5S là gì? Hiệu quả của thực chiến 5S là gì? Tầm quan trọng của việc Đào tạo Kỹ năng xây dựng và thực chiến 5S trong nội bộ doanh nghiệp như thế nào? Tìm hiểu trong bài viết dưới đây của 123job nhé.
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, các doanh nghiệp ở Việt Nam thường xuyên phải thay đổi chiến lược để nhanh chóng thích nghi với những biến động trên thị trường. Trong đó, yếu tố con người được cho là yếu tố quan trọng quyết định sự thành hay bại của doanh nghiệp. Rất nhiều các doanh nghiệp ở Việt Nam đã sử dụng thực chiến 5s và đạt được hiệu quả cao giúp nâng cao năng suất và điều kiện lao động. Vậy kỹ năng xây dựng và thực chiến 5s là gì? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề đã nêu trên, mời các bạn cùng tìm hiểu.
I. 5S là gì?
Hiện nay, có rất nhiều cách để định nghĩa về 5S, tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta có thể hiểu một cách rất đơn giản đó là:
5S thực chất là tên gọi của một phương pháp giúp quản lý và sắp xếp nơi làm việc. 5S là được viết tắt bởi 5 từ trong tiếng Nhật, hiểu theo tiếng Việt có thể hiểu đó là sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng.
- Sàng lọc: chính là là việc biết phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết, biết loại bỏ những thứ không cần thiết nhằm phát huy tốt nhất khả năng của mình
- Sắp xếp: đó là việc biết sắp xếp , phân bổ công việc một cách phù hợp nhất, ví dụ như: biết sắp xếp đúng vật, đúng chỗ, thậm chí là có kí tự riêng làm cho việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn.
- Sạch sẽ: sạch sẽ có nghĩa là làm cho môi trường làm việc hay các trang thiết bị mình sử dụng trở nên sạch sẽ để đạt hiệu quả công việc tốt nhất
- Săn sóc: hoạt động này chính là việc luôn duy trì việc sàng lọc, sắp xếp. sạch sẽ được nêu ở trên.
- Sẵn sàng: luôn sẵn sàng rèn luyện, thực hiện và tuân thủ 3S một cách tự nguyện nhằm hình thành nên thói quen tốt
5S là gì?
II. Hiệu quả của thực chiến 5s
Sàng lọc: trong kỹ năng xây dựng và thực chiến 5S, sàng lọc chính là tiến hành phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết, sau đó loại bỏ những thứ không cần thiết đã phân loại từ trước đồng thời xác định số lượng đối với những thứ cần thiết.
Sắp xếp: hiệu quả cuối cùng chính là làm cho mọi thứ trở nên ngăn nắp và thuận tiện trong quá trình làm việc. Những công việc cần làm đó là đánh số ký hiệu để dễ tìm, dễ thấy. Sắp xếp đúng vật, đúng chỗ, vị trí của các loại máy móc… nhằm phục vụ công việc diễn ra trôi chảy.
Sạch sẽ: các thiết bị máy móc hay môi trường làm việc luôn sạch sẽ để có một môi trường làm việc trong sạch.
Săn sóc và sẵn sàng: có ý thức duy trì và thực hiện 3S ở trên, đồng thời luôn đặt mình vào vị thế chủ động, tuân thủ và thực hiện tốt 3S
Ngoài ra, sau khi hoàn tất 3S ở trên, để dễ dàng truyền thông nội bộ trong các cơ sở doanh nghiệp bạn có chụp lại những tấm ảnh và so sánh sự thay đổi sau khi thực hiện tốt 5s để tạo niềm tin và quyết tâm đối với những các nhân khác đang làm việc trong doanh nghiệp của mình.
III. Các giai đoạn thực hiện 5s
Thông thường, kỹ năng xây dựng và thực chiến 5s diễn ra có hiệu quả nhất, chúng ta thường thực hiện 3s trước đó là: sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ. Sau khi hoàn thành 3S ở trên, S4 được thực hiện sau khi ta làm liên tục 3S. Còn S5 sẽ thấy rõ khi chúng ta lặp lại vòng S1, S2, S3, S4.
Ví dụ thực tế áp dụng trong một cơ sở sản xuất:
Muốn thử dự án với S phù hợp nhất trong khoảng thời gian 3 tháng trong các khu vực điển hình như: seiri, seiton… máy điển hình seiso.
Sau khi có thành công với dự án dùng thử, các bạn có thể mở rộng và nâng cấp hoạt động trong khoảng thời gian từ 6 - 12 tháng. Đặc biệt có thể mở rộng tới khu vực khác, đồng thời tiến hành nâng cấp hoạt động đối với khu hoặc máy điển hình trước đó.
Cuối cùng, nếu đã thực hiện tốt 2 bước trên ta tiếp tục áp dụng 5S toàn phân xưởng. Công việc cụ thể như: chuẩn bị các hoạt động toàn công ty trong khoảng 3 tháng. Có phương pháp thúc đẩy và đào tạo phù hợp. Sau đó tiến hành hoạt động 5S trên toàn doanh nghiệp.
Mô hình 5S
IV. Những tình huống và câu hỏi thường gặp về 5S
Câu hỏi 1: Được biết, 5S xuất hiện ở các công ty của Nhật Bản, vậy ở Nhật Bản chỉ có một 5S tiêu chuẩn đúng hay không?
Trả lời: Đây là một quan niệm hoàn toàn sai vì thực tế không có một tiêu chuẩn nào ở Nhật Bản cả.
Câu hỏi 2: 5S có phải là công cụ trợ giúp cho công việc và tại sao chúng ta phải làm chỉ dẫn, bảng hiệu khắp nơi vậy?
Trả lời: Thực tế 5S chỉ là một phần trong công việc hằng ngày, nó giúp cho công việc có hiệu quả. Còn việc luôn có chỉ dẫn, bảng hiệu giúp cho chúng ta giảm nhẹ sự tập trung về tinh thần.
Câu hỏi 3: Trong tình huống có người nói rằng: “Tôi biết những gì tôi làm và tôi làm chúng theo cách của tôi”
Trả lời: 5S chính là hoạt động giúp chúng ta tạo ra sự cởi mở và tính đồng đội cao cho nên không có gì gọi là riêng tư cả.
Câu hỏi 4: Kỹ năng xây dựng và thực chiến 5S có thể hoàn tất trong vài năm được hay không?
Trả lời: Chúng ta chưa thể dự đoán chính xác được cụ thể mốc thời gian. Bởi xã hội càng phát triển chúng ta càng phải thích ứng với những cái mới và phức tạp hơn nhiều.
V. 5S là nền tảng để thực hiện TPM
Bao gồm các giai đoạn như:
- Huấn luyện kỹ năng
- Tiến hành bảo trì định kỳ
- Tự bảo trì máy móc
- Quản lý ngay từ đầu các vấn đề
- Cải thiện đầy đủ và có trọng tâm
- Thực hiện TPM xuyên suốt trong quá trình sản xuất và phân phối
- Quản lý và chất lượng
- Tạo môi trường và sức khỏe an toàn.
VI. AM (Autonomous Maintenance) bước 0: S1 và S2
Trong phần này, bao gồm các bước sau:
Bước 0: Sàng lọc và sắp xếp thứ cần thiết và những thứ không cần thiết
Bước 1: Vệ sinh máy móc, thiết bị và phát hiện ra lỗi, hỏng hóc
Bước 2: Giảm thiểu các nguyên nhân làm máy móc bị bẩn
Bước 3: Luôn vệ sinh và bôi trơn định kỳ các thiết bị máy móc
Bước 4: Bồi dưỡng thêm về kỹ năng kiểm tra, kỹ năng vận hàng máy móc
Bước 5: Có kỹ năng để tự kiểm tra các thiết bị máy móc
Bước 6: Tiến hàng tiêu chuẩn hóa các quy trình hay quy định trước đó
Bước 7: Từ những bước trên cuối cùng chính là có thể tự bảo trì toàn bộ máy móc.
Kỹ năng xây dựng và thực chiến 5S là điều không thể thiếu trong các doanh nghiệp để xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh và đạt tiêu chuẩn. hy vọng bài viết trên cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho nhà quản lý trong xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!