GDP, GNP là hai chỉ số vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế. Đây đều là những thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá tổng sản lượng kinh tế của một quốc gia. Vậy GNP là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về GNP và GDP nhé!
Trong kinh tế học, GNP và GDP đều là hai khái niệm vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên vẫn có một số người thường nhầm lẫn và cho rằng đây là hai khái niệm hoàn toàn giống nhau. Vậy thực chất GNP là gì? Bản chất của GNP là gì? GDP là gì? Cách tính GNP như thế nào? Giữa GNP và GDP có những điểm nào khác nhau? Ý nghĩa của chỉ số GNP trong nền kinh tế vĩ mô là gì? Theo dõi tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về GNP là gì nhé!
I. GNP là gì?
1. Khái niệm GNP là gì?
GNP là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Gross National Product có nghĩa là tổng sản phẩm quốc gia. GNP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bằng yếu tố sản xuất của một quốc gia ở trong một thời kì nhất định (thường là một năm).
Khái niệm GNP là gì?
Ví dụ: Samsung đầu tư và sản xuất điện thoại tại Việt Nam thì lợi nhuận sau thuế từ nhà máy sẽ được tính là một phần GNP của Hàn Quốc vì vốn sử dụng trong sản xuất như nhà xưởng, máy móc… là thuộc sở hữu của công dân người Hàn Quốc.
2. Bản chất của GNP là gì?
- "Là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường": GNP cộng rất nhiều các loại sản phẩm thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị chung của hoạt động kinh tế. Để làm được điều này thì đòi hỏi GNP phải sử dụng giá thị trường. Bởi giá thị trường biểu thị số tiền mà mọi người sẵn sàng chi trả cho các hàng hoá khác nhau, chính vì thế mà nó sẽ phản ánh giá trị của những hàng hoá này.
- "Của tất cả": Là tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán một cách hợp pháp trên các thị trường. Tuy nhiên, trong thực tế có một số sản phẩm mà GNP bỏ sót do việc tính toán chúng quá khó khăn. GNP là gì không tính được những sản phẩm được sản xuất ra và bán trong nền kinh tế ngầm.
- "Hàng hoá và dịch vụ": GNP là gì bao gồm cả những hàng hoá hữu hình và dịch vụ vô hình.
- "Cuối cùng": GNP chỉ bao gồm giá trị của hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, không tính giá trị của các loại hàng hóa trung gian.
- "Được sản xuất ra": GNP bao gồm tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kì hiện tại. Nó không bao gồm những giao dịch có liên quan đến hàng hóa được sản xuất ra trong thời điểm quá khứ.
- "Bằng yếu tố sản xuất của một quốc gia": Dù có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kì đâu trên thế giới thì kết quả của yếu tố sản xuất của một quốc gia tạo ra cũng được đưa vào GNP của quốc gia đó.
- "Trong một thời kì nhất định": GNP phản ánh giá trị sản xuất được thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể. Khoảng thời gian này thông thường là một năm hoặc một quý.
Xem thêm: CPI là gì? Bật mí ý nghĩa và cách xây dựng CPI cho doanh nghiệp
II. Các loại GNP
1. GNP danh nghĩa (GNPn)
GNP danh nghĩa là chỉ số dùng để đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, có nghĩa là giá cả của cùng thời kỳ đó. Chỉ số GNP thường được dùng trong trường hợp khi muốn nghiên cứu mối quan hệ tài chính, ngân hàng.
2. GNP thực tế (GNPr)
GNP thực tế là chỉ số đo lường tổng sản phẩm quốc dân được sản xuất trong một thời kỳ và theo giá cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc. GNPr được dùng khi cần phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Cầu nối giữa cả 2 loại GNP này là chỉ số giá cả hay còn gọi là chỉ số lạm phát (D) được tính theo GNP. Theo đó D được tính theo công thức là: D = GNPn / GNPr x 100 hay GNPr = GNPn/D.
III. 2 cách tính chỉ số GNP
Hiện nay có 2 cách tính GNP được áp dụng phổ biến, cụ thể là:
Công thức 1: Cách tính GNP theo tổng sản phẩm quốc nội - GDP
GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài
Trong đó: Thu nhập ròng từ nước ngoài (NPI) = Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu – Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu.
2 cách tính GNP
Công thức 2:
GNP = (X - M) + NR + C + I + G
Trong đó:
- X: Chỉ số sản lượng kim ngạch xuất khẩu ròng dịch vụ, hàng hóa
- M: Chỉ số sản lượng kim ngạch nhập khẩu ròng dịch vụ, hàng hóa
- NR: Thu nhập ròng từ các hàng hóa, dịch vụ đầu tư ở nước ngoài (thu nhập ròng)
- C: Chỉ số chi phí tiêu dùng của cá nhân
- I: Là tổng đầu tư cá nhân
- G: Chi tiêu của Chính phủ.
IV. Ý nghĩa của chỉ số GNP trong nền kinh tế vĩ mô
- GNP là chỉ số cho biết quy mô thu nhập và mức sống của công dân ở một quốc gia. Chính vì vậy mà khi tiến hành nghiên cứu GNP tính theo giá cố định, các nhà kinh tế thường sẽ biết được tình hình gia tăng thu nhập cũng như cải thiện mức sống của người dân của một nước ở trong một khoảng thời gian xác định.
- GNP là gì là thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước hay nói cách khác thì GNP là gì là chỉ số đo lường “sức khỏe kinh tế” của một quốc gia.
- Nếu tốc độ tăng GNP thực tế thấp hơn so với tốc độ tăng dân số thì mức thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm.
Xem thêm: Chỉ số GRDP là gì? Thông tin cơ bản về GRDP các nhà kinh tế phải biết
V. Sự khác nhau giữa GNP và GDP
GNP và GDP là hai khái niệm được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu về nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau nên khiến nhiều người có sự nhầm lẫn. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa GNP và GDP mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
1. Khái niệm
Như trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm GNP là gì, bản chất của GNP là gì? Vậy khái niệm GDP là gì? GDP là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Gross Domestic Product là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội. GDP là chỉ tiêu dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi của một lãnh thổ quốc gia trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).
2. Bản chất
- Đối với GNP: GNP là gì được tạo ra ở tất cả các quốc gia, lãnh thổ mà công dân và doanh nghiệp của quốc gia đó thu được.
- Đối với GDP: GDP là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ của chính quốc gia đó tạo ra.
3. Công thức
- Công thức tính GNP: GNP = (X - M) + NR + C + I + G
- Công thức tính GDP: GDP = C + I + G + NX.
4. Mức độ phản ứng
- Chỉ số GNP là thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa và dịch vụ mà mỗi người dân của quốc gia đó có thể mua được bởi GNP bao gồm GDP và phần chênh lệch tài sản từ nước ngoài.
- Còn chỉ số GDP là thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra tính bình quân cho một người dân của chính quốc gia đó.
Xem thêm: Mối quan hệ và cách phân tích tài chính theo hệ số ROE và ROA
VI. Tình hình tổng sản phẩm quốc dân - GNP của Việt Nam và một số nước trên thế giới
Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Việt Nam trong năm là 256,92 tỷ USD. GNP của Việt Nam tăng 4,13% trong năm 2020, với mức thay đổi là 10,20 tỷ USD so với con số 246,72 tỷ USD của năm 2019. GNP của Việt Nam năm 2021 dự kiến sẽ đạt mức 267,20 tỷ USD nếu như nền kinh tế vẫn giữ nguyên được tốc độ tăng trưởng GNP như năm vừa rồi.
Dưới đây là biểu đồ GNP Việt Nam giai đoạn từ năm 1989-2020 (Nguồn: solieukinhte.com):
Biểu đồ GNP Việt Nam giai đoạn từ năm 1989-2020 (Nguồn: solieukinhte.com)
Biểu đồ GNP một số nước trên thế giới năm 2018 (Nguồn: solieukinhte.com)
VII. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về GNP là gì, bản chất của GNP là gì, GDP là gì, cách tính GNP và phân biệt sự khác nhau giữa GNP và GDP mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về GDP và GNP là gì. 123job cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại bạn ở những blog tiếp theo nhé!
Nguồn tham khảo: TheBank.vn