Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Vậy FDI là gì? Trong đầu năm 2021, có những dự án FDI nào nổi bật vào Việt Nam? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về FDI nhé!

Sau 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Có thể thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực rất lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Vậy FDI là gì? Vốn FDI là gì? Vai trò của vốn FDI là gì? Theo dõi tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm một số thông tin có liên quan đến FDI là gì, công ty FDI là gì cũng như thống kê FDI vào Việt Nam qua các năm nhé!

I. FDI là gì? Vốn FDI là gì?

1. Khái niệm FDI là gì?

Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau xung quanh câu hỏi FDI là gì. Và dưới đây là một số khái niệm mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài hay còn được gọi là FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một công ty, doanh nghiệp hoạt động ở trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích chính của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì FDI là dòng đầu tư ròng (thuần) vào một quốc gia để cho nhà đầu tư có được quyền quản lý lâu dài (nếu nắm được ít nhất 10% cổ phần thường) trong một công ty, doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác (đối với chủ đầu tư).

Khái niệm FDI là gì?

Khái niệm FDI là gì?

Còn theo Luật Đầu tư Việt Nam thì khái niệm FDI là gì được hiểu là hình thức đầu tư do các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ loại tài sản nào vào một quốc gia khác để có được quyền sở hữu, quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia này với mục tiêu chính là tối đa hóa lợi ích của mình.

Còn vốn FDI là nguồn tiền đầu tư dài hạn của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước tiếp nhận đầu tư. Theo tính chất đầu tư thì vốn FDI được chia thành các loại như vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ. Còn theo ý định của nhà đầu tư thì vốn FDI bao gồm vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả và vốn tìm kiếm thị trường.

2. Nguồn gốc và bản chất

Mặc dù có sự xuất hiện muộn hơn so với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến vài chục năm nhưng FDI là gì đã nhanh chóng thiết lập được vị trí của mình trong quan hệ quốc tế. Dần trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử và là một phần không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới.

Về bản chất, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu giữa hai bên trong đó một bên là nhà đầu tư, còn bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, cụ thể thì bản chất của FDI là:

  • Có sự thiết lập giữa quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư.
  • Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư thì cần thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý.
  • Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nước đầu tư với nước bản địa.
  • Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia.
  • Luôn có sự gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.

3. Đặc điểm của FDI là gì?

  • Mục đích hàng đầu của FDI là gì chính là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
  • Đây là hình thức đầu tư bằng nguồn vốn của tư nhân, do các chủ đầu tư tự quyết, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Bên cạnh đó, họ còn được tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư cũng như hình thức đầu tư… Vì thế có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất để mang lại lợi nhuận cao.
  • Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu nhất định trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định để được giành quyền điều hành hay là tham gia điều hành doanh nghiệp nhận đầu tư.
  • Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia, lợi nhuận cũng như những rủi ro sẽ được phân chia theo tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định.
  • Thu nhập mà chủ đầu tư thu được sẽ phụ thuộc vào kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn ra để đầu tư, vì thế nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải là lợi tức.
  • Thông thường, FDI sẽ được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ 1 doanh nghiệp đang hoạt động bằng việc mua cổ phiếu.

Đặc điểm của FDI là gì?Đặc điểm của FDI là gì?

4. Vai trò của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư là gì?

4.1. Tác động tích cực

  • Thu hút vốn đầu tư;
  • Nhận chuyển giao công nghệ và các kỹ năng quản lý;
  • Phát triển và mở rộng quy mô các ngành và các vùng;
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nội địa và kinh doanh tư nhân;
  • Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế;
  • Có tác động tích cực tới cán cân thanh toán quốc tế;
  • Tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp;
  • Là nguồn thu ngân sách lớn.

4.2. Tác động tiêu cực

  • Sự phụ thuộc vào nước đầu tư về công nghệ;
  • Sự can thiệp của nước ngoài vào các chính sách cũng như kế hoạch phát triển kinh tế;
  • Ảnh hưởng và làm thay đổi các giá trị về văn hóa;
  • Có thể làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn;
  • Có thể là nguyên nhân làm thâm hụt cán cân thanh toán.                          

II. Doanh nghiệp FDI là gì?

1. Doanh nghiệp FDI là gì?

Ở phần I chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về FDI là gì, đặc điểm của FDI là gì, vai trò của FDI là gì? Vậy doanh nghiệp FDI là gì? Công ty FDI có vai trò gì đối với nền kinh tế thị trường? Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của mình. Hình thức của công ty FDI bao gồm:

2. Các hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI

Một số hình thức đầu tư để trở thành doanh nghiệp FDI là:

  • Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác;
  • Thành lập các chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam;
  • Đầu tư dựa theo hình thức hợp đồng BBC.

Lưu ý: Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn được gọi là hợp đồng BCC là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm mục đích chính là hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo những quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

3. Đặc điểm của doanh nghiệp FDI

  • Thực hiện thiết lập về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài tới nơi nước tiếp nhận đầu tư.
  • Thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý với những nguồn vốn đã được thực hiện đầu tư.
  • Nguồn vốn nước ngoài cũng được xem là một cách hiệu quả để mở rộng thị trường và tổ chức đa quốc gia.
  • Có sự chuyển giao giữa công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm từ nước ngoài với tổ chức tiếp nhận đầu tư.
  • Có sự liên kết chặt chẽ giữa các thị trường trong và ngoài nước khi có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Vai trò của doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế thị trường

  • Tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế
  • Khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh, tự động tăng chất lượng sản phẩm và hiện đại hóa dây chuyền sản xuất.
  • Năng suất được tăng cao, giá thành sản phẩm từ đó phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, thúc đẩy chi tiêu.
  • Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch cùng với đó là phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư vốn FDI.
  • Xây dựng được mô hình doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn.
  • Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, các công ty FDI có thể tiếp thu được những kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kinh nghiệm quản lý kinh doanh của họ.
  • Đảm bảo được tính hiệu quả của nguồn vốn FDI.

III. Thống kê FDI vào Việt Nam qua các năm

Thống kê FDI vào Việt Nam qua các nămThống kê FDI vào Việt Nam qua các năm (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Dưới đây là một số thống kê FDI vào Việt Nam qua các năm mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

  • Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong năm 2018 số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam bao gồm số vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và số vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt mức 35,46 tỷ USD bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017.
  • Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2019 thì số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam bao gồm số vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và số vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt mức 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018. Đây cũng được xem là con số cao nhất trong vòng 10 năm gần đây.
  • Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến ngày 20/12/2020 số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam bao gồm số vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và số vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt mức 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019.
  • Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến 20/5/2021, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam bao gồm tổng số vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và số vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt mức 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt con số 7,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2020.

IV. Điểm tên những dự án FDI nổi bật vào Việt Nam trong đầu năm 2021

Ở giai đoạn đầu năm 2021, hàng loạt những dự án FDI có vốn đầu tư khủng đã được đầu tư vào Việt Nam. Trong đó có không ít nhà đầu tư ở lĩnh vực công nghệ quan tâm đến Việt Nam và xem đây là “mảnh đất vàng”. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì trong tháng 1/2021 tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt mức là hơn 2 tỉ USD.

Trong đó những tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu đầu tư vào 14 ngành, lĩnh vực, trong đó 2 ngành là công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt mức gần 1,54 tỉ USD, chiếm khoảng 76,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đáng chú ý là trong những tháng đầu năm 2021, đã có nhiều dự án FDI "khủng" được đầu tư tại các địa phương, nổi bật là các tỉnh như tại Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Đồng Nai…

những dự án FDI nổi bật vào Việt Nam trong đầu năm 2021

Những dự án FDI nổi bật vào Việt Nam trong đầu năm 2021

Dưới đây là một số dự án FDI lớn được đầu tư vào Việt Nam những tháng đầu năm 2021:

  • Vào ngày 05/02/2021, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án nhà máy Lioncore tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 30 triệu USD.
  • Tại Hải Phòng, những ngày đầu tháng 02 năm 2021, UBND Thành phố cũng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án LG Display Hải Phòng cho Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng với tổng số vốn đầu tư 750 triệu USD.
  • Ngày 21/3/2021, UBND tỉnh Long An cũng đã trao Quyết định đầu tư và cùng với đó là cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án Nhà máy Điện LNG Long An I&II với tổng mức đầu tư đạt 3,1 tỷ USD.

V. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về vốn FDI là gì, doanh nghiệp FDI là gì, thống kê FDI vào Việt Nam qua các năm mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về FDI là gì. 123job cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!