Ngành công nghiệp giải trí phát triển, nhiều chương trình truyền hình hấp dẫn ra đời. PD chính là người đứng sau thành công mỗi chương trình như vậy. Họ là nhân vật toàn năng trong giới truyền thông và công nghiệp giải trí.

Song hành với sự phát triển của lĩnh vực truyền thông - giải trí, PD là vị trí nhận được nhiều sự quan tâm của nhà tuyển dụng và các bạn trẻ có đam mê trong lĩnh vực này. Vậy PD là gì? PD chịu trách nhiệm cho những hoạt động nào? Cơ hội phát triển của một PD hiện nay ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây của 123job.vn. 

1. PD là gì?

PD là gì? PD là từ viết tắt của Producer-Director, đây là khái niệm được sử dụng phổ biến tại hai quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó, PD sẽ là điều hành chịu trách nhiệm cho cả khâu sản xuất lẫn vai trò đạo diễn cho một chương trình truyền hình. PD sẽ lên kế hoạch cho chương trình, tham gia vào sản xuất và phân phối sản phẩm cuối cùng tới khán giả. 

pd là gì

2. Vai trò và nhiệm vụ của một PD là gì?

Một chương trình truyền hình, giải trí được lên hình bắt buộc trải qua 5 bước cơ bản sau đây: (1) Lên ý tưởng và lập kế hoạch; (2) Phát triển ý tưởng; (3) Sản xuất; (4) Hậu kì; (5) Phân phối (phát sóng). 

Mỗi một phần nội dung trên đều có người đứng đầu riêng. Tuy nhiên, PD là người chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hiệu quả, chất lượng cho tất cả các khâu đã liệt kê trên. Trách nhiệm lớn đi đôi với áp lực, tuy nhiên, với vai trò là một PD, bạn có nhiều quyền chủ động trong sản xuất, sáng tạo hơn. 

Mô tả một cách chi tiết hơn, nhiệm vụ của một PD bao gồm những hoạt động sau: 

Giai đoạn (1): Trước sản xuất

  • Nghiên cứu, lên kế hoạch: Cùng đội sáng tạo nghiên cứu và tìm hiểu về nhu cầu người xem, thu thập ý tưởng cần thiết và kế hoạch cho chương trình (đối tượng người xem, thông điệp mong muốn truyền tải, thời gian phát sóng,...). 
  • Tìm kiếm nhà đầu tư, phân bổ nguồn lực: Kêu gọi tài trợ, vốn đầu tư cho dự án thông qua uy tín cá nhân, kế hoạch sản xuất… Huy động và phân bổ nguồn lực, thành lập đội ngũ cần thiết cho quá trình sản xuất. 
  • Xây dựng kịch bản: Cùng team phát triển ý tưởng sáng tạo, xây dựng kịch bản chương trình (đối tượng khán giả, người tham gia, format chương trình, thời lượng phát sóng…).
  • Tuyển chọn diễn viên/người tham gia: Tham gia nghiên cứu, tìm kiếm và gửi lời mời tới những gương mặt phù hợp. Hoặc tổ chức buổi casting/tuyển chọn diễn viên thích hợp đáp ứng yêu cầu của chương trình.

Giai đoạn 2: Sản xuất & Hậu kì

  • PD chịu trách nhiệm lựa chọn địa điểm, bối cảnh và giám sát quay phim; Chỉ đạo diễn xuất, âm thanh, ánh sáng… đảm bảo cảnh quay đúng kịch bản và chất lượng, diễn xuất của diễn viên phù hợp sao cho truyền tải đúng tính chất, thông điệp. 
  • Chỉnh sửa, biên tập nội dung chương trình sao cho mạch lạc, thu hút khán giả. Chọn lọc nội dung phù hợp với người xem, cảnh quay hấp dẫn cho phát sóng, đảm bảo thời lượng chương trình. 

Giai đoạn 3: Phân phối 

  • Tuân thủ lịch phát sóng theo kế hoạch đã đặt ra, triển khai các chương trình marketing, quảng bá để giới thiệu chương trình tới công chúng. 
  • Tìm kiếm những nhà phân phối, đài truyền hình tiềm năng khác để nâng cao mức độ tiếp cận công chúng. 

3. Những tố chất, kỹ năng cần có ở một PD là gì? 

Dưới đây là những tố chất, kỹ năng cần thiết giúp bạn thành công với vai trò PD sản xuất chương trình truyền hình, giải trí: 

  • Con mắt quan sát nhạy bén: Một tầm nhìn nhạy bén, hay một phản xạ tốt giúp PD có khả năng nhanh chóng xác định được vấn đề và đưa ra giải pháp ứng phó phù hợp. Nhạy bén với sự thay đổi của xã hội, trong con người sẽ giúp PD đưa ra một định hướng chiến lược tốt hơn, phù hợp với nhu cầu của thời đại. 
  • Tư duy bao quát: PD cần biết cách quan sát, đánh giá vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau và chu toàn với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất, từ âm nhạc, ánh sáng, lời thoại hay bối cảnh. 
  • Sáng tạo và một tinh thần sáng tạo không ngừng: Thông qua hoạt động sáng tạo, PD cùng đội ngũ của mình mang tới những chương trình hấp dẫn. Hơn hết, những điều mới ấy mang tới những thông điệp ý nghĩa, gieo mầm thay đổi tích cực trong xã hội. 
  • Kỹ năng quản lý: Để dẫn dắt một đội ngũ ekip sản xuất thành công, PD cần có kỹ năng quản lý vững chắc, bao gồm hoạt động định hướng, phân chia nhiệm vụ, giám sát thực thi, đánh giá hoạt động, kết nối đội ngũ để đảm bảo mọi người phối hợp ăn ý. 
  • Kiến thức kinh doanh: Nhiệm vụ của PD bao gồm cả hoạt động phân phối sản phẩm, hiểu và nhạy bén trong kinh doanh là yếu tố cần thiết để nâng cao nguồn tài chính cho dự án và đưa ra những chiến dịch marketing phù hợp. 
  • Kỹ năng đàm phán: Là một PD, bạn thường xuyên phải trao đổi với nhiều chuyên gia khác nhau. Từ đối tác,diễn viên hay các thành viên trong ekip cũng đòi hỏi trao đổi, thảo luận liên tục trong quá trình làm việc. Vì vậy, có kỹ năng đàm phán tốt giúp bạn nâng cao, chất lượng hiệu quả công việc. 

pd là gì

4. Lộ trình trở thành một PD là gì? 

Để thành công với vai trò PD chương trình truyền hình đòi hỏi bạn sở hữu nền tảng kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm vững vàng và mạng lưới mối quan hệ chất lượng. Dưới đây là những bước tiến cần thiết trên hành trình trở thành một PD chuyên nghiệp: 

Tích lũy kiến thức

Quá trình này không chỉ đòi hỏi bạn tích lũy kiến thức chuyên môn, sản xuất chương trình truyền hình, lên kịch bản, quay dựng, quá trình này đòi hỏi bạn tích lũy đủ nhiều, đủ sâu sắc các vấn đề, trải nghiệm xã hội. Bạn có thể theo học trực tiếp những chuyên ngành như đạo diễn, biên kịch, quay phim… hoặc theo đuổi những ngành khoa học xã hội nhân văn như báo chí, truyền thông,... để trở thành một PD. Chuyên ngành nào không quan trọng, miễn là bạn có tư duy đủ sâu sắc, góc nhìn đủ sáng tạo và sự bản lĩnh cần có ở một PD. 

Cọ sát với môi trường thực tiễn và thu thập kinh nghiệm

Đây là bước đệm trên hành trình trở thành một PD chuyên nghiệp. Khi tự tin với lượng kiến thức mình có được, bạn hãy mạnh dạn ứng tuyển vào những vị trí trong ekip sản xuất chương trình truyền hình để tích lũy thêm những kinh nghiệm cần thiết. 

Tùy thuộc vào năng lực thời điểm xin việc, bạn có thể dự tuyển vị trí như biên kịch, quay phim, hay trợ lý sản xuất. Trợ lý sản xuất là vị trí cho bạn cơ hội cọ sát với phạm trù công việc PD rộng lớn nhất. Ngoài ra, dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ PD, bạn sẽ được rèn luyện và được định hướng từ chính PD, mentor của mình. 

PD (Producer - Director) > Senior Production

Trở thành một PD, áp lực từ vai trò của người đứng đầu sẽ đè nặng lên đôi vai bạn. Tuy nhiên, đừng ngại cơ hội đầu tiên này, hãy phấn đấu để làm tốt trách nhiệm của mình và đưa tới những chương trình chất lượng nhất. Từng bước tiến trong quãng thời gian này sẽ giúp bạn định hình nên uy tín và thương hiệu cá nhân. 

Executive Production

Executive Production (Giám đốc sản xuất) là một vị trí danh giá cho tất cả những ai theo đuổi công việc sản xuất truyền hình. Vị trí này lãnh trách nhiệm cao nhất trong việc hoạch định chiến lược truyền thông - sản xuất. Để tiến tới vị trí Giám đốc sản xuất, ngoài kỹ năng chuyên môn, bạn cần sở hữu tư duy chiến lược rõ ràng, khả năng lãnh đạo xuất sắc và những đóng góp cụ thể cho tổ chức. 

5. Cơ hội phát triển nghề nghiệp của PD là gì?

Ngành giải trí trong nước đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhiều chương trình truyền hình, gameshow giải trí ra đời đã thu hút sự quan tâm lớn của người xem là dấu hiệu cho thấy lĩnh vực này giàu tiềm năng như thế nào. 

Thị trường tiềm năng, nhu cầu khán giả ngày càng đa dạng đã thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn tham gia vào hoạt động sản xuất, tạo cơ hội phát triển thêm nhiều hơn các chương trình giải trí hấp dẫn khác. Điều này đã kéo theo cơ hội việc làm rộng mở hơn đối với nhân sự trong ngành, đặc biệt là vị trí PD. 

Bạn có thể đảm nhận vị trí PD cho những hạng mục chương trình truyền hình khác nhau: từ phim tài liệu, show thực tế, gameshow truyền hình, mv ca nhạc…. Mức thù lao đối với vị trí này tại Việt Nam hay trên thế giới hiện này đều nằm ở mức cao. Tất nhiên, song hành với đó là trách nhiệm cao, mức độ bao quát công việc lớn. 

pd là gì

6. Phân biệt vai trò, nhiệm vụ của PD vs Director (Đạo diễn) 

 PDĐạo diễn
Trách nhiệm- Nghiên cứu, lên kế hoạch và phát triển ý tưởng và viết kịch bản cho chương trình truyền hình.
- Tìm kiếm nhà tài trợ (đầu tư sản xuất, phân phối…) bảo đảm ngân sách.
- Quản lý quá trình quay, sản xuất, hậu kì,... 
- Triển khai các hoạt động marketing, phân phối chương trình tới người xem.
- Hoàn thiện kịch bản.
- Diễn giải kịch bản, định hình thông điệp, màu sắc bao trùm lên toàn bộ phim.
- Casting diễn viên.
- Đạo diễn bối cảnh, chỉ đạo diễn xuất, cảnh quay, ánh sáng… để tạo nên những thước phim hoàn hảo.
- Làm việc với hậu kì: Biên tập cảnh quay, nội dung phim, chèn cảnh, chuyển cảnh, âm thanh, hiệu ứng phù hợp. 
Yêu cầu về chuyên môn- Yêu cầu kiến thức đa dạng: lên kịch bản, chỉ đạo sản xuất, chuyên môn về truyền thông, marketing, kiến thức kinh doanh.
- Không yêu cầu sâu sắc về tư duy điện ảnh. 
- Yêu cầu hiểu biết về điện ảnh, chuyên môn nghề nghiệp sâu sắc. 
- Tư duy điện ảnh, tư duy bối cảnh, kể chuyện thông qua điện ảnh (hình, âm thanh, ánh sáng, bối cảnh).
- Không yêu cầu quá cao về kỹ năng kinh doanh, truyền thông, marketing.

Kết luận

Trên đây là nội dung PD là gì và tổng quan về nghề, cơ hội phát triển trong lĩnh vực sản xuất truyền hình mà 123job.vn muốn giới thiệu tới bạn đọc. Hy vọng thông tin trên giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về một trong những ngành nghề hấp dẫn nhất hiện nay. Quan sát thế giới đề từ nhiều lăng kính khác nhau, liên tục trau dồi phẩm chất, thế giới quan của mình là cách giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường trở thành một PD chuyên nghiệp. Chúc bạn luôn thành công với những dự định của mình!