Đối với các nhà quản trị, việc hoạch định kế hoạch Marketing là điều vô cùng quan trọng. Đó là chính là một phần của công việc quản trị Marketing. Vậy quản trị Marketing là gì, các quan điểm quản trị Marketing hiện nay...
Thông thường ở các trường đại học, ngành Marketing sẽ được chia ra thành các chuyên ngành nhỏ hơn để đảm bảo tính chuyên sâu trong đào tạo. Các ngành đó là quản trị Marketing, truyền thông Marketing, quản trị bán hàng. Mỗi một ngành sẽ học những vấn đề mang tính đặc thù trong Marketing như truyền thông nội bộ, truyền thông đa phương tiện, kênh bán hàng… Trong đó, quản trị Marketing là bao quát hơn cả.
I. Quản trị Marketing là gì?
1. Marketing là gì?
Thuật ngữ Marketing được sử dụng từ khá lâu, ngay từ đầu những năm của thế kỷ XX và xuất phát từ Mỹ. Tại đây, người ta giảng dạy Marketing như là một môn học và có nhiều ứng dụng trong thực tế. Có nhiều cách để hiểu về khái niệm Marketing, họ gọi đó là tiếp thị, là quảng cáo… và nhiều cách gọi khác nữa. Tuy vậy, để dịch ra tiếng Việt thì vẫn chưa có thuật ngữ nào thật sự chính xác để diễn tả đầy đủ ý nghĩa của khái niệm này.
Mọi người có thể hiểu Marketing là thực hiện nhiều cách và thông qua nhiều phương tiện khác nhau để đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng và thúc đẩy quá trình tiêu thụ chúng. Do đó, Marketing là tổ hợp của nhiều công việc khác nhau như quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân. bán hàng trực tiếp…
2. Quản trị Marketing là gì?
Quản trị marketing là gì? Quản trị là công việc khá phổ biến đối với các doanh nghiệp, tổ chức. Đó là việc phân tích, đánh giá, hoạch định, giám sát và đề xuất hướng đi cho các kế hoạch hoặc dự án nào đó. Vậy quản trị Marketing là gì? Đó là việc nhà quản trị hoạch định các phương án, chiến lược cho kế hoạch Marketing của thương hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá các phương án. Từ đó, việc đạt được mục tiêu Marketing trở nên dễ dàng hơn. Hiện nay, để có thể làm tốt công việc này, bạn nên đăng ký theo học ngành quản trị Marketing này tại các trường Đại học có tiếng ở Việt Nam và trên thế giới.
Quản trị Marketing là gì
II. Đặc điểm của quản trị Marketing
Quản trị Marketing mang những đặc thù của một ngành quản trị nói chung. Tuy nhiên có thiên hướng tới các vấn đề về Marketing và các phạm trù thuộc về Marketing. Dưới đây là các đặc điểm nổi bật của quản trị Marketing:
- Quản trị marketing bao gồm các công việc được nối tiếp nhau và làm theo thứ tự tuần tự trước sau.
- Hoạt động quản trị Marketing cần phải bám thật chắc tới những mục tiêu đã đề ra.
- Vấn đề cốt lõi quyết định tới các kế hoạch chiến lược của quản trị Marketing là khách hàng và những giá trị khác biệt mà thương hiệu, công ty cam kết đem tới.
- Để hoạt động quản trị Marketing có thể dễ dàng đánh giá kết quả thì mục tiêu cần bám sát các chỉ số và được đề ra trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Nhà quản trị Marketing luôn cần giám sát và đề ý tới các hoạt động để đảm bảo đúng tiến độ.
- Đối với hoạt động Marketing, để đạt được thành công cần sự phối hợp và hợp tác của nhiều phòng ban như bộ phận truyền thông, Designer…
- 4P Marketing là một trong những căn cứ quan trọng để hoạch định chiến lược quản trị Marketing.
III. Vai trò của quản trị Marketing đối với doanh nghiệp
Bộ phận quản trị luôn là bộ phận quan trọng mang tính hoạch định chiến lược và đề xuất các hướng đi cho doanh nghiệp. Và quản trị Marketing cũng không ngoại lệ, hoạt động này đem tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
1. Kết nối doanh nghiệp với thị trường
Các định hướng mà hoạt động quản trị Marketing vạch ra đều cần phải đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của khách hàng, chính vì vậy các nhà quản trị Marketing sẽ vô cùng thấu hiểu về thị trường. Họ được coi là cầu nối để kết nối giữa hai bên, thị trường và doanh nghiệp và ngược lại. Để làm được điều này, nhà quản trị Marketing không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng của mình, họ có thể tham khảo thêm nhiều sách quản trị Marketing hay hay trao đổi kinh nghiệm với những nhà quản trị khác. Dưới đây là một số đầu sách quản trị Marketing hay dành cho các bạn tham khảo:
- Marketing giỏi phải kiếm được tiền.
- 22 quy luật bất biến trong Marketing
- Marketing Plan
2. Liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp
Như đã đề cập ở phần trên, hoạt động quản trị Marketing bao gồm nhiều công việc khác nhau như phân tích, đánh giá, đề xuất, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch Marketing. Do đó, đây là bộ phận hiểu rất kỹ về hoạt động của các phòng ban khác. Ngoài ra, chức năng liên kết và thúc đẩy các bộ phận thực hiện kế hoạch đúng tiến độ là điều quản trị Marketing cần đạt được.
3. Nâng cao năng suất
Hoạt động giám sát và thúc đẩy luôn luôn được đề cao trong quản trị Marketing, cũng chính vì vậy các vấn đề như chậm tiến độ công việc, hoàn thành dự án không đúng hạn là điều hiếm gặp phải khi doanh nghiệp có một nhà quản trị Marketing giỏi. Điều này góp phần cải thiện năng suất làm việc của từng phòng ban và từng cá nhân. Từ đó tăng năng suất làm việc cho toàn bộ phận Marketing.
IV. Các công việc liên quan đến quản trị Marketing
Hoạt động quản trị Marketing liên quan tới nhiều hoạt động và công việc, dưới đây là một trong số chúng:
- Nghiên cứu, phân tích nhu cầu, mong muốn và những mối quan tâm của khách hàng. Từ đó thực hiện kế hoạch đánh giá và lên chiến lược đáp ứng nhu cầu của họ.
- Nhạy cảm trong việc tìm ra các vấn đề ảnh hưởng tới hoạt động Marketing và giảm sản lượng bán từ đó tìm hiểu về nguyên nhân và đề xuất các giải pháp có cơ sở và tính chiến lược cao.
- Phân tích môi trường vĩ mô và các môi trường ngành để đưa ra ý kiến và đề xuất giải pháp cải tiến sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp.
Các công việc của quản trị Marketing
V. Tìm hiểu cơ hội phát triển của ngành quản trị Marketing
1. Tại sao nên học Quản trị Marketing?
Đây là câu hỏi đầu tiên bạn nên hỏi mình nếu quyết định theo đuổi lĩnh vực này. Quản trị Marketing sẽ mở ra nhiều cánh cửa mới cho sự nghiệp của bạn vì đây là công việc không thể thiếu ở hầu hết các công ty, hơn nữa, nó lại ngày càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Các kĩ năng và kĩ thuật bạn được học trong ngành này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn sau này.
2. Quản trị Marketing có phải lựa chọn phù hợp cho bạn?
Quản trị Marketing là ngành dành cho tất cả mọi người – đó là một nghề nghiệp thú vị và bổ ích, nhưng bạn cần có sự kết hợp của một vài đặc điểm tính cách để làm trong ngành. Mặc dù các chuyên gia thành công về Quản trị Marketing đến từ những nơi khác nhau nhưng ở họ đều có điểm chung. Để theo đuổi ngành này, bạn cần năng động, sáng tạo, làm việc tốt trong môi trường nhóm, có định hướng cụ thể; là người có kế hoạch nhưng có thể linh hoạt ứng biến tùy theo hoàn cảnh. Bạn cần phải trở thành một nhà lãnh đạo lúc cần thiết và là một người toàn năng khi cần. Bên cạnh đó, bạn phải biết cập nhật xu hướng mới và có khả năng thấu hiểu khách hàng.
3. Đâu là cơ hội việc làm cho ngành Quản trị Marketing?
Một câu hỏi quan trọng tiếp theo là liệu Quản trị Marketing có phải là con đường lập nghiệp tốt để lựa chọn? May mắn thay, ngành Quản trị Marketing ngày càng chiếm vị trí quan trọng và trở thành một ưu tiên trong nhiều công ty. Do đó, sau khi học ngành Quản trị Marketing, bạn có thể tìm được việc làm ở bất cứ nơi đâu, miễn là trình độ ngoại ngữ của bạn không quá tồi.
Khi bạn nghiên cứu về lĩnh vực này, bạn thường không nghiên cứu một loại hình cụ thể hoặc một lĩnh vực kinh doanh riêng, bạn sẽ nghiên cứu về Marketing nói chung và tất cả những gì liên quan đến nó. Khi bạn tốt nghiệp, bạn có thể làm việc cho một hãng xe hơi, một công ty thực phẩm, thời trang, một chuỗi thương hiệu nào đó,… Cơ hội nghề nghiệp vô tận đang mở ra trước mắt bạn.
VI. Tiến trình quản trị Marketing trong doanh nghiệp
Quản trị Marketing bao gồm các công việc có tính liên quan và gắn bó mật thiết với nhau. Dưới đây là 5 bước cơ bản trong tiến trình quản trị Marketing trong doanh nghiệp:
1. Phân tích môi trường Marketing
Phân tích môi trường Marketing là việc tìm hiểu kỹ tới các yếu tố về môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Từ đó lập bảng SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tới doanh nghiệp cũng như hoạt động Marketing hiện tại. Thông qua bảng SWOT này, nhà quản trị Marketing sẽ nhìn ra các chiến lược và đề xuất được các cơ hội để giải quyết vấn đề hiện tại.
2. Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường
Thị trường vô cùng rộng lớn, do đó việc lựa chọn thị trường mà doanh nghiệp hướng tới hay thị trường mục tiêu là điều vô cùng quan trọng. Điều này giúp doanh nghiệp và kế hoạch Marketing “đánh sâu và đánh chuẩn” hơn cũng như dễ dàng hơn trong việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Có nhiều cách khác nhau để lựa chọn thị trường mục tiêu. Bạn có thể lựa chọn thị trường theo khu vực địa lý, giới tính, độ tuổi, thị trường ngách hoặc giới hạn thị trường theo hành vi và sở thích của từng nhóm khách hàng.
Có 3 bước cơ bản trong quá trình lựa chọn thị trường mục tiêu của nhà quản trị Marketing, đó là: Phân đoạn thị trường bằng việc xác định các căn cứ, tiêu chí phân đoạn; Chọn lựa thị trường mục tiêu (là đoạn thị trường hấp dẫn nhất) và cuối cùng là định vị thị trường thông qua việc xác định vị thế, ưu thế của từng đoạn thị trường.
3. Thiết lập chiến lược và lập kế hoạch Marketing
Chiến lược và kế hoạch Marketing cần bám sát vào thị trường, doanh nghiệp và được đề xuất từ những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp hiện tại.
4. Hoạch định các chương trình Marketing
Chương trình Marketing chính là các hoạt động cụ thể được triển khai trên các nền tảng, phương diện và công cụ nào. 4P Marketing được coi là một chiến lược tốt để gợi ý việc hoạch định các chương trình cho nhà quản trị Marketing. Các yếu tố trong4P Marketingbao gồm Sản phẩm, giá cả, phân phối và truyền thông. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về chiến lược này thông qua bài viết “4P Marketing là gì? Các bước phát triển 4P trong Marketing Mix” tại website của 123job.vn. Ngoài ra sự hỗ trợ của các phương tiện, công cụ trong ngành truyền thông là điều không thể thiếu để việc đưa sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng đem lại hiệu quả hơn. Một số công cụ có thể kể tới như: Xúc tiến bán, quảng cáo, marketing trực tiếp, quan hệ công chúng…
5. Tổ chức thực hiện và kiểm tra Marketing
Việc thực hiện theo kế hoạch Marketing cần đảm bảo đúng tiến độ, thời gian và hiệu quả đề ra. Để làm được điều này, nhà quản trị cần có bộ óc nhanh nhạy và khả năng phán đoán cũng như năng lực tạo động lực làm việc cho các bộ phận, phòng ban trong Marketing. Quản trị Marketing cũng cần thực hiện việc kiểm tra Marketing theo các cách như kiểm tra theo kế hoạch năm, kiểm tra khả năng sinh lời, kiểm tra chiến lược. Tất cả các hoạt động này đều góp phần thúc đẩy tiến độ công việc và tăng năng suất cũng như hiệu quả của hoạt động Marketing.
VI. Kết luận
Quản trị Marketing là bộ phận, hoạt động không thể thiếu trong Marketing. Nó là hoạt động trực tiếp đề xuất các hướng đi, chiến lược cho toàn bộ chuỗi công việc cần thực hiện trong Marketing. Chính vì lẽ đó, để trở thành các nhà quản trị Marketing, bạn không những phải liên tục nâng cao trình độ chuyên môn của mình mà còn phải rèn luyện nhiều kỹ năng khác như kỹ năng thấu hiểu tâm lý con người, khả năng nắm bắt cơ hội nhạy bén, kỹ năng quan sát và nghiên cứu thị trường…. Chúc các bạn nhận được nhiều thông tin hữu ích trong bài viết này.
Xem thêm:
Mẫu CV Quản Trị Marketing - Event thiết kế chuẩn nhất 2019
Mẫu CV Truyền Thông, Media thiết kế chuẩn nhất 2019
[Tiết lộ] công việc nhân viên marketing là gì?
Kinh nghiệm viết cv ngành Marketing - PR cho người mới bắt đầu