Freelancer là người không bị gò bó thời gian và địa điểm làm việc. Với tính chất công việc đặc biệt, Freelancer dẫn trở thành xu thế của thị trường. Hãy đón đọc bài viết của 123job để hiểu hơn về công việc Freelancer nhé!
Xu hướng nghề nghiệp thời thượng nhất hiện nay phải kể đến “Freelance”, người Freelancer được xem là những người năng động, sáng tạo và đổi mới nhiều nhất. Vậy Freelancer là gì? Cụ thể công việc của họ như thế nào? Các bạn hãy đón đọc bài viết dưới đây của 123job nhé!
I. Freelancer là gì?
Freelancer là những người có những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm rất tốt về một lĩnh vực nào đó. Họ làm việc thoải mái về thời gian và không gian cho một cá nhân hay doanh nghiệp bất kỳ thuê họ. “Thoải mái” nhưng Freelancer luôn phải đảm bảo được deadline cũng như chất lượng công việc đã thống nhất giữa hai bên.
Nghề nghiệp freelancer là gì?
Khác với những người đi làm cố định ký hợp đồng lao động thì Freelancer không bị gò bó điều đó, họ thường làm việc theo thời gian ngắn và theo từng dự án.
II. Ưu, nhược điểm của công việc Freelancer
1. Ưu điểm
1.1. Tiềm năng kiếm rất nhiều tiền
Có rất nhiều người coi việc làm Freelancer như một công việc làm thêm nhưng cũng có người coi đó là công việc chính, họ dành hết toàn thời gian của mình để làm. Lý do khiến Freelancer dành nhiều thời gian như vậy là bởi họ có nhiều công việc và những công việc đó đem lại nhiều tiền.
Có rất nhiều người lập thành team Freelancer để nhận job, mỗi người sẽ đảm nhận một công việc khác nhau, một vai trò khác nhau để có thể nhận đa dạng các dịch vụ. Và hình thức này cũng giúp các team Freelancer kiếm được thu nhập rất cao.
1.2. Làm việc ở bất cứ thời gian nào
Khi làm công việc Freelancer, bạn sẽ không gặp áp lực về thời gian làm việc. Bạn có thể làm việc vào ban ngày hoặc cú đêm tùy thuộc vào hiệu suất công việc của bạn.
Freelancer làm việc bất cứ thời gian nào
Freelancer giúp bạn có thể thoải mái sắp xếp và cân bằng thời gian giữa cuộc sống và công việc. Chỉ cần người Freelancer đảm bảo được tiến độ của dự án thì thời gian làm việc của bạn không phải là vấn đề quan trọng.
1.3. Nơi đâu cũng có thể làm việc
Tự do là tính chất công việc mà Freelancer hướng đến, họ có thể tự do làm việc ở bất cứ đâu mà không bị gò bó. Miền địa điểm làm việc tạo cho họ sự thoải mái, giúp họ tự do sáng tạo. Những địa điểm được các Freelancer thường xuyên lựa chọn là nhà riêng, quán cafe, thư viện hay vừa đi du lịch vừa làm việc.
1.4. Kỹ năng ngày càng được nâng cao
Việc làm Freelancer giúp bạn nâng cao được nhiều kỹ năng qua từng dự án tham gia. Khi bạn làm nhiều, thực chiến nhiều thì bạn sẽ học được rất nhiều thủ thuật, cách thức để tối ưu hóa công việc, tăng hiệu quả công việc, từ đó Freelancer sẽ nhận thêm được nhiều dự án hơn.
1.5. Có nhiều cơ hội hợp tác và phát triển
Trong khoảng thời gian làm Freelancer, bạn sẽ gặp được rất nhiều người tại các dự án, lĩnh vực khác nhau nên việc mở rộng các mối quan hệ, liên kết để có cơ hội hợp tác tiếp theo là điều dễ hiểu. Cơ hội sẽ không đến với những người không biết nắm bắt nên đây sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong sự nghiệp.
Freelancer có rất nhiều cơ hội để phát triển
2. Nhược điểm
2.1. Khởi đầu luôn khó khăn
Để làm được Freelancer thì bạn cần trang bị cho mình ít nhất một kỹ năng nhưng chính một kỹ năng đó lại là con dao 2 lưỡi. Bởi khi bạn biết quá ít kỹ năng thì việc bắt đầu làm Freelancer sẽ gặp nhiều khó khăn với người lần đầu tiếp xúc với marketing.
Hãy nhớ rằng thị trường đang cạnh tranh rất gay gắt nên việc trau dồi thêm kỹ năng là điều cần thiết, bạn của ngày mai phải giỏi hơn ngày hôm qua, phải có hướng đi và bản sắc riêng của mình.
2.2. Thị trường cạnh tranh quá lớn với công việc Freelancer dễ
Cạnh tranh là vấn đề không thể tránh khỏi khi làm Freelancer, nếu bạn làm những công việc đơn giản như tăng like, dịch thuật, thiết kế thì bạn sẽ có mức độ cạnh tranh rất cao.
Và nếu dịch vụ của đối thủ tốt hơn, giá cả hợp lý hơn thì việc bạn bị mất dự án là điều dễ hiểu. Chính vì vậy, bạn cần không ngừng nỗ lực nâng cao bản thân và các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
2.3. Thu nhập có thể không đều đặn
Khi mới bắt đầu làm Freelancer thì có thể bạn không nhận được quá nhiều dự án, thậm chí có dự án nhưng lại bị ép giá nên việc thu nhập không đều là việc không tránh khỏi.
Hơn nữa, với trường hợp khi bạn đã có thương hiệu riêng thì thu nhập của bạn cũng có thể không đều, có thời gian bạn sẽ có nhiều dự án nhưng có thời gian bạn không nhận được dự án lớn nào.
III. Tổng hợp các nghề freelancer phổ biến tại Việt Nam
1. Blogger freelancer
Một hình thức Freelancer cổ điển nhất chính là Blogger, hay đơn giản đây chính là công việc liên quan đến viết lách. Có rất nhiều công việc Freelancer viết bài tự do như content marketing, copywriting, viết blog cho các kênh truyền thông, viết bài PR quảng cáo… Mỗi công việc có một đặc thù và kinh nghiệm khác nhau giúp người Freelancer thoải mái lựa chọn hình thức viết bài phù hợp nhất.
Blogger là hình thức cổ điển nhất của việc làm Freelancer
2. Editor freelancer
Editor freelancer là người biên tập viên đưa ra những khuyến nghị để cải thiện tính dễ đọc của một loại tài liệu, tìm ra những lỗi của bản thảo. Công việc của một editor là đọc đi đọc lại bản thảo, đảm bảo bảo thảo đó không còn lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp… một cách nhanh chóng và kịp thời.
Editor là người biên tập, soạn thảo lại tài liệu quan trọng
3. Freelancer dịch thuật
Dịch thuật là một việc làm Freelancer đa dạng thể loại từ y tế, pháp luật đến nghiên cứu thị trường… Công việc này đòi hỏi Freelancer phải am hiểu kiến thức trong lĩnh vực dịch thuật để sử dụng đúng ngôn ngữ kỹ thuật chuyên ngành khi dịch.
Đa phần công việc freelancer dịch thuật thường được thực hiện bởi các cơ quan, công việc yêu cầu Freelancer phải kiểm tra, đánh máy và sắp xếp lại nội dung khi cần.
4. Data entry freelancer
Nhập dữ liệu hiện nay đang là việc làm Freelancer IT phổ biến cho sinh viên, mẹ bỉm sữa hay những người có nhiều thời gian rảnh. Đây là công việc không sử dụng quá nhiều trí não và có chu trình lặp đi lặp lại.
Nhập dữ liệu freelancer bao gồm xử lý dữ liệu điện tử, đánh máy văn bản, xử lý văn bản, trình biên dịch… Công việc này có thể thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau, có thể làm tại nhà hoặc tại văn phòng công ty.
5. Công việc trợ lý ảo
Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm trợ lý cá nhân, trợ lý hành chính hoặc hành chính văn phòng thì công việc trợ lý ảo rất phù hợp với bạn. Trợ lý ảo freelancer cung cấp dịch vụ hỗ trợ hành chính qua điện thoại, internet hoặc trên các mạng xã hội.
Freelancer trợ lý ảo yêu cầu nhiều kỹ năng về chuyên môn
Trợ lý ảo freelancer giống như một nhà thầu độc lập, có thể hợp tác với nhiều khách hàng. Công việc này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tốt, đa tác vụ, kỹ năng giao tiếp trên điện thoại… Tích hợp thiết bị tại nhà với các thiết bị máy móc tại văn phòng để tư vấn hỗ trợ trực tuyến.
6. Freelancer thiết kế website
Một công việc freelancer thông dụng khác là thiết kế web. Nếu các freelancer thiết kế website không muốn làm việc tại công ty thì bạn hoàn toàn có thể kiếm một dự án làm tại nhà.
Ưu điểm của nghề này là bạn có thể làm việc với những khách hàng trong và ngoài nước, từ đó yêu cầu về tiếng Anh của bạn cũng phải giỏi để có thể trao đổi được thông tin với khách hàng.
Hình thức Freelancer thiết kế web rất thông dụng và có nhiều dự án nhất hiện nay
Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà freelancer sẽ đề ra mức giá khác nhau. Phần lớn khách hàng của freelancer thiết kế web là chủ cửa hàng, các công ty nhỏ nên yêu cầu về website không quá cao. Nên bạn hoàn toàn có thể nhận làm nhiều website cùng một lúc để tăng thu nhập.
7. Video editor
Những nội dung dạng video ngày càng chứng minh được chỗ đứng của mình trong lòng khán giả. Mà để làm được ra những video đó thì là công việc của video editor, họ sẽ thoải mái sáng tạo để truyền tải được thông điệp của sản phẩm.
Công việc của video editor freelancer là thêm hiệu ứng, đồ họa hình ảnh, âm thanh, xem kỹ từng chi tiết, cắt ghép chỉnh sửa, lồng ghép các cảnh quay sao cho hợp lý nhất.
IV. Bí quyết thành công khi làm freelancer
1. Có kế hoạch phát triển rõ ràng, chuyên nghiệp
Để trở thành một freelancer chuyên nghiệp bạn cần lên một kế hoạch phát triển rõ ràng và chuyên nghiệp. Để làm được điều đó, bạn hãy tự trả lời cho mình những câu hỏi định hướng bản thân như sau:
- Mình sẽ làm được gì?
- Mình sẽ cung cấp dịch vụ gì?
- Đăng dịch vụ ở đâu để thu hút được project?
- Mình sẽ tiến hành như thế nào để chuyên nghiệp nhất?
Lên kế hoạch rõ ràng cho sự phát triển tương lai
Ngoài kế hoạch phát triển tổng thể thì freelancer nên đề ra cả kế hoạch tuần bao gồm:
- Phân bổ thời gian làm việc
- Cung cấp các dịch vụ phù hợp với khách hàng
- Bonus dịch vụ gì cho khách hàng
- Cải thiện dịch vụ của mình
2. Chọn địa điểm làm việc thoải mái nhất
Để có thể làm việc được thoải mái nhất, bạn nên lựa chọn địa điểm làm việc phù hợp, đó có thể là nhà riêng của bạn hoặc một không gian mở của quán cafe yên tĩnh, hay bất cứ nơi nào bạn thấy thoải mái. Bởi khi có sự thoải mái, các freelancer sẽ làm việc tốt hơn, sáng tạo được nhiều ý tưởng cho dự án của mình.
3. Thành thật với khách hàng
Hãy luôn thành thật với khách hàng của mình, đừng tâng bốc quá lên dịch vụ rồi sau đó giao cho khách hàng một project hỗn độn. Nếu làm như vậy, khách hàng sẽ thất vọng về dịch vụ của bạn và không hợp tác với bạn ở những dự án tiếp theo. Với những khách hàng khó tính, họ sẽ bắt bạn phải hoàn thành những gì bạn đã cam kết rồi mới thanh toán tiền lương cho bạn.
Một trường hợp khác cần sự thành thật là khi bạn có quá nhiều đơn hàng, freelancer không thể sắp xếp thời gian làm thêm thì bạn hãy thẳng thắn từ chối và hẹn lại khách hàng một dịp hợp tác khác. Không nên ôm đồm quá nhiều việc rồi phá vỡ thời gian cho bản thân, ảnh hưởng đến các công việc khác, chất lượng dự án đi xuống.
4. Sử dụng công cụ hỗ trợ rút ngắn thời gian làm việc
Khi bạn làm Freelancer, bạn nên tìm cho mình một phần mềm hỗ trợ công việc, đó có thể là phần mềm miễn phí hoặc trả phí nhưng đều sẽ giúp tối ưu thời gian làm việc của bạn. Thay vì làm thủ công, hãy tận dụng công nghệ để rút ngắn thời gian làm việc.
Có rất nhiều công việc người Freelancer sẽ phải mất hàng giờ đồng hồ mới có thể làm xong, nhưng khi sử dụng phần mềm hỗ trợ, bạn chỉ mất chưa đến một giờ. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian đúng không nào?
5. Sáng tạo là điều bắt buộc
Sáng tạo luôn là chìa khóa dẫn đến thành công, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing online. Sau một ngày làm việc, hãy suy nghĩ xem bạn nên làm gì để có thể tối ưu hơn công việc của mình, bạn có những ý tưởng nào mới hơn không, như vậy bạn sẽ luôn đổi mới được bản thân.
Sáng tạo là điều bắt buộc với Freelancer
Nếu nghĩ ra được 1 ý tưởng tốt, hãy ghi chúng lại vào một cuốn sổ nhỏ hay trên điện thoại, vì đó là những ý tưởng thoáng qua, bạn có thể quên ngay sau đó vài giờ.
6. Học cách quản lý tài chính
Freelancer là công việc gom gió thành bão, bạn cần có nhiều khách hàng hoặc có những dự án giá trị cao thì số tiền bạn mang lại mới thật sự lớn. Tuy nhiên, khi có được số tiền lớn rồi, nếu không biết cách chi tiêu hợp lý, bạn sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt.
Vì vậy, việc quản lý tài chính cá nhân là việc làm cần thiết, bạn chỉ nên đầu tư vào những công cụ, phần mềm dùng trong công việc, chi tiêu sinh hoạt hợp lý để tiết kiệm tiền cho những dự định lớn hơn.
V. Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn bao quát và khách quan nhất về những điều được và mất của việc làm Freelancer. Nếu bạn đang có dự định đi theo định hướng nghề nghiệp này thì hãy cân nhắc thật kỹ nhé! Chúc các bạn thành công!