Với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp hiện nay, việc đăng ký thương hiệu là công việc vô cùng quan trọng. Nhưng chắc hẳn vẫn còn những vấn đề thắc mắc liên quan đến chủ đề này. Vậy hãy cùng 123job tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xây dựng và phát triển thương hiệu là công việc quan trọng của mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh, tạo ra "chất riêng" trong lòng khách hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nguy cơ thương hiệu độc quyền bị xâm phạm ngày càng tăng, vậy nên một trong các hoạt động cần làm của nhà lãnh đạo các doanh nghiệp là đăng ký thương hiệu để đảm bảo an toàn cho thương hiệu riêng của mình.

Đăng ký thương hiệu giúp doanh nghiệp có thể tự do, độc quyền các vấn đề liên quan đến sản phẩm đã đăng ký. Ngoài ra còn tạo ra sự uy tín, sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp đối với khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Câu hỏi đặt ra là đăng ký thương hiệu là gì và thủ tục để đăng ký thương hiệu như thế nào? Tại Việt Nam thời gian đăng ký thương hiệu là bao lâu, cần những hồ sơ gì? Để trả lời câu hỏi hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

I. Đăng ký thương hiệu là gì?

Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính do cá nhân, tổ chức sở hữu thương hiệu tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ để được cơ quan đăng ký xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho thương hiệu. Trong thị trường kinh doanh thương mại ngày càng phức tạp, rủi ro, có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp dày công xây dựng thương hiệu nhưng lại chủ quan không đăng ký độc quyền nên thương hiệu đã bị mất trắng. Vậy nên việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là một việc làm hết sức quan trọng đối với chủ sở hữu để có thể bảo độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Một số lý do tại sao chủ doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu:

  • Đăng ký thương hiệu để chứng minh quyền sở hữu thương hiệu của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
  • Được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời gian giấy chứng nhận đăng ký còn hiệu lực.
  • Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền sử dụng thương hiệu đối với các thương hiệu đã được đăng ký. 
  • Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết, phân biệt được sản phẩm mang thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Khi thương hiệu trở nên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc nhượng quyền thương hiệu nhằm mục đích thu được một khoản lợi nhuận từ doanh nghiệp khác.
  • Quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu chỉ được pháp luật bảo vệ khi đã đăng ký thương hiệu thành công
  • Thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng và doanh nghiệp khác, khi đăng ký thương hiệu thành công thể hiện doanh nghiệp bạn không ăn cắp, đạo nhái các thương hiệu đã được bảo hộ trên thị trường.

Việc đăng ký thương hiệu giúp tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Việc đăng ký thương hiệu giúp tăng sức cạnh tranh trên thị trường

II. Đăng ký thương hiệu độc quyền là gì ?

Khi sản phẩm trở nên phổ biến với người tiêu dùng lúc đó sẽ xuất hiện các sản phẩm tương tự với thương hiệu, dẫn đến việc khách hàng có thể nhầm lẫn hoặc không phân biệt được đâu là sản phẩm chính hãng. Do vậy, để bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình tránh việc bị bên khác làm nhái hoặc làm giả chủ sở hữu doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền do mình sản xuất ra.

Đăng ký thương hiệu độc quyền là việc chủ sở hữu thương hiệu trực tiếp hoặc ủy thác cho tổ chức đại diện thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà chủ sở hữu doanh nghiệp muốn độc quyền để được sử dụng độc quyền trong lĩnh vực mà mình đã đăng ký. Việc đăng ký thương hiệu giúp cho chủ sở hữu bảo vệ được tài sản trí tuệ, ngăn chặn người khác hoặc doanh nghiệp khác sử dụng tên của mình đặt cho doanh nghiệp tương tự của họ.

Đăng ký thương hiệu sản phẩm giúp doanh nghiệp độc quyền sử dụng thương hiệu sản phẩm mình đã đăng ký trên lãnh thổ Việt Nam. Đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ nhận được sự bảo vệ của pháp luật, doanh nghiệp có quyền khởi kiện các doanh nghiệp cố ý sử dụng tên mà mình đã đăng ký để đặt cho doanh nghiệp của họ và được bồi thường xứng đáng theo quy định của pháp luật. Với mỗi thương hiệu đã đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ độc quyền trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn dễ dàng, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian cho chủ sở hữu có đủ thời gian để phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu lâu dài cho sản phẩm khi đưa ra thị trường.

III. Các bước đăng ký thương hiệu độc quyền đầy đủ nhất cho doanh nghiệp.

Pháp luật Việt Nam không quy định việc bắt buộc các doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký thương hiệu. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu nếu không muốn bị mất chỗ đứng trên thị trường cũng như trong lòng khách hàng. Vậy tại Việt Nam đăng ký thương hiệu ở đâu? Quy trình đăng ký thương hiệu được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền là cục Sở hữu trí tuệ và thời gian giải quyết các đơn đăng ký thương hiệu từ 12 đến 16 tháng, với các bước như sau:

  • Bước 1: Thiết kế và lựa chọn logo cần đăng ký thương hiệu

Để đăng ký thương hiệu khách hàng cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà doanh nghiệp hướng đến.

  • Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu sau khi thiết kế xong

Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, doanh nghiệp sẽ tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất để có thể nhận được ưu tiên hoặc trong trường hợp kết quả thấy rằng thương hiệu không có khả năng đăng ký cần điều chỉnh lại thiết kế thương hiệu của doanh nghiệp.

  • Bước 3: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đăng ký thương hiệu bao gồm:

1. Đơn đăng ký thương hiệu độc quyền.

2. Mẫu thương hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu đó.

3. Chứng từ nộp lệ phí đăng ký thương hiệu.

4. Tài liệu về quyền ưu tiên, quyền được thừa kế... ( nếu có).

5. Trường hợp có ủy quyền cần các giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền.

  • Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký thương hiệu sau khi nộp

Đơn đăng ký thương hiệu sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và kéo dài từ 12 đến 16 tháng. Do đó doanh nghiệp cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những vấn đề rủi ro phát sinh ngoài ý muốn.

  • Bước 5: Trả giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp

Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có được đáp ứng yêu cầu bảo hộ hay không? Trong trường hợp đáp ứng, doanh nghiệp sẽ nộp một khoản chi phí để nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu hoặc có thể khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu của cục Sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra các thương hiệu muốn đăng ký độc quyền tại nước ngoài có thể sử dụng hệ thống đăng ký sáng chế quốc tế hay còn gọi là hiệp ước về hợp tác sáng chế.

Thương hiệu là yếu tố kích thích hành vi tiêu dùng sản phẩm sử dụng dịch vụ của khách hàng

IV. Vai trò quan trọng của việc đăng ký thương hiệu độc quyền 

  • Giúp khách hàng dễ dàng nhận diện sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Sản phẩm dịch vụ nào cũng mang trên mình một thương hiệu riêng. Thương hiệu là yếu tố kích thích hành vi tiêu dùng sản phẩm sử dụng dịch vụ của khách hàng. Thương hiệu được xây dựng và quảng bá tốt thì lượng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ cũng tăng lên. Do đó lợi ích đầu tiên của việc đăng ký thương hiệu là giúp khách hàng nhận diện sản phẩm dịch vụ xây dựng lòng tin đối với khách hàng.

  • Tránh các tranh chấp xảy ra

Thông qua việc đăng ký thương hiệu doanh nghiệp sẽ biết được thương hiệu mình đang sử dụng có bị trùng với các thương hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác hay không dựa trên kết quả điều tra và đánh giá sơ bộ hoặc kết quả thẩm định đơn đăng ký thương hiệu của cục Sở hữu trí tuệ từ đó doanh nghiệp có thể tránh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu thương hiệu đang được bảo hộ của doanh nghiệp khác.

  • Đăng ký thương hiệu là tự bảo vệ thương hiệu của chính mình

Khi đăng ký thương hiệu thành công, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được bảo vệ trước pháp luật ngăn cản mọi hành vi xâm phạm, ăn cắp thương hiệu từ các doanh nghiệp khác.

  • Khẳng định thương hiệu uy tín sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp

Việc đăng ký thương hiệu giúp khách hàng có niềm tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tăng uy tín và giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra đăng ký thương hiệu còn mang nhiều lợi ích khác như: sử dụng độc quyền thương hiệu, có quyền chuyển giao, chuyển nhượng thương hiệu cho doanh nghiệp khác, được bảo vệ trước pháp luật khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

  • Thể hiện thái độ tôn trọng với doanh nghiệp khác

Đăng ký thương hiệu thành công gián tiếp thể hiện thương hiệu của bạn không bị trùng lặp, xâm phạm đến bất cứ thương hiệu nào trong cùng lĩnh vực sản phẩm. Từ đó doanh nghiệp của bạn có thể quảng bá thương hiệu, khai thác tối đa nguồn lực thương hiệu của mình để đạt nguồn doanh thu lớn.

Đăng ký thương hiệu là tự bảo vệ thương hiệu của chính mình

Đăng ký thương hiệu là tự bảo vệ thương hiệu của chính mình

V. Kết luận

Mỗi sản phẩm trước khi được đưa ra ngoài thị trường đều có tên gọi riêng cho từng sản phẩm đó gọi là tên thương hiệu. Việc gắn tên thương hiệu lên một sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể sẽ giúp khách hàng dễ dàng phân biệt được đâu là sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Ngoài ra, khi sản phẩm đã trở nên nổi tiếng với khách hàng thì việc ăn cắp, đạo nhái sản phẩm là việc không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc đăng ký thương hiệu là việc làm quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần phải ưu tiên thực hiện. Đăng ký thương hiệu độc quyền giúp tự do sử dụng độc quyền thương hiệu trên lãnh thổ Việt Nam. Đăng ký thương hiệu không chỉ là việc bảo vệ thương hiệu của chính doanh nghiệp bạn mà còn thể hiện thái độ tôn trọng đối với khách hàng và các doanh nghiệp khác, tránh những tranh chấp không đáng có.