Khi bạn yêu thích công việc nghiên cứu, tìm tòi về các phương thuốc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe con người và có ý định trở thành một dược sĩ nhưng băn khoăn chưa biết “Dược sĩ là gì?”. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

​​​​​​​​​​​​​​I. Dược sĩ là gì?

Dược sĩ được biết đến là những người thực hành nghề dược trong ngành y tế. Họ còn tham gia vào quá trình quản lý việc tối ưu hóa và theo dõi việc điều trị dùng thuốc của bệnh nhân hoặc có thể giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng, thông qua kết hợp với thầy thuốc và các nhân viên y tá.

Dược sĩ là người được đào tạo những kiến thức về chuyển hóa thuốc trong cơ thể, những phản ứng bất lợi của thuốc, tương tác qua lại giữa các loại thuốc, công thức phối hợp thuốc để đạt hiệu quả chữa bệnh an toàn cho con người.

điều dưỡngDược sĩ là người được đào tạo những kiến thức về chuyển hóa thuốc trong cơ thể

II. Công việc hàng ngày của dược sĩ

Nghề dược là nghề hàng ngày liên quan đến dược phẩm, được phân chia thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người… 

Dược sĩ học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học - hai ngành trọng yếu dùng kiến thức của dược để bào chế ra các dược phẩm phục vụ cho sức khỏe của con người.

Công việc của dược sĩ bao gồm:

  • Phân phối thuốc theo đơn khám bệnh của bác sĩ. Tư vấn cho bác sĩ và những người về ngành y về sự lựa chọn, liều lượng và tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời theo dõi bệnh nhân đã kê đơn thuốc để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối và hiệu quả của việc sử dụng thuốc. 

  • Điều chế các loại dược phẩm phục vụ cho việc điều trị sức khỏe, bệnh tình của bệnh nhân.

III. Muốn học Ngành dược sĩ, cần những tố chất gì?

Những phẩm chất giúp bạn thành công khi theo đuổi nghề dược sĩ:

  • Kiên trì, cẩn thận và ngăn nắp: Nơi làm việc của dược sĩ phải sạch sẽ, đủ ánh sáng và vô trùng. Khi làm việc với dung dịch hay sản phẩm dược liệu độc hại, dược sĩ đeo găng và mặt nạ, có sự hỗ trợ của các thiết bị bảo vệ khác. Làm nghề dược tức là bạn đang tiếp xúc với những công việc đòi hỏi tính chính xác và bền bỉ cao nhất, quyết định của người dược sĩcó ảnh hưởng đến sinh mạng con người.

  • Có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hoá học và sinh học: Dược học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học.

  • Nhân hậu và luôn đặt y đức lên hàng đầu: Lòng nhân hậu chính là đức tính đầu tiên cần có của một thầy thuốc. Làm nghề y, bạn sẽ phải tiếp xúc với những nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần của đồng loại. Nếu bạn không có lòng thương người, bạn sẽ không bao giờ đặt được mình vào hoàn cảnh bệnh nhân, cảm nhận nỗi đau của họ để hết lòng cứu chữa. Một bác sĩ biết yêu thương bệnh nhân sẽ biết cách giúp họ nhiều nhất theo khả năng của mình.

  • Ham đọc sách, thích khám phá, tìm tòi: Dược sĩ là công việc phải nghiên cứu, điều chế ra nhiều loại thuốc có tác dụng cao trong việc chữa trị nên việc trau dồi thêm nhiều kiến thức là điều cần thiết. 

  • Có đầu óc, tư duy kinh doanh: Dược sĩ trong ngành công nghiệp dược có thể chuyên về tiếp thị, kinh doanh, nghiên cứu, kiểm tra chất lượng, sản xuất, đóng gói hay những lĩnh vực khác vì thế thêm một chút đầu óc kinh doanh cũng rất hợp trong nghề này.

Tiềm năng của ngành dược là rất lớn khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng nhanh. Thế kỷ XXI, trên thế giới đã chứng kiến sự phát triển rất mạnh của ngành dược, tại Việt Nam, đây là một nghề đầy triển vọng. Do số trường đào tạo ngành Dược ở nước ta không nhiều nên bạn sẽ tránh được việc cạnh tranh quá gắt gao.

Thu nhập trung bình của dược sĩ tương đối cao, cơ hội làm việc phong phú tại các bệnh viện, trung tâm nghiên cứu ở các thành phố lớn như: việc làm dược sĩ tại Hà Nội, việc làm dược sĩ tại Đà Nẵng, việc làm dược sĩ tại Hồ Chí Minh. Đây là một nghề rất linh hoạt, có nhiều cơ hội để tự khẳng định mình, phát triển khả năng kinh doanh, công việc nhẹ nhàng và tao nhã.

IV. Kỹ năng cơ bản để dược sĩ thành công trong nghề trình dược?

Dược sĩNhững kỹ năng cơ bản mà dược sĩ cần có để thành công.

1. Kỹ năng tạo ấn tượng với người đối diện

Trình dược viên chuyên nghiệp là người biết tạo ấn tượng cho khách hàng ngay từ lần đầu gặp gỡ, tiếp xúc qua điện thoại hoặc phương thức giao tiếp trên mạng xã hội như FaceBook. Việc gây ấn tượng tốt với khách hàng sẽ tạo cho họ sự tin tưởng về sản phẩm thuốc mà trình dược viên chào bán. Đây là kỹ năng đầu tiên mà bất cứ dược sĩ nào làm công tác trình dược cần phải có.

2. Luôn trau dồi kiến thức và mở rộng hiểu biết

Việc kết hợp sự quyết tâm, khát khao của dược sĩ trẻ với sự từng trải và kinh nghiệm của những dược sĩ đồng nghiệp sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng marketing dược. Hãy nghiên cứu kinh nghiệm của những trình dược viên đã thành công và học những bí quyết, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của họ để rút kinh nghiệm nhằm xây dựng cho mình kỹ năng kinh doanh nghề dược trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

3. Kỹ năng giao tiếp khéo léo trong bán hàng

Kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm không chỉ đơn thuần là bán được sản phẩm mà mục tiêu của dược sĩ chính là cung cấp cho y sĩ, bác sĩ các thông tin về thuốc mới nhất và giúp họ đưa phác đồ điều trị dùng thuốc phù hợp nhất để giải quyết các vấn đề sức khỏe của người bệnh. Một tác phong nhanh nhẹn, năng động kết hợp với kỹ năng giao tiếp sẽ giúp dược sĩ tư vấn và đàm phán thành công với đối tác kinh doanh. 

4. Kỹ năng sáng tạo, linh hoạt trong kinh doanh

Đây được xem là khả năng “kết nối” các mối quan hệ với các thầy thuốc để có giải pháp thống nhất cho những vấn đề nảy sinh trong đấu thầu thuốc bệnh viện. Kỹ năng này rất quan trọng bởi một trình dược viên chuyên nghiệp phải luôn biết đề ra các giải pháp tối ưu hóa nhu cầu và tư vấn giải quyết các vấn đề. Tính sáng tạo không chỉ dừng lại ở các ý tưởng mới mẻ mà trình dược viên còn phải biết tối ưu khi ra quyết thực hiện ý tưởng đó.

5. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Kinh doanh bất kể ngành nghề gì cũng luôn các mối quan hệ, thương vụ không chỉ thuần túy là sự tương tác đơn lẻ giữa người bán và người mua. Hiện nay, hầu hết các hoạt động bán hàng của công ty dược thông qua trình dược viên đều được xây dựng nhằm hướng đến việc duy trì mối quan hệ dài hạn với các bác sĩ, bệnh viện. Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng hiện tại và tiềm năng chính là điểm mấu chốt thành công để có được sự trân trọng và tin cậy của khách hàng đối với người thầy thuốc làm kinh doanh dược phẩm.

V. Kết luận

Trên đây là một số chia sẻ về công việc của dược sĩ cũng như những kỹ năng cần có của ngành dược. Hy vọng bài viết của 123job.vn đã đem đến thông tin hữu ích giúp bạn tìm hiểu ngành dược đầy đủ và bổ ích nhất. Chúc các bạn thành công!