Bạn đang tò mò không biết vốn điều lệ là gì, những điều kiện của vốn điều lệ công ty là gì hay vì sao phải chứng minh vốn khi thành lập công ty. Trong bài viết dưới đây 123job.vn sẽ giúp bạn biết thêm thông tin của vốn điều lệ nhé!
Vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ công ty là gì? Điểm khác của vốn điều lệ ngân hàng, vốn điều lệ công ty cổ phần và vốn điều lệ công ty TNHH là gì. Tại sao phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được 123job.vn giải đáp và đưa ví dụ cụ thể, đầy đủ trong bài viết dưới đây.
I. Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là gì? Ý nghĩa vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là gì? Đây là thuật ngữ trong ngành kinh tế chỉ số tiền vốn do tất cả các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đóng góp, có cam kết theo tỉ lệ và thời hạn nhất định và được ghi trong Điều lệ của công ty. Góp vốn là hình thức đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu của công ty. Có thể sử dụng tiền Việt Nam, tiền ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ kỹ thuật, các tài sản khác như máy móc, thiết bị,... được ghi và quy định rõ ràng trong Điều lệ công ty.
Hoạt động của hầu hết ngân hàng thương mại cổ phần là hình thức doanh nghiệp cổ phần, các cổ đông có thể chọn các hình thức góp vốn điều lệ ngân hàng bằng mua cổ phiếu chứng khoán được phát hành lần đầu của ngân hàng, phần thu được từ hoạt động phát hành cổ phiếu sẽ được tính như vốn điều lệ ngân hàng với tổng giá trị bằng tổng mệnh giá cổ phiếu của ngân hàng.
Đối với doanh nghiệp, vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ công ty TNHH hay vốn điều lệ công ty cổ phần đều là:
- Sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên khi có xảy ra vấn đề với khách hàng, đối tác, cũng như với doanh nghiệp;
- Vốn đầu tư ban đầu cho hoạt động của doanh nghiệp;
- Cơ sở để phân chia lợi nhuận đồng thời khi rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
Vậy vốn điều lệ là gì? Ví dụ vốn điều lệ công ty TNHH/vốn điều lệ công ty cổ phần:
Có 2 thành viên chủ chốt là A và B dự tính thành lập Công ty TNHH Giáo dục và phát triển tài năng Việt. Thành viên A đăng ký góp vốn điều lệ công ty TNHH là 1,000,000,000 đồng và cam kết góp đủ số tiền này trong thời hạn tối đa 50 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tương tự thành viên B đăng ký góp vốn điều lệ công ty TNHH 600,000,000 đồng và cam kết góp đủ vốn trong thời gian 35 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hai thành viên A và B đã đăng ký tổng mức vốn góp vào công ty là 1,000,000,000 đ + 600,000,000 đ = 1,600,000,000 đ.
Như vậy số tiền 1,600,000,000 được gọi là vốn điều lệ của công ty TNHH Giáo dục và phát triển tài năng Việt.
II. Ý nghĩa của vốn điều lệ là gì?
Ý nghĩa của vốn điều lệ là gì?
Dự kiến hoạt động: Vốn điều lệ cho ta biết tổng mức vốn đầu tư đăng ký ban đầu của tất cả thành viên vào công ty để từ đó dự tính kế hoạch hoạt động kinh doanh phù hợp.
Phân chia lợi nhuận: Vốn điều lệ là cơ sở phân chia lợi nhuận của các thành viên theo tỷ lệ % mức vốn mà thành viên đóng góp.
Ví dụ: Thành lập công ty X gồm có 2 thành viên A và B góp vốn. Vốn điều lệ công ty đăng ký là 1 tỷ, thành viên A góp 60% vốn điều lệ là gì công ty tương đương 600 triệu, thành viên B góp 40% tương đương 400 triệu. Sau này khi công ty kinh doanh có lợi nhuận đạt 500 triệu, nếu nội bộ thành viên góp vốn không có thỏa thuận gì khác thì tỷ lệ phân chia lợi nhuận sẽ là thành viên A được 60% lợi nhuận tương đương 300 triệu, thành viên B được 40% lợi nhuận tương đương 200 triệu.
Cam kết trách nhiệm với công ty: Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp tương đương nếu công ty xảy ra vấn đề. Tương ứng với tỷ lệ % vốn mà thành viên đó góp vào công ty.
Cũng cùng ví dụ như trên. Thành lập công ty X gồm có 2 thành viên A và B góp vốn. Vốn điều lệ công ty đăng ký là 1 tỷ, thành viên A góp 60% vốn điều lệ công ty tương đương 600 triệu, thành viên B góp 40% tương đương 400 triệu.Sau này công ty X kinh doanh kém đi, bị thua lỗ 1,5 tỷ và bị phá sản. Thì trách nhiệm của mỗi thành viên A, B trong trường hợp này sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi sốvốn điều lệ công ty đã góp. Tức là thành viên A chịu trách nhiệm trả tối đa số tiền là 600 triệu khi thua lỗ, thành viên B chịu trách nhiệm trả số tiền tối đa là 400 triệu vào khoản thua lỗ. Phần công ty X thua lỗ vượt quá 500 triệu so với số tiền các thành viên cam kết góp ban đầu thì các thành viên không phải chịu trách nhiệm.
III. Vốn điều lệ tối thiểu, vốn điều lệ tối đa
Vốn điều lệ là gì? Ý nghĩa vốn điều lệ là gì?
1. Vốn điều lệ tối thiểu
Vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ tối thiểu của mỗi công ty có những mức quy định khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề lĩnh vực kinh doanh. Nếu công ty bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu mức vốn pháp định thì mức vốn điều lệ tối thiểu không có quy định. Cụ thể là kê khai mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô thực tế của doanh nghiệp mình bao nhiêu cũng được.
Còn nếu công ty, doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định thì doanh nghiệp cần kê khai mức vốn điều lệ là gì tối thiểu bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.
2. Vốn điều lệ tối đa
Vốn điều lệ là gì? Pháp luật không có quy định bắt buộc về mức vốn điều lệ tối đa,vậy nên việc bỏ tiền góp vốn vào làm ăn kinh doanh không bị hạn chế. Các bạn có toàn quyền quyết định mức vốn điều lệ góp vào doanh nghiệp để phục vụ mục đích kinh doanh và đảm bảo việc hoạt động kinh doanh luôn hiệu quả và liên tục. Tức là bỏ bao nhiêu tiền góp vốn vào cũng được.
IV. Vì sao phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty?
Vai trò của vốn điều lệ là gì khi thành lập công ty và vì sao phải chứng minh vốn điều lệ công ty?
Nội dung kê khai trong giấy đăng ký vốn điều lệ công ty hoàn toàn do công ty tự viết và chịu trách nhiệm với những gì đã cam kết trong giấy đăng ký đó. Hiện tại các doanh nghiệp không bắt buộc phải chứng minh số vốn điều lệ khi đăng ký giấy phép kinh doanh. Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký kinh doanh bắt buộc phải chứng minh vốn điều lệ. Việc chứng minh này xét điều kiện để công ty thành lập và hoạt động kinh doanh ngành nghề đó được hay không.
Việc chứng minh phần vốn đã góp của các thành viên trong công ty là hoàn toàn cần thiết và quan trọng. Đây là căn cứ để phân chia lợi nhuận cũng như trách nhiệm vật chất sau này nếu công ty xảy ra chuyện. Các thành viên góp vốn hoặc là cổ đông phải nắm chắc các thông tin và các giấy tờ liên quan để chứng minh, xác nhận mình đã góp vốn vào công ty.
V. Cách chứng minh vốn điều lệ là gì?
Cách để chứng minh vốn điều lệ là gì và các thành viên góp vốn hoặc cổ đông là phải giữ các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ghi rõ tỷ lệ vốn góp của các thành viên/ cổ đông
- Điều lệ công ty
- Giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu: Nó khác hoàn toàn với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ. Đây là tài liệu quan trọng, là một trong các căn cứ pháp lý quan trọng xác định số phần trăm vốn góp, quyền và trách nhiệm của các thành viên cổ đông đối với công ty khi có tranh chấp xảy ra.
- Sổ đăng ký thành viên/cổ đông: Tài liệu này ghi rõ tỷ lệ góp vốn/cổ phần/loại tài sản góp vốn mà các thành viên đã đăng ký góp.
- Biên lai thu tiền, chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng, chứng từ về tài sản góp vốn.
- Các tài liệu khác trong nội bộ doanh nghiệp.
VI. Những loại tài sản có thể góp vốn điều lệ là gì?
Những loại tài sản có thể góp vốn điều lệ là gì
Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014 thì những loại tài sản có thể góp vốn điều lệ là gì
1. Tài sản góp vốn điều lệ có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Tức là bạn có thể góp vốn điều lệ bằng các tài sản như bất động sản, ô tô, quyền sử dụng cho thuê mặt bằng..., miễn sao có văn bản thỏa thuận đồng ý về giá trị tài sản của tất cả các thành viên góp vốn.
2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn điều lệ bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Các quyền trên cần được định giá, hoặc thỏa thuận với các thành viên về giá trị tài sản đó, sau đó quy đổi giá trị ra tiền VNĐ và được ghi vào biên bản góp vốn tài sản của công ty.
VII. Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến vốn điều lệ là gì, các điều kiện của vốn điều lệ công ty, vốn điều lệ ngân hàng là gì, những lưu ý khi góp vốn điều lệ công ty TNHH/vốn điều lệ công ty cổ phần,... Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về vốn điều lệ là gì để có thể thành lập công ty cũng như quản lý công ty của mình tốt hơn. Chúc các bạn thành công!