Chắc hẳn các bạn đã quá quen với những từ như: Dân IT, nhân viên IT hay lập trình viên khi nói về những người làm việc với máy tính. Vậy chính xác thì IT là gì? Các công việc IT ra sao? Làm thế nào để trở thành lập trình viên giỏi?

I. It là gì? It là viết tắt của từ gì?

IT là gì? IT được viết tắt của cụm Information Technology. Vậy information technology là gì? Đây là thuật ngữ mang nghĩa là công nghệ thông tin. IT là công việc liên quan tới phần mềm máy tính, kiểm soát hiệu quả hệ thống máy tính, tiến hành sửa chữa các phần mềm…và phục vụ một số nhu cầu khác trong công việc liên quan đến công nghệ.
Dân IT là gì? Nhân viên IT là gì? Dân IT là cách gọi vui trong ngành của những người làm IT và còn được biết đến với tên gọi lập trình viên, nhân viên IT.

IT là gì

Thời đại công nghệ càng phát triển, các lập trình viên càng quan trọng đối với các công ty, doanh nghiệp và hệ thống an ninh, dữ liệu của các quốc gia.

II. Công việc ngành IT là gì?

Như các bạn đã biết ngành IT bao gồm các công việc liên quan tới phần mềm máy tính vì vậy 1 nhân viên IT sẽ có các công việc như: Thu nhập thông tin, quản lý dữ liệu, sửa chữa và khắc phục lỗi phần mềm. Công việc của nhân viên IT giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng dữ liệu của mình một cách đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Các lập trình viên sẽ tạo ra một môi trường thân thiện, hòa đồng nhất để kiểm soát và xử lý những thông tin, dữ liệu một cách có hệ thống, từ đó làm tăng hiệu quả công việc, hạn chế rủi ro và mang lại lợi nhuận cao hơn cho tổ chức. Đối với doanh nghiệp, việc hiểu nhân viên IT làm gì sẽ giúp các nhà quản lý có thể vận dụng và kiểm soát tốt hơn các dữ liệu của công ty cũng như giúp việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

III. Yếu tố để trở thành lập trình viên giỏi

1. Suy nghĩ logic

Lập trình viên thường xuyên phải làm việc với các mã code, các vấn đề debug (gỡ rối), các lỗi về dấu chấm, dấu phẩy… Vì vậy suy nghĩ logic là điều quan trọng nhất và là điều kiện cần của một lập trình viên. Là một lập trình viên giỏi, bạn phải đủ nhạy bén, linh hoạt và có khả năng phân tích cao để có thể giải quyết các vấn đề trong lập trình.

2. Luôn chú ý tới tiểu tiết và tiếp cận vấn đề có thứ tự

Trong quá trình lập trình, chỉ cần có một sai sót ở chi tiết rất nhỏ, lập trình viên có thể mất hàng giờ để tìm kiếm và sửa lỗi. Vì vậy, để trở thành lập trình viên giỏi, bạn cần tập cho mình thói quen tỉ mẩn, cẩn thận và luôn chú ý tới tiểu tiết ngay từ bây giờ. Bên cạnh đó, bạn cần viết chương trình của mình một cách mạch lạc, có cấu trúc và thứ tự để đồng nghiệp, người xem có thể hiểu được lý do và ý đồ của bạn khi tạo ra các mã code đó.

3. Làm việc nhóm

Thông thường, công việc lập trình sẽ làm việc theo nhóm vì vậy bạn cần phải có khả năng thuyết trình, lắng nghe, giao tiếp... để trình bày về các ý tưởng của mình cũng như phối hợp với nhóm để mang lại kết quả cao trong công việc. Bởi từng ý kiến của mỗi người trong nhóm đều đóng góp phần nào đó đến mục tiêu của cả đội vì vậy bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra cũng như học hỏi và rút kinh nghiệm từ các bạn trong nhóm.

Ngành IT

Trở thành lập trình viên giỏi là mục đích của rất nhiều bạn sinh viên đang theo học công nghệ thông tin

4. Làm việc một mình trong thời gian dài

Vì tính chất công việc mà một lập trình viên thường phải làm việc một mình vì vậy bạn cần có tính độc lập cao, biết tổ chức và sắp xếp thời gian để hoàn thành dự án đúng thời hạn. Nhiệm vụ của bạn đó là ghi danh sách những việc phải làm và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình.

5. Kỹ năng thiết kế

Công việc của lập trình viên bao gồm phân tích và thiết kế các chương trình như: Hệ thống  kinh doanh, các giao diện để nhập xuất thông tin, các bảng lưu trữ thông tin hay các tài liệu kỹ thuật liên quan đến chương trình… Vì vậy kỹ năng thiết kế là rất cần thiết đối với mỗi lập trình viên. Bạn phải lắng nghe các yêu cầu của khách hàng và biến những yêu cầu đó thành những phần mềm, ứng dụng đem lại hiệu quả cao cho các hoạt động của khách hàng.

6. Kiên nhẫn

Các vấn đề mà lập trình viên phải đương đầu giải quyết thường là các vấn đề khó và phải mất rất nhiều thời gian để sửa chữa, khắc phục hay làm mới. Vì vậy, nếu không có sự kiên nhẫn, bạn sẽ không thể tự giải quyết các lỗi hay vấn đề nào đó xảy ra, như vậy sẽ gây khó khăn lớn trong quá trình làm việc của bạn.

7. Tự học

Những kiến thức và kỹ năng trong lập trình là cả một kho tàng cần phải học tập. Nhưng không có một trường lớp nào có thể đào tạo cho bạn hết tất cả những thứ mà bạn cần cho công việc lập trình. Vì vậy mà việc tự học qua bạn bè, tài liệu, sách vở, internet là rất cần thiết và là bắt buộc nếu bạn có ý định đi theo con đường lập trình viên. Bên cạnh đó, việc tự mày mò nghiên cứu, thực hành hay tham gia vào một dự án nào đó sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm, sự học hỏi, đúc rút bài học sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc lập trình sau này.

IV. Công việc IT là gì?

Vậy làm IT là làm gì? Công việc của lập trình viên là gì? Có rất nhiều người cho rằng người làm công nghệ thông tin là người đi sửa máy tính, cài win, sửa chữa những đồ điện tử như điện thoại, laptop, máy tính bảng… Như vậy có đúng không? Hãy cùng 123job.vn tìm hiểu về công việc IT sâu hơn nhé!

1. Phát triển website

Theo đúng tên gọi, công việc phát triển website hay lập trình website là việc tạo ứng dụng chạy trên trình duyệt. Các trình duyệt mà bạn thường gặp đó là Google Chrome, Cốc Cốc, FireFox… Có 2 dạng website: Web tĩnh và Web động/Web Apps. Ở Web tĩnh, người dùng hầu như sẽ không có các hoạt động tương tác với trang web như: gửi bài, đặt hàng… và người quản lý web cũng không thể thực hiện thêm, bớt, sửa, xóa sản phẩm. Còn ở Web động/ Web Apps cho phép sự tương tác 2 chiều giữa người dùng/ người quản lý với website. Các lập trình viên thường chỉ tạoweb động bởi nó sẽ cho phép các lập trình viên tạo ra các chương trình đáp ứng nhu cầu truy cập của khách hàng. Trong phát triển Website sẽ có 2 hướng: 

  • Front-end: Thiết kế giao diện website, UI, UX
  • Back-end: Đảm bảo website hoạt động: Cập nhật, lưu trữ dữ liệu, bảo mật...

Lập trình viên tài năng và có đam mê đối với cả 2 hướng phát triển trên có thể đi theo full stack.

Làm IT là làm gì

Lộ trình để trở thành Front-end Developer

2. Ứng dụng desktop

Thiết lập và xây dựng ứng dụng cho desktop như: Office, Google Chrome, Photoshop...

3. Ứng dụng di động

Đối với các ứng dụng di động, các lập trình viên cũng có thể tạo các ứng dụng cho điện thoại như: Instagram, B612, Youtube, Camera 360.... Bạn có thể là lập trình viên Android hay lập trình viên IOS...

4. Phát triển game

Các lập trình viên còn có khả năng tạo và phát triển game. Có 2 hướng phát triển game đó là Game Online và Game Offline. Trong đó game online được ưa chuộng hơn cả. Bạn có thể chọn xây dựng và phát triển game theo phân khúc game loại như: Game Mobile, Game PC hay Xbox Web game. Xu hướng công nghệ 4.0 hiện nay, các game thực tế ảo ngày càng phát triển và lên ngôi và không thể bỏ qua các cái tên như: game VR, game AR, Pokemon Go.

5. Lập trình nhúng

Lập trình nhúng là lập trình được thao tác, ứng dụng trên các thiết bị như oto, đèn, máy giặt… Một Smart house sẽ được lập trình nhúng bằng cách kết nối các thiết bị trong gia đình với thiết bị điện thoại để kiểm soát, điều khiển và sử dụng ngôi nhà một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Chắc hẳn bạn cũng đã nghe về Internet of thing - Internet kết nối mọi vật. Đây cũng chính là mục tiêu của lập trình nhúng.

6. Trí tuệ nhân tạo

Chúng ta đã không xa lạ gì với các tấm hình tự tag trên Facebook, các gợi ý trên youtube, các đề xuất mua hàng trên các trang thương mại điện tử… Vậy đã có khi nào bạn tự hỏi làm thế nào mà các ứng dụng có thể nhận biết chính xác về hình ảnh và nhu cầu của người dùng hay chưa? Vâng, đó chính là kết quả của trí tuệ nhân tạo. Các lập trình viên sẽ tạo ra trí tuệ nhân tạo bằng cách nghiên cứu và xây dựng các thuật toán về thị giác máy tính, hệ thống chặn tin rác, hệ thống gợi ý...

7. Bảo mật

Tất cả các loại hình phát triển về công nghệ thông tin đều không tránh khỏi việc bị đột nhập, đánh cắp hay xóa dữ liệu. Vì vậy các lập trình viên phải xây dựng hệ thống bảo mật cho các ứng dụng, Website để bảo vệ khách hàng cũng như người truy cập.

8. Kết hợp với các ngành khác 

IT rất đa dạng, phong phú và có vai trò hỗ trợ và xây dựng các ứng dụng thông minh trong các ngành khác như: Robot của tự động hóa, xe tự lái, sinh học, y học, phần mềm kế toán, công nghệ Var trong đá bóng...

V. Các ngành trong nghề IT

1. Kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) là những người thiết kế và phát triển phần mềm đồng thời thiết lập giải pháp giúp hệ thống phần mềm vận hành trơn tru và khắc phục các lỗi về phần mềm nếu có phát sinh. Các kỹ sư phần mềm sẽ có vai trò tạo dựng nên khung sườn cơ sở để các lập trình viên dựa trên cơ sở đó chạy phần mềm một cách hiệu quả.

2. Lập trình viên

Lập trình viên (Programmer) là người viết code theo các ngôn ngữ lập trình (Javascript, ruby on rails, python…) dựa trên cơ sở thiết kế của các kỹ sư phần mềm. Lập trình viên sẽ làm việc nhanh và dễ dàng hơn nếu họ có khả năng thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình.

Công việc IT

Cơ hội việc làm của các sinh viên IT là rất lớn, tuy nhiên tùy theo lĩnh vực, các ngành trong nghề IT sẽ có các yêu cầu khác nhau đối với các ứng viên. 

3. Phân tích hệ thống

Phân tích hệ thống (System Analyst) là người phụ trách khắc phục những sai sót, giải quyết  những lỗi kỹ thuật máy tính phức tạp đồng thời đóng vai trò là người lựa chọn và tư vấn cho tổ chức những phần mềm phù hợp với lĩnh vực và đặc thù kinh doanh của tổ chức đó.

4. Phát triển website

Phát triển Website ( Web Developer) là người xây dựng, cải tiến, phát triển các trang web và đảm bảo các tính năng trong trang web được vận hành tốt nhất. Các ngôn ngữ lập trình phổ biến trong phát triển website hiện nay đó là: PHP, Javascript, C#, C++...

5. Quản trị viên cơ sở dữ liệu

Quản trị viên cơ sở dữ liệu ( Database Administrator) có nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm nhập của các hacker vào các dữ liệu của tổ chức như: Hồ sơ kinh doanh, thông tin khách hàng, báo cáo tài chính... Đây đồng thời là người giúp doanh nghiệp có thể truy cập, quản lý và sử dụng các dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả.

6. Quản trị viên an ninh

Quản trị viên an ninh (Security Administrator) là người chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh, an toàn cho hệ thống mạng, hệ thống dữ liệu trước sự tấn công của hacker, virus. Quản trị viên an ninh sẽ theo dõi và duy trì các thiết lập hệ thống hàng ngày để đảm bảo không có bất kỳ lỗ hổng an ninh nào xảy ra.

7. Phát triển ứng dụng di động

Phát triển ứng dụng di động ( Mobile App Developer) là những người tạo ra các ứng dụng (Apps) trên điện thoại di động giúp mang đến những tiện ích cho người sử dụng như: Game, nhắc nhở, giải trí, theo dõi chi tiêu, lịch trình...

VI. Cơ hội việc làm và mức lương của các công việc IT

1. Giám đốc IT

Giám đốc IT là người quản lý các công việc IT trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm lên ý tưởng, lập kế hoạch, xây dựng và phát triển hệ thống IT của doanh nghiệp. Càng lên chức cao, thu nhập của người làm IT sẽ cao hơn gấp vài lần so với lĩnh vực khác. Vì vậy mà mức lương của giám đốc IT rất hấp dẫn và là mức lương mong ước của nhiều người: 3.000 - 5.000 USD.

2. Trưởng phòng IT

Trưởng phòng IT là vị trí dưới giám đốc IT. Vị trí này đang thiếu hụt trong các công ty thương mại điện tử và được tuyển dụng thường xuyên. Vì vậy cơ hội việc làm đối với vị trí này là rất lớn, đồng thời với vị trí trưởng phòng IT, cơ hội thăng tiến của bạn sẽ là cao hơn rất nhiều. Mức lương của trưởng phòng IT rơi vào khoảng 1.000 - 2.000 USD.

3. Giám đốc kỹ thuật

Giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi tiến độ công việc của các nhân viên IT thường xuyên và giám sát, đánh giá hiệu quả công việc theo từng giai đoạn. Đây là những người có kiến thức, trình độ IT cao nhất công ty và là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực. MỨc lương của giám đốc kỹ thuật vào khoảng1.000 - 2.000 USD.

Dân IT là gì

Cơ hội việc làm của các vị trí trong ngành IT là rất lớn và sở hữu các mức lương đáng mơ ước.

4. Trưởng nhóm lập trình

Trưởng nhóm lập trình là người quản lý nhóm lập trình, chịu trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ cấp trên giao phó, đề xuất các kế hoạch, quy trình thực hiện đồng thời thường xuyên kiểm tra và thúc đẩy tiến độ hoàn thành công việc của các thành viên trong nhóm.

5. Lập trình web

Như đã đề cập bên trên, người lập trình Web sẽ xây dựng và phát triển web bằng việc xây dựng những mã code. Mức lương của lập trình web khoảng600 - 800 USD.

6. Lập trình mobile

Sự phát triển của Smartphone đã đem đến cơ hội phát triển cho các ứng dụng trên điện thoại di động, vì vậy các mobile Apps sẽ mang lại doanh thu cực lớn cho nhà phát hành. Lập trình Mobile có mức lương khoảng 600 - 800 USD.

7. Quản lý hệ thống mạng máy tính

Các doanh nghiệp đều mong muốn có cho mình một hệ thống máy tính an toàn, hoạt động tốt vì vậy mà những người làm quản lý hệ thống mạng máy tính sẽ không bao giờ thiếu việc. Mức lương cho vị trí này vào khoảng 500 - 800 USD.

8. Kiểm thử phần mềm

Nhiệm vụ của người làm kiểm thử phần mềm đó là kiểm tra, tìm ra các lỗi trong phần mềm để yêu cầu các lập trình viên sửa lại, đảm bảo phần mềm hoạt động hiệu quả, chính xác trước khi đưa vào sử dụng. Mức lương: 500 - 800 USD.

9. Lập trình giao diện

Các trang Web muốn đẹp mắt, thu hút người truy cập thì đều cần phải có một giao diện dễ nhìn, thu hút. Với tốc độ xây dựng của các trang web mới hiện nay, công việc của lập trình viên giao diện cũng là rất lớn. Mức lương mà lập trình viên có thể nhận được vào khoảng 500 - 800 USD.

10. Chuyên gia phân tích dữ liệu

Khi dữ liệu càng lớn, các phân tích về dữ liệu càng phải chính xác. Vì vậy nhiệm vụ của các chuyên gia phân tích dữ liệu là theo dõi và phân tích các dữ liệu trong hệ thống một cách thường xuyên. Mức lương của chuyên gia phân tích dữ liệu dao động trong khoảng 800 - 1.000 USD.

Như vậy, với mỗi vị trí, người làm IT sẽ sở hữu các kỹ năng riêng với nhiệm vụ và mức lương khác nhau. 123job.vn hy vọng thông qua bài viết trên đã đem đến cho bạn những thông tin chi tiết về IT là gì? Ngành IT như thế nào? Các công việc IT ra sao? từ đó góp phần nhỏ bé trong việc tìm kiếm và phát triển của bạn trong lĩnh vực IT.