Bạn đang theo đuổi chuyên ngành kỹ thuật nhưng chưa xác định được cách giải cho bài toán việc làm sau này. Vậy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí định hướng công việc hoàn hảo cho nhân viên chuyên ngành kỹ thuật nhé!
Trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ thuật là gì? Kỹ thuật trong tiếng Anh hay còn được gọi là engineering là việc thiết kế, xây dựng và duy trì các cấu trúc của máy móc, thiết bị điện tử, các hệ thống bằng cách vận dụng các kiến thức về khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.
Đây là quá trình làm việc, nghiên cứu lâu dài để có thể cho ra một kết quả, dự án tốt nhất. Không những thế người ta còn sử dụng những kiến thức này để tìm ra, tạo nên những mô hình và thay đổi quy mô của một dự án, để đưa ra những cách giải quyết, giải pháp hợp lý hơn cho một vấn đề, một mục tiêu, hoặc một trục trặc nào đó.
Ngành kỹ thuật là một ngành khoa học lớn, có phạm vi tương đối rộng, có thể tham gia vào các giai đoạn của sản xuất đến kinh doanh tiêu thụ, tham gia từ cấp độ sơ cấp đến nâng cao. Nó liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Cùng theo dõi tiếp bài viết của 123job nhé!
I. Thực trạng ngành kỹ thuật hiện nay
Kỹ thuật luôn được đánh giá là ngành nghề phát triển mạnh mẽ và có nhu cầu tuyển dụng nằm trong Top cao nhất. Đặc biệt khi hiện nay, trong thời đại 4.0, cách mạng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bùng nổ thì việc sử dụng các thiết bị điện, điện tử, máy móc thông minh là điều phổ biến và ngày càng phát triển. Việc phát triển ngành kỹ thuật vừa mang lại những thuận lợi, bên cạnh đó vẫn không tránh khỏi được những thách thức.
Thứ nhất, thuận lợi ở chỗ chúng ta có thể tiếp thu các thành tựu khoa học sẵn có để rút ngắn quá trình nghiên cứu, tập trung vào sản xuất, để tạo ra các sản phẩm chất lượng hơn phục vụ cho đời sống, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, khoa học, công nghệ phát triển còn có thể rút ngắn được khoảng cách kỹ thuật giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Thực trạng ngành kỹ thuật hiện nay
Thứ hai, bên cạnh những mặt tích cực đó thì vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn. Việc tiếp thu những thành tựu về khoa học, công nghệ là bước phát triển nhanh, tuy nhiên công nghệ luôn thay đổi nhanh chóng và không ngừng nên sẽ không bền vững. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, chỉ số GDP còn thấp, kinh tế chưa có những bước đột phá, vì vậy việc đầu tư chuyển giao kỹ thuật sẽ phải gặp khá nhiều khó khăn.
Việc áp dụng những công nghệ, kỹ thuật mới thì sẽ rơi vào tình trạng không đủ khả năng chi trả hoặc phải đi vay từ nguồn vốn của các nước khác dẫn đến tình nợ xấu tăng, gây nhiều rủi ro cho nền kinh tế. Còn những kỹ thuật có đủ khả năng chi trả lại thường là những thế hệ cũ, không đáp ứng được cho quá trình sản xuất.
Đứng trước những thực trạng này, thì điều quan trọng nhất là nhà nước phải có những chính sách trong việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Bởi con người vừa là nhân tố cốt lõi, vừa là người thực tiếp tham gia việc nghiên cứu, chế tạo máy móc, thiết bị công nghệ.
II. Mục tiêu nghề nghiệp các ngành kỹ thuật
Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những nội dung quan trọng và thường được nhà tuyển dụng đánh giá cao trong CV xin việc. Tuy nhiên cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn nhưng gây được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng thì không phải ai cũng biết cách. Dưới đây 123job xin giới thiệu đến bạn đọc một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật để tham khảo:
1. Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kỹ thuật điện công nghiệp
Với bằng cử nhân chuyên ngành kỹ thuật điện của Đại học Bách khoa – Đại Học Quốc Gia TP.HCM, cùng với đó là 03 năm kinh nghiệm thi công lắp đặt hệ thống tủ điện công nghiệp, tủ điều khiển, tủ động lực và khả năng đọc hiểu bản vẽ và hồ sơ kỹ thuật lắp đặt thiết bị điện thành thạo. Mong muốn ứng tuyển vị trí nhân viên kỹ thuật điện công nghiệp tại công ty XYZ, sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Được làm việc, phát triển nghề nghiệp và phấn đấu đưa doanh nghiệp phát triển.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp các ngành kỹ thuật ấn tượng
2. Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kỹ thuật cơ khí
Với sự am hiểu và vận hành thành thạo các máy công cụ cơ khí như máy khoan, hàn, tiện, mài, phay cơ. Chịu khó, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc được giao. Tôi mong muốn tìm được một công việc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp để có thể phát huy tốt những kiến thức chuyên ngành cơ khí đã được học cùng các kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chế tạo máy, giúp hoàn thiện đội ngũ kỹ thuật, góp phần cho công ty phát triển vững mạnh.
3. Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên ngành kỹ thuật mới ra trường
Tôi là sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí chế tạo máy tại Đại học Bách khoa – Đại Học Quốc Gia TP.HCM. Có sức khoẻ tốt, yêu thích công việc chế tạo máy và có tư duy sáng tạo. Tôi mong muốn được làm việc với vai trò nhân viên kỹ thuật điện trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động của công ty ABC. Tôi sẽ cố gắng học hỏi kinh nghiệm làm việc từ các anh chị đi trước, hoàn thành tốt những công việc được giao và đặt ra mục tiêu phấn đấu trở thành một kỹ sư điện giỏi trong tương lai, góp phần giúp công ty phát triển.
III. Cơ hội nghề nghiệp của từng nhóm ngành trong ngành kỹ thuật
Hằng năm tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì nhu cầu tuyển dụng việc làm ngành kỹ thuật rất lớn về số lượng với mức lương khá ổn định, trung bình dao động từ 7-9 triệu đồng/tháng. Nếu tham khảo về việc làm ngành kỹ thuật, bạn không chỉ thấy những tin treo ở các khu công nghiệp mà các bản tin, tin vắn về tuyển dụng xuất hiện với tần suất liên tục, đặc biệt bạn cũng có thể dễ dàng thấy ở những trang Web tuyển dụng và tìm kiếm việc làm. Điều này có thể thấy nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật hiện nay là rất lớn, đặc biệt tại các thành phố lớn như việc làm ngành kỹ thuật tại Hà Nội, việc làm kỹ thuật tại Hồ Chí Minh, Bắc Ninh...thì cơ hội việc làm càng phổ biến.
Cơ hội nghề nghiệp của từng nhóm ngành trong ngành kỹ thuật
Kỹ thuật có sự đa dạng về ngành nghề và là ngành học rất lớn bao gồm 8 nhóm ngành và 64 ngành nhỏ. Dưới đây là cơ hội nghề nghiệp của từng nhóm ngành trong ngành kỹ thuật mà 123job muốn gửi đến bạn đọc:
- Nhóm ngành kỹ thuật cơ khí: Gồm 2 nhóm ngành nhỏ là ngành khoa học vật liệu, ngành công nghệ chế tạo máy và 15 chuyên ngành.
- Nhóm ngành kỹ thuật xây dựng: Gồm các nhóm ngành nhỏ như ngành xây dựng công trình, ngành công nghiệp kỹ thuật xây dựng, ngành xây dựng dân dụng công nghiệp, ngành vật liệu xây dựng, ngành máy xây dựng, ngành sản xuất gạch ngói.
- Nhóm ngành giao thông vận tải: Được chia thành 3 ngành nhỏ là ngành kỹ thuật công trình giao thông, ngành thi công đường bộ. ngành thi công cầu đường bộ và gồm 14 chuyên ngành khác nhau.
- Nhóm ngành vận tải, du lịch: Bao gồm 2 ngành chính là ngành vận tải ô tô, ngành kỹ thuật an toàn giao thông và 9 chuyên ngành nhỏ.
- Nhóm ngành kỹ thuật thủy lợi: Bao gồm ngành công nghệ kỹ thuật cấp thoát nước, ngành kỹ thuật bờ biển, ngành kỹ thuật môi trường nước, ngành nỏ, ngành trắc địa.
- Nhóm ngành kỹ thuật điện: Bao gồm ngành công nghệ kỹ thuật điện, nhiệt điện, điện dân dụng, quản lý hệ thống điện…
- Nhóm ngành điện tử-viễn thông: Bao gồm ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật điện/điện tử, công nghệ viễn thông…
- Nhóm ngành tự động hóa: Đây là một chuyên ngành nghiên cứu các thuật toán sử dụng, điều khiển thiết bị điện nhằm tự động hóa quá trình sản xuất.
IV. Những thông tin cần nắm rõ với kỳ tuyển sinh ngành kỹ thuật
1. Các khối thi vào ngành kỹ thuật
Hiện nay khối thi chủ yếu vào ngành kỹ thuật là A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) và A01 (Toán, Vật lý, Tiếng anh). Tuy nhiên trong những năm gần đây, các trường đào tạo ngành kỹ thuật không chỉ xét tuyển ba môn chính là Toán, Lý, Hóa mà sẽ kết hợp với các môn khác nữa tạo thành tổ hợp các môn dành cho khối A từ A02 đến A18. Chính vì vậy, tùy theo điểm mạnh của bản thân mà bạn có thể lựa chọn khối thi phù hợp để đạt được nhiều kết quả cao.
2. Hệ thống các trường tuyển sinh ngành kỹ thuật
Với nhu cầu cao của xã hội kèm theo đó là ngành học đa dạng thì hiện nay có không ít những trường Đại học, Cao đẳng đào tạo về chuyên ngành kỹ thuật, phủ dọc từ Bắc- Trung-Nam. Và dưới đây là một số trường Đại học đào tạo ngành kỹ thuật chất lượng và nổi tiếng:
- Trường Đại học Bách khoa – Đại Học Quốc Gia TP.HCM
Website chính thức: www.hcmut.edu.vn/vi
- Trường Đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH)
Website chính thức: www.hutech.edu.vn
Website chính thức: www.hust.edu.vn
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội- Nơi đào tạo ngành kỹ thuật chất lượng
- Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Website chính thức: hcmute.edu.vn
3. Thông tin điểm chuẩn ngành kỹ thuật
Việc tham khảo điểm chuẩn của các năm trước là vô cùng quan trọng trong việc chọn trường và định hướng ngành học sau này. Thông qua việc xem xét điểm chuẩn của trường, ngành học mà mình hướng tới từ các năm trước, bạn có thể đưa ra những chiến lược và lập ra những kế hoạch hợp lý. Điểm trúng tuyển ngành kỹ thuật trong các năm trước trung bình dao động trong khoảng 15-27 điểm. Căn cứ vào con số này, phụ huynh và học sinh có thể đưa ra những định hướng phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Để chi tiết hơn thì 123job đã tổng hợp lại điểm chuẩn của một số trường lớn đào tạo ngành kỹ thuật:
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có mức điểm trúng tuyển khối ngành Kỹ thuật năm 2019 dao động từ 20-27 điểm.
- Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có mức điểm chuẩn khối ngành kỹ thuật dao động từ 15-24 điểm.
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng có mức điểm chuẩn khối ngành kỹ thuật năm 2019 trung bình dao động từ 22.5 đến 25 điểm.
- Trường Đại học kỹ thuật Công nghiệp- Đại học Thái Nguyên có mức xét tuyển thấp hơn so với các trường trên, trung bình dao động từ 13.5-16 điểm.
V. Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về định hướng công việc hoàn hảo cho nhân viên chuyên ngành kỹ thuật mà 123job muốn gửi đến tất cả bạn đọc. Hy vọng bài viết trên thực sự hữu ích đồng thời giúp cho bạn đọc tìm được công việc ngành kỹ thuật phù hợp với bản thân. Chúc bạn thành công với tất cả những gì mình mong muốn!