật: Ngành kỹ thuật nhiệt.
  • Khoa kiến trúc: Ngành kiến trúc.
  • Khoa xây dựng: Ngành quản lý xây dựng, kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, kỹ thuật xây dựng.
  • Khoa môi trường & công nghệ sinh học: Ngành công nghệ sinh học, công nghệ kỹ thuật môi trường.
  • Khoa thương mại & Quản trị kinh doanh: Ngành quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại.
  • Khoa Tài chính – Kế toán: Ngành tài chính - ngân hàng và kế toán.
  • Khoa Du lịch: Ngành quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, quản trị khách sạn.
  • Khoa mỹ thuật công nghiệp: Thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất.
  • Khoa quan hệ công chúng - truyền thông & nghệ thuật: Ngành Piano, thanh nhạc, quan hệ công chúng.
  • Khoa xã hội & nhân văn: Ngành tâm lý học, văn học (ứng dụng), Đông phương học.
  • Khoa Y dược: Ngành điều dưỡng, dược học, kỹ thuật xét nghiệm y học.
  • Khoa ngoại ngữ: Ngành ngôn ngữ Anh.

2. Chính sách học phí Đại học Văn Lang minh bạch, không tăng

Từ năm 2001, Trường Đại học Văn Lang đã kiên định thực hiện chính sách mức học phí minh bạch và ổn định. Học phí Đại học Văn Lang được công bố một lần từ đầu khóa và sẽ không tăng trong toàn khóa học (4 năm, 4 năm rưỡi, 5 năm). Ngoài học phí ra thì sinh viên không phải đóng thêm bất cứ chi phí đào tạo nào khác.

Qua 18 năm, đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của trường, được đông đảo phụ huynh và sinh viên đồng tình và ủng hộ. Biết được tổng chi phí đào tạo cố định trong suốt toàn khóa và yên tâm rằng không phải đóng thêm chi phí khác, phụ huynh và sinh viên có thể chủ động trong việc quản lý tài chính, không để vấn đề học phí gây ra khó khăn cho quá trình học tập tại trường.

Từ năm 2017, Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức việc đào tạo theo học chế tín chỉ. Học phí thực đóng mỗi học kỳ có thể sẽ khác nhau tùy vào số tín chỉ của các học phần sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó. Tuy nhiên, Nhà trường vẫn sẽ công bố mức học phí trung bình tính theo học kỳ nhằm giúp sinh viên và phụ huynh có thể dễ dàng ước tính được tổng chi phí đào tạo cho cả khóa học.

Đại học Văn Lang điểm chuẩn năm 2020

Đại học Văn Lang điểm chuẩn năm 2020

3. Cơ hội việc làm

Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Văn Lang TP.HCM đã cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng với trình độ chuyên môn cao, vững chắc và năng động. Quy mô đào tạo của trường mỗi năm trên 10.000 sinh viên, học viên ở 32 ngành nghề bậc đại học và 7 ngành bậc thạc sĩ sau đại học đều trải đều ở các lĩnh vực khác nhau như Kiến trúc – Mỹ thuật, nghệ thuật, xã hội nhân văn, kỹ thuật, công nghệ, Y dược, kinh tế.

Nhằm nắm bắt được tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra trường, trường Đại học Văn Lang đã thực hiện khảo sát việc làm vào tháng 08/2019 của 1.947 sinh viên tốt nghiệp năm 2018 cho thấy kết quả như sau:

  • Trung bình có tới 68% sinh viên các ngành khi mới tốt nghiệp làm việc cho khu vực tư nhân. Đối với các ngành đào tạo khác nhau thì giá trị này dao động trong khoảng từ 39% – 78%.
  • Có 14% cựu sinh viên làm việc cho khu vực liên doanh nước ngoài, nhiều nhất là sinh viên tốt nghiệp ở ngành kỹ thuật phần mềm (đạt 46%).
  • Trung bình có 6% cựu sinh viên làm việc cho khu vực Nhà nước, cao nhất là sinh viên tốt nghiệp ở ngành Tài chính ngân hàng (đạt 16%).
  • Có khoảng 5% cựu sinh viên tự tạo việc làm cho bản thân sau 1 năm tốt nghiệp, cao nhất là cựu sinh viên chuyên ngành Thiết kế Thời trang (đạt 41%).

Xem thêm: Đánh giá chi tiết về trường đại học Nguyễn Tất Thành TP HCM

IV. Sinh viên nghĩ gì về trường Đại học Văn Lang TP.HCM

  • Trường dạy khá tốt nhưng điểm trừ lớn là trường ít có các hoạt động, các phong trào Đoàn Hội ngoại khóa chưa mạnh". - Bạn Trần Vĩnh Huỳnh Thanh - Sinh viên của trường Đại học Văn Lang chia sẻ.
  • "Văn hóa Văn Lang: Xếp hàng khi đi thang máy, chỉ đi thang máy lên và không đi thang xuống, đeo thẻ sinh viên đầy đủ khi đến trường... Thầy cô vô cùng thân thiện, nhiệt tình, luôn giúp đỡ sinh viên". - Bạn Đặng Quỳnh Đăng Tâm - Sinh viên trường Đại học Văn Lang chia sẻ.
  • "Vào trường đại học Văn Lang chưa bao giờ cảm thấy hối hận vì bất cứ điều gì! Về cả chất lượng và giáo viên của ngôi trường này luôn làm cho mình thấy tự hào. Học phí của trường khá ổn với chính sách không tăng trong vòng 4 năm học.". - Bạn Thảo Lê - Sinh viên trường Đại học Văn Lang chia sẻ.

Xem thêm: Lựa chọn Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. HCM liệu có đáng?

V. Trường ĐH Văn Lang thông tin tuyển sinh năm 2021

Theo Đề án tuyển sinh ĐH chính quy dự kiến cho năm 2021, Trường ĐH Văn Lang công bố dự kiến tuyển sinh 7.000 chỉ tiêu trình độ ĐH chính quy 50 ngành đào tạo, đồng thời dự kiến mở các ngành mới thuộc khối Sức khỏe.

Với sự đầu tư cho nhóm ngành sức khỏe trong những năm gần đây, năm 2021, Trường Đại học Văn Lang (Trường ĐH Văn Lang) dự kiến mở các ngành mới: Y Đa khoa, Y học cổ truyền,... bên cạnh những ngành hiện đã có như Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học.

Năm 2021, Trường ĐH Văn Lang tuyển sinh theo 5 phương thức xét tuyển độc lập và bình đẳng. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển/thi tuyển đồng thời nhiều phương thức:

1. Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

2. Xét tuyển kết quả học tập bậc THPT (học bạ).

3. Xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021.

4. Xét tuyển kết hợp thi tuyển các môn năng khiếu (Vẽ, âm nhạc, sân khấu điện ảnh).

5. Xét tuyển thẳng (theo quy định của Bộ GD-ĐT và quy định của Trường ĐH Văn Lang).

Theo đề án tuyển sinh dự kiến, Trường ĐH Văn Lang dành 60% chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển kết quả học tập THPT, 30% chỉ tiêu cho kết quả kỳ thi THPT năm 2021, 5% chỉ tiêu theo kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2021 của ĐH Quốc gia TP.HCM và 5% chỉ tiêu cho phương thức Xét tuyển thẳng.

Thí sinh đăng ký xét tuyển/ thi tuyển vào trường cần phải đảm bảo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD-ĐT (đối với nhóm ngành sức khỏe) và quy định của Trường ĐH Văn Lang theo từng phương thức (đối với các nhóm ngành còn lại).

Nguồn: Báo Thanh niên

Xem thêm: Lý do nên chọn trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh là nơi dừng chân?

VI. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về cơ sở vật chất, học phí Đại học Văn lang, Đại học Văn Lang điểm chuẩn mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng với những thông tin về Đại học Văn Lang điểm chuẩn ở bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngôi trường này cũng như giúp bạn có thêm được một gợi ý mới trong hành trình lựa chọn ngôi trường Đại học, Cao đẳng của riêng mình!