Phiếu đại cử tri là lá phiếu có tính đại diện khi cử tri Mỹ sẽ không trực tiếp quyết định ai trở thành Tổng thống mà để đại cử tri thực hiện việc này. Tìm hiểu thật kỹ về vai trò của lá phiếu này trong bài viết dưới đây nhé!

Vào ngày 3 tháng 11 này, khi người dân Mỹ xếp hàng bầu cử tổng thống cho nhiệm kỳ 4 năm tới, trên thực tế, họ không phải trực tiếp bầu tổng thống, mà là bầu cho những Đại cử tri đại diện của từng tiểu bang, những Đại cử tri này sẽ thay mặt họ bầu tổng thống. Hai ứng cử viên nặng ký đang ngày ngày tranh đua nhau là Donald TrumpJoe Biden. Dưới đây là phân tích sơ lược về hệ thống bầu cử theo phiếu Đại cử tri và đặc điểm nổi bật của nó, cũng như phân tích về các tiểu bang Chiến trường trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

I. Đại cử tri là gì?

1. Khái niệm 

Đại cử tri đoàn (tiếng Anh: Electoral College) của Hoa Kỳ là một thuật từ dùng để chỉ 538 đại cử tri tổng thống cứ bốn năm một lần họp lại để bầu lên Tổng thống và Phó tổng thống Hoa Kỳ. Các đại cử tri tổng thống được bầu lên theo thể thức phổ thông đầu phiếu vào ngày được gọi theo truyền thống là "ngày bầu cử". Thực tế, đây mới chính là những người sẽ bầu trực tiếp ra Tổng thống và Phó Tổng thống chứ không phải người dân bình thường. Các đại cử tri tổng thống họp tại các tòa nhà quốc hội tiểu bang nhà của mình (hay tại Đặc khu Columbia) vào ngày thứ hai đầu tiên sau ngày thư tư lần thứ hai trong tháng 12 và vì thế không phải là một cuộc họp toàn quốc. Tại 51 cuộc họp (50 tiểu bang cộng Đặc khu Columbia), được tổ chức cùng ngày, các đại cử tri cùng bỏ phiếu. Chính vì có sự tập hợp kết quả bầu cử của 51 nhóm nên mới có định nghĩa kỹ thuật là đại cử tri đoàn mặc dù 51 nhóm này thực sự không có tập hợp về chung một nơi để bầu cử. Hệ thống đại cử tri đoàn, giống như một đại hội toàn quốc, là một nhân tố gián tiếp trong tiến trình bầu lên tổng thống.

Địa điểm bầu cử

Hệ thống bầu cử theo Cử tri Đoàn hiểu một cách nôm na là kết hợp giữa bầu cử phổ thông và bầu cử Quốc hội. 

2. Quy trình chọn đại cử tri

Để trở thành Đại cử tri, một người cần trải qua hai vòng bầu cử. Đầu tiên, các đảng ở mỗi bang sẽ chọn một loạt ứng viên đại cử tri tiềm năng trước ngày bầu cử. Tiếp đó, vào ngày bầu cử, cử tri phổ thông tại mỗi bang sẽ chọn ra đại cử tri ở bang đó bằng cách bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống.

Vòng 1

Không có quy định thống nhất về phương thức lựa chọn Đại cử tri trên toàn quốc mà mỗi bang có một quy định riêng. Về cơ bản, các đảng sẽ đề cử một danh sách đại cử tri tiềm năng tại kỳ họp đại hội đảng của bang mình hoặc họ có thể chọn thông qua một cuộc bỏ phiếu tại ủy ban trung ương đảng. Đây là những người có đóng góp nhiều cho Đảng hoặc các quan chức dân cử của bang hoặc lãnh đạo của Đảng đó hoặc là người có quan hệ chính trị hoặc cá nhân với ứng viên tổng thống của đảng mình.

Vòng 2

Cử tri phổ thông sẽ cùng lúc chọn ra Tổng thống và Đại cử tri. Việc này thực hiện trên cùng 1 lá phiếu Tên của đại cử tri tiềm năng có thể có hoặc không xuất hiện trên lá phiếu, (nếu có thì tên họ sẽ nằm dưới tên ứng viên tổng thống), tùy thuộc vào quy trình bầu cử và phương thức bỏ phiếu ở từng bang. Tuy nhiên cũng xuất hiện tình trạng tiếng nói của Đại cử tri không phản ánh đúng quan điểm của cử tri phổ thông khi Đại cử tri không giữ cam kết ủng hộ ứng cử viên Tổng thống như sự lựa chọn của cử tri phổ thông.

II. Hệ thống bầu cử theo Cử tri Đoàn

Khác với hầu hết hệ thống bầu cử trên thế giới mà ứng cử viên nhận được nhiều phiếu nhất sẽ đắc cử, hay còn gọi là bầu cử theo số phiếu phổ thông. Bầu cử Tổng thống của Mỹ có sự khác biệt, được gọi là Cử tri Đoàn (Electoral College), mà ở đó các Đại cử tri (Electors) sẽ là người trực tiếp bỏ phiếu quyết định ai là Tổng thống, chứ không phải là cử tri phổ thông. Điều này nghĩa là, những Đại cử tri đó sẽ thay mặt cho người dân (đã bầu chọn Đại cử tri) để bầu Tổng thống. 

Hệ thống bầu cử theo Cử tri Đoàn hiểu một cách nôm na là kết hợp giữa bầu cử phổ thông và bầu cử Quốc hội. Lý do nó giống bầu cử phổ thông là nó vẫn chủ yếu dựa vào số lượng phiếu bầu phổ thông của dân chúng. Vì Đại cử tri của mỗi bang được lựa chọn theo phương thức phiếu phổ thông của từng bang. Trong toàn bộ các cuộc bầu cử từ năm 1788 đến nay, nước Mỹ có 58 cuộc bầu cử Tổng thống thì chỉ có 5 lần người đắc cử có số phiếu phổ thông thấp hơn, đó là vào năm 1824, 1876, 1888, 2000, 2016. Hai lần gần nhất là vào năm 2016 với Tổng thống Donald Trump và vào năm 2000 với người đắc cử là George Bush.

Đặc điểm của hệ thống bầu cử Cử tri Đoàn giống với bầu cử Quốc hội, với số lượng Đại cử tri của một tiểu bang bằng số lượng nghị sĩ quốc hội của tiểu bang đó. Tức là bằng tổng số lượng của Thượng nghị sỹ (cố định là 2) và số lượng Hạ nghị sĩ (Dân biểu) của bang đó. Trên toàn quốc, con số này sẽ là số tổng nghị sĩ của Thượng viện và Hạ Viện (cộng thêm đại diện của đặc khu Washington). Đại cử tri của từng bang sẽ đại diện cho cử tri của những bang đó để bầu Tổng thống.

Có một điểm cần chú ý là Đại cử tri được chọn không phải là thành viên Quốc hội hoặc có nắm chức vụ nào trong chính phủ liên bang.

Tại Hoa Kỳ, mỗi bang có 2 Thượng nghị sĩ, bất kể là dân số của bang đó nhiều hay ít. Chẳng hạn như, tiểu bang California có dân số lớn nhất nước, sẽ có 2 đại diện tại Thượng Viện; còn tiểu bang có dân số ít như Wyoming thì cũng có 2 đại diện. Còn số lượng Hạ nghị sĩ của mỗi bang được quyết định dựa vào dân số của bang đó, như vậy, với những tiểu bang có dân số thấp thì có ít Hạ nghị sĩ tại Hạ Viện và ngược lại. 

Cụ thể, California là tiểu bang có số lượng dân biểu nhiều nhất với 53 dân biểu do tiểu bang này có dân số lớn nhất Hoa Kỳ. Như vậy, số lượng Đại cử tri mà California có sẽ là tổng của số Đại cử tri đại diện cho Thượng nghĩ sĩ (2) và Đại cử tri đại diện cho Hạ nghị sĩ (53), tổng cộng là 55. Đây cũng là tiểu bang mà có số lượng Đại cử tri nhiều nhất của Hoa Kỳ. 

Vậy theo một công thức toán học đơn giản: 

Số lượng Tổng phiếu Đại cử tri của toàn Hoa Kỳ sẽ bằng: số lượng Thượng nghị sĩ (100) + số lượng Hạ nghị sĩ (435) + đại diện của đặc khu Washington (3) = 538. 

Để đắc cử tổng thống thì số lượng phiếu Đại cử tri tối thiểu mà ứng cử viên cần giành được phải “quá bán”, là từ 270 phiếu trở lên (lớn hơn 538/2=269).

III. Lý do bầu cử theo hệ thống Đại cử tri

Những Người cha Lập quốc của nước Mỹ (Founding Fathers) đã có nhiều lý do để “thiết kế” ra hệ thống bầu cử này. James Madison, Tổng thống thứ 4 của Hoa Kỳ và là một trong những người viết Hiến pháp Hoa Kỳ - đã đưa ra lý do là, số đông không phải lúc nào cũng đúng, mà bầu cử cần dựa vào những cử tri có năng lực phân tích phán đoán ở khâu cuối cùng là trực tiếp bầu Tổng thống.

Nếu theo hệ thống phiếu phổ thông, các ứng cử viên sẽ “nhắm” sự quan tâm và những lời hứa tranh cử tới những tiểu bang có dân số lớn, nơi tập trung những thành phố và khu công nghiệp lớn, khiến những tiểu bang nhỏ, tiểu bang vùng nông thôn ít được chú ý. Chẳng hạn, các ứng cử viên sẽ nhắm vào tiểu bang lớn như California, Texas mà bỏ qua những tiểu bang nhỏ như Montana, Wyoming.

Vì vậy, bầu cử theo phiếu Đại cử tri sẽ bảo vệ những tiểu bang nhỏ và khu vực nông thôn. Do các tiểu bang nhỏ cũng có số lượng số phiếu đại cử tri nhất định, khiến các ứng cử viên tổng thống cũng phải quan tâm, và có những cam kết khi tranh cử với những tiểu bang này. Hiện nay số phiếu đại cử tri tối thiểu mà một tiểu bang có là 3 phiếu.  

Khi những tiểu bang lớn không phải là trọng tâm “ưu ái”, thì sẽ có sự giảm tải đối với những vấn đề và mối quan tâm ở những tiểu bang này - vốn không hẳn là vấn đề của toàn bộ đất nước.

Vậy đặt câu hỏi là, nếu bầu cử theo phiếu Đại cử tri, thì liệu phiếu phổ thông có quan trọng không? Câu trả lời là phiếu phổ thông vẫn rất quan trọng vì Đại cử tri được bầu căn cứ trên số phiếu phổ thông. 

2 đảng

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ chế “được ăn cả, ngã về không” dần dần tạo thành hệ thống 2 đảng. 

IV. Tại sao lại có bang Chiến trường?

Trong hệ thống Cử tri Đoàn, đối với hầu hết tiểu bang (48 tiểu bang và đặc khu Washington), kết quả bầu cử Đại cử tri của bang đó được tính trên cơ sở “được ăn cả, ngã về không”. Nghĩa là, ứng cử viên đảng nào dành được nhiều số phiếu phổ thông nhất của bang sẽ dành được toàn bộ số phiếu đại cử tri của bang đó, ngược lại, ứng cử viên kia (ít phiếu bầu phổ thông hơn) sẽ không được bất kỳ phiếu đại cử tri nào. 

Chiến thắng sít sao hay chiến thắng vang dội cũng như nhau, ứng cử viên nào có nhiều phiếu bầu phổ thông hơn] sẽ dành được hết số phiếu Đại cử tri của bang đó, đảng thắng cử với 99% số phiếu cũng tương tự với đảng thắng cử với số phiếu 51%. 

Ví dụ, tiểu bang Texas với số phiếu đại cử tri là 38, nếu ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa chiến thắng bang này với tỷ lệ số phiếu phổ thông là 55% so với số phiếu của đảng Dân chủ là 45%, thì toàn bộ số phiếu Đại cử tri của bang này sẽ thuộc về đảng Cộng hòa. Còn đảng Dân chủ sẽ không được bất kỳ số phiếu nào của bang này, cho dù có đến 45% cử tri của bang bầu cho họ. 

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ chế “được ăn cả, ngã về không” dần dần tạo thành hệ thống 2 đảng. Khi mới lập quốc, hệ thống chính trị Hoa Kỳ chia theo 2 phe, phe ủng hộ thể chế Liên bang (the Federalists) và phe phản đối (anti-Federalists). Dần dần qua thời gian, hiện nay nước Mỹ cũng hình thành hệ thống chính trị 2 đảng chính, gồm đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.

Cơ chế chính trị 2 đảng đã tạo ra những tiểu bang có kết quả bầu cử sít sao, do tỷ lệ cử tri ủng hộ của 2 đảng trong một tiểu bang là gần như tương đương hoặc không có sự chênh lệch lớn. Đặc biệt là trong khối cử tri độc lập của một bang không theo một đảng phái chính trị nào. Các tiểu bang như trên được gọi các tiểu bang “dao động” (Swing states) hay còn gọi là tiểu bang Chiến trường (Battleground states). 

Như vậy có thể thấy một đặc điểm nổi bật của các tiểu bang chiến trường là các tiểu bang này “không trung thành” với bất cứ với một đảng phái qua các cuộc bầu cử. 

Các bang này là mục tiêu của các chiến dịch tranh cử từ cả 2 đảng chính. Đó là lý do tại sao một nhóm các bang thường xuyên nhận được phần lớn quảng cáo và các vận động tranh cử của các ứng cử viên 2 đảng. Bang Chiến trường có thể thay đổi trong một số chu kỳ bầu cử nhất định và có thể được phản ánh trong cuộc thăm dò tổng thể, về nhân khẩu học và sự lôi cuốn, thu hút của những người được đề cử.

VI. Tiểu bang trung thành với một đảng

Trong khi đó, các bang thường xuyên trung thành bỏ phiếu cho một đảng duy nhất được gọi là các bang an toàn, vì người ta thường cho rằng ứng cử viên có đủ số lượng cử tri ủng hộ vững chắc tại bang đó. Sự ủng hộ của các tiểu bang này cho một đảng duy nhất thường được duy trì ổn định qua nhiều năm vì cơ sở cử tri ổn định. Nếu có thay đổi thì thường phải qua nhiều năm, do sự thay đổi về nhân khẩu học không thể xảy ra một sớm một chiều.

Sở dĩ cử tri trung thành vào một đảng tại bang đó, vì phần lớn cơ sở cử tri tại những bang này đồng thuận với những chủ trương của đảng phái đó, hay đồng thuận với ý thức hệ chính trị của đảng phái đó. Những tiểu bang có cơ sở cử tri có niềm tin tôn giáo sẽ thiên về đảng Cộng hòa, còn những tiểu bang với tư tưởng phóng khoáng theo chủ nghĩa tự do cấp tiến thì sẽ thiên về ủng hộ đảng Dân chủ. Ví như tiểu bang California, New York và vùng New England là những tiểu bang trung thành với đảng Dân chủ qua nhiều năm. Còn những tiểu bang thuộc vùng Đại bình nguyên Bắc Mỹ như Idaho, Wyoming, Montana, Utah… hay những tiểu bang vùng miền nam nước Mỹ như Alabama, Georgia, Mississippi, Louisiana… là những tiểu bang trung thành với đảng Cộng hòa.

Do vậy trong các cuộc vận động bầu cử, các ứng cử viên tổng thống sẽ ít dành thời gian và nguồn lực cho các bang trung thành, họ sẽ tập trung vào những bang Chiến trường - những bang mà có thể thay đổi cục diện kết quả của cuộc bầu cử. Nếu có vận động cũng chỉ là danh nghĩa. Tuy vậy, bài học năm 2016 với ứng cử viên Hillary Clinton là bà đã coi nhẹ tiểu bang Wisconsin, vốn là bang trung thành với đảng Dân chủ trong gần 3 thập kỷ qua, và ít dành thời gian vận động tranh cử tại tiểu bang này. Kết quả, ứng cử viên của đảng Cộng hòa lúc đó là Donald Trump đã thắng cử ở Wisconsin. 

VII. Tầm quan trọng của bang Chiến trường?

Do bang chiến trường có tỷ lệ ủng hộ 2 đảng sít sao và nếu thắng tại bang đó thì ứng cử viên sẽ được toàn bộ số phiếu đại cử tri của bang, nên cục diện bầu cử của bang đó có thể xoay chuyển kết quả của cả cuộc bầu cử. 

Trong năm nay (2020), theo các chuyên gia, bầu cử Mỹ chỉ xoay quanh 12 bang chiến trường. 

VIII. Một số bang Chiến trường quan trọng

Các bang tại Mỹ

Mỗi bang tại Mỹ lại có số phiếu đại cử chi khác nhau

Theo trang web phân tích chính trị FiveThirtyEight, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, những tiểu bang sau đây được tính là bang chiến trường: Arizona, Georgia, Florida, Iowa, Michigan, Minnesota, Nevada, New Hampshire, North Carolina, Ohio, Pennsylvania, Texas, và Wisconsin. 

1. Florida

Đây có thể coi là bang Chiến trường quan trọng nhất. Lý do là Florida có số phiếu đại cử tri nhiều thứ 3 trong tổng 51 tiểu bang bầu cử của Hoa Kỳ với 29 phiếu, chỉ đứng sau California (55 phiếu) và Texas (38 phiếu). Để thắng cử, ứng cử viên tổng thống phải đạt số phiếu đại cử tri tối thiểu là 270, vì vậy, với số phiếu đại cử tri là 29, Florida đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả bầu cử. Florida là bang đã từng 2 lần quyết định kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, vào năm 1876 và năm 2000. Đặc biệt vào năm 2000, ứng cử viên đảng Cộng hòa George Bush (con) đã thắng ứng cử viên đảng Dân chủ Al Gore với số phiếu cách biệt chỉ là 537 phiếu phổ thông. 

Từ năm 1964 đến nay, ứng cử viên đắc cử tổng thống đều thắng ở Florida, ngoại trừ một trường hợp vào năm 1992 khi Florida nghiêng về ứng cử viên đảng Cộng hòa George Bush (cha) nhưng ông lại thua Bill Clinton vào năm đó. 

2. Pennsylvania

Tiểu bang này có 20 phiếu đại cử tri, đứng thứ 5 trong các bang có nhiều phiếu đại cử tri nhất. 

Tuy vậy, do có sự chuyển dịch về dân số, nên số phiếu đại cử tri của Pennsylvania đã giảm dần trong 100 năm trở lại đây. Vào những năm đầu của thế kỷ 20, tiểu bang này có đến 38 số phiếu đại cử tri (chỉ đứng sau New York vào thời điểm đó). Năm 2016, Tổng thống Donald Trump thắng cử chỉ cách biệt 0,7% số phiếu phổ thông trước ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton tại tiểu bang này.

Theo các chuyên gia, bang Pennsylvania đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc bầu cử năm nay.

3. Ohio

Từ sau Thế chiến Thứ hai đến nay, chỉ trừ duy nhất một lần vào năm 1960, khi tiểu bang này bầu cho ứng cử viên đảng Cộng hòa Richard Nixon, nhưng cuối cùng ông Nixon lại thất cử trước ứng cử viên đảng Dân chủ John F. Kennedy, còn lại tất cả các cuộc bầu cử khác, ứng cử viên tổng thống đắc cử đều phải thắng ở Ohio. 

Riêng đối với đảng Cộng hòa, chưa có ứng cử viên đảng Cộng hòa nào thẳng cử mà không thắng tại Ohio.

Năm 2016, Tổng thống Donald Trump thắng cách biệt tới 8 điểm trước bà Hillary Clinton tại bang này. Năm 2020, ông Trump vẫn có lợi thế lớn tại Ohio, và do sự cách biệt phiếu khá lớn nên nhiều nhà phân tích chính trị không tính Ohio là tiểu bang “dao động” trong cuộc đua năm nay.

IX. Cập nhật kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 

Theo CNN, tính đến chiều 14/12 theo giờ Mỹ (rạng sáng nay 15/12 theo giờ Việt Nam), ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Mỹ chính thức giành đủ phiếu đại cử tri để được xác nhận đắc cử. Ông Joe Biden giành được 302 phiếu đại cử tri sau khi 49 bang và thủ đô Washington D.C hoàn tất bỏ phiếu. Hiện chỉ còn Hawaii chưa công bố kết quả. Trong khi đó, ông Donald Trump giành được 232 phiếu đại cử tri. Cơ chế bầu cử tổng thống Mỹ quy định, ứng viên nào giành được tối thiểu 270 phiếu đại cử tri sẽ đắc cử tổng thống.

Kết quả bỏ phiếu cho thấy, đại cử tri các bang chiến trường mà ông Donald Trump từng theo đuổi cuộc chiến pháp lý nhằm đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống Mỹ ở đó như Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin đều bỏ phiếu đại cử tri cho ông Biden.

Sau khi các bang hoàn tất bỏ phiếu đại cử tri, giấy chứng nhận và các thủ tục khác sẽ được gửi bằng thư bảo đảm cho quốc hội Mỹ. Quốc hội sẽ họp phiên toàn thể vào ngày 6/1/2021 để kiểm phiếu đại cử tri và chính thức công bố tổng thống đắc cử - người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2021.

Thông thường, khâu bỏ phiếu đại cử tri chỉ mang tính thủ tục và không được quan tâm nhiều vì vốn gần như là xác nhận lại kết quả bầu cử tổng thống Mỹ phổ thông. Tuy nhiên, quy trình này năm nay đặc biệt quan trọng khi ứng viên đảng Cộng hòa, Donald Trump, đến nay chưa nhận thua.

Ông Donald Trump từng tuyên bố sẽ chỉ rời Nhà Trắng nếu đại cử tri đoàn bỏ phiếu đại cử tri cho Joe Biden. Tuy vậy, khi các đại cử tri bắt đầu bỏ phiếu vào ngày 14/12, ông tiếp tục đưa ra cáo buộc gian lận bầu cử tổng thống Mỹ. Hiện chưa rõ phản ứng của chủ nhân Nhà Trắng sau khi kết quả bỏ phiếu đại cử tri được xác nhận.

Một số đồng minh của ông Donald Trump được cho là đang lên kế hoạch lật ngược kết quả bầu cử tổng thống Mỹ khi quốc hội họp vào ngày 6/1 để kiểm phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng nỗ lực này gần như vô ích và có thể gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng Cộng hòa. Kể từ thế kỷ 19 đến nay, quốc hội Mỹ chưa từng hủy bỏ kết quả bỏ phiếu đại cử tri.

X. Kết luận

Dù ai thắng, đắc cử tổng thống Mỹ nghe có vẻ không liên quan đến Việt Nam nhưng thực tế thì không phải vậy. Việc bầu cử tổng thống Mỹ là một sự kiện lớn mang tầm quốc tế, nó ảnh hưởng tới rất nhiều quốc gia khác. Với mỗi tổng thống sẽ có cách vận hành, chính sách ngoại giao, kinh tế khác nhau. Mà Mỹ lại là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất Thế giới hiện nay. Chính vì vậy bầu cử tổng thống Mỹ đã trở thành tâm điểm của cả Thế giới trong những ngày gần đây và trong tương lai bởi những chính sách, hành động mới của tổng thống Đắc cử. Theo dõi thêm các thông tin khác tại 123job,vn nhé!

Nguồn: Tổng hợp