Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, việc kêu gọi crowdfunding trở nên phổ biến hơn. Và đặc biệt trong những năm gần đây khái niệm Crowdfunding là gì trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến hơn.
Crowdfunding là một thuật ngữ ngày càng trở nên quen thuộc và phổ biến đặc biệt trong môi trường kinh doanh ngày càng có nhiều các dự án startup. Vậy crowdfunding là gì? Nó thực chất sẽ hoạt động như thế nào? Và làm thế nào để cho dự án của bạn kêu gọi được crowdfunding. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí crowdfunding là gì nhé!
I. Crowdfunding là gì?
1. Crowdfunding là gì?
Crowdfunding là một thuật ngữ mô tả hình thức kêu gọi vốn đầu tư từ cộng đồng hay còn được gọi là tài trợ đám đông để thực hiện dự án hay ý tưởng kinh doanh của mình.
Cụ thể hơn, khi bạn bắt đầu startup một dự án nào đó hoặc có ý tưởng kinh doanh nhưng không có đủ vốn cần thiết để thực hiện dự án đó thì bạn có thể kêu gọi một số lượng lớn người, mỗi người đóng góp một khoản tiền nhỏ. Hình thức kêu gọi vốn đầu tư này sẽ dễ hơn nhiều đối với hình thức kêu gọi một khoản vốn lớn từ các nhà đầu tư hoặc có thể vay vốn ngân hàng.
Crowdfunding là gì?
2. Lịch sử hình thành
- Bắt đầu của dự án crowdfunding là từ việc gây quỹ cung cấp các khoản vay cho các hộ gia đình có nguồn thu nhập thấp tại các vùng nông thôn Ireland. Những hộ gia đình này không có nhiều kinh nghiệm về tín dụng cũng như về thế chấp tài sản, nhưng vẫn được cho là đáng tin cậy. Tính đến năm 1800 đã có khoảng hơn 300 chương trình khắp cả nước tài trợ cho dự án này, thời điểm cao nhất có 20% hộ gia đình sử dụng vốn từ nguồn này.
- Sau đó đã có hàng loạt các dự án kêu gọi vốn đầu tư bằng hình thức crowdfunding khác như tượng Nữ Thần Tự Do vào năm 1885, ngân hàng Grameen vào năm 1976 và ban nhạc Rock Anh Marillion vào năm 1997…
- Vào tháng 8 năm 2006, việc sử dụng thuật ngữ crowdfunding là gì lần đầu tiên được ghi lại đến từ Michael Sullivan trong fundavlog.
- Năm 2007 và năm 2009 đánh dấu sự ra đời của trang web cho vay peer-to-peer và trang web kickstarter kêu gọi vốn đầu tư từ cộng đồng cho các dự án sáng tạo vào cuộc sống.
- Năm 2012, Hoa Kỳ ban hành chính thức luật cho loại hình này.
- Trong năm 2013 đã có gần 500 nền tảng crowdfunding thương mại và có đến 9000 tên miền đăng ký liên quan đến crowdfunding. Đến cuối năm 2014 đã có hơn khoảng 5.000 giao dịch.
Và cho tới thời điểm hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, việc kêu gọi vốn đầu tư ngày càng trở nên phổ biến.
3. Crowdfunding hoạt động như thế nào?
Nhìn một cách tổng quan thì các mô hình crowdfunding đều có cách hoạt động giống nhau. Người khởi xướng hay chủ dự án sẽ đăng dự án của mình lên trang web, sau đó kêu gọi các nhà đầu tư cá nhân góp vốn. Nhà đầu tư khi thấy dự án phù hợp với mình và có nhiều tiềm năng để phát triển sẽ lựa chọn các gói ủng hộ khác nhau mà chủ dự án đã đưa ra. Thông thường, chủ dự án sẽ thường đưa ra rất nhiều gói ủng hộ khác nhau.
Crowdfunding hoạt động như thế nào?
4. Crowdfunding hiện đại có gì mới?
Với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng Internet, mọi người giao tiếp với nhau thông qua internet nhiều hơn, nắm bắt thông tin nhanh hơn và xa hơn. Khi ngồi ở Việt Nam bạn vẫn có thể biết được những ý tưởng đột phá từ bên kia Trái Đất, ở rất nhiều quốc gia khác nhau.
Khi bạn có nhu cầu đóng góp cho một dự án crowdfunding nào đó, các công cụ hỗ trợ thanh toán trực tuyến ví như Paypal, thẻ thanh toán quốc tế Visa – Mastercard, Amex – JCB … có thể sẽ hỗ trợ cho nhu cầu của bạn. Tất cả những hoạt động này đều có thể đều diễn ra được trên internet, đây chính là điểm khác biệt lớn của crowdfunding hiện đại.
II. Các hình thức của crowdfunding
1. Hình thức quyên góp dựa trên cộng đồng
Quyên góp vốn dựa trên cộng đồng là hình thức quyên góp mà trong đó những chiến dịch, dự án của các cá nhân hoặc tổ chức nhận được tài trợ có thể sẽ ít hoặc không mang lại giá trị đối với những người quyên góp. Với hình thức quyên góp này thì mọi người hoàn toàn có thể hỗ trợ bằng tiền mặt hay là hiện vật, cũng có thể là giúp đỡ về các chiến dịch, lan tỏa về truyền thông hoặc có thể là ủng về về một chính sách nào đó.
2. Hình thức quyên góp dựa trên phần thưởng của cộng đồng
Đây là hình thức mà trong đó những tổ chức, cá nhân quyên góp, hỗ trợ có thể sẽ mong muốn một phần thưởng, món nào đó từ việc quyên góp vốn tùy theo số tiền hay hiện vật mà họ đã ủng hộ.
Các hình thức của crowdfunding
3. Hình thức quyên góp có hoàn trả
Quyên góp có hoàn trả nghĩa là việc gây quỹ cộng đồng dựa trên những số nợ mà các cá nhân, tổ chức sẽ phải chi trả trong một hoàn cảnh nhất định nào đó với cam kết chắc chắn sẽ hoàn trả lại đúng theo mức đã thỏa thuận cũng như mức mà mọi người đã góp vốn.
4. Hình thức quyên góp dựa trên chủ sở hữu
Đây là hình thức góp vốn dựa trên nguồn vốn đã có sẵn của các chủ sở hữu dự án hay một cá nhân, công ty nhất định. Hình thức này được áp dụng rộng rãi ở một số trường hợp công ty, tổ chức, doanh nghiệp muốn bán bớt cổ phần hay quyền sở hữu của mình cho các thành viên đã quyên góp theo một tỉ lệ nhất định.
III. Lợi ích từ kêu gọi vốn từ cộng đồng
1. Nguồn tài chính
Crowdfunding cho phép các doanh nhân huy động nguồn vốn từ cộng đồng để từ đó thực hiện các dự án hay ý tưởng của mình thay vì huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc tích lũy nợ từ ngân hàng.
2. Giảm thiểu rủi ro
Đối với các dự án startup sẽ mang trong mình rất nhiều rủi ro và đầy thách thức. Bên cạnh việc tìm kiếm nguồn tài chính đầy đủ, những khoản chi phí không thể dự báo cũng là điều đáng lo ngại. Khởi động một dự án bằng chiến dịch crowdfunding có thể giúp ngăn ngừa các rủi ro này cũng như mang lại một trải nghiệm học tập đầy giá trị.
3. PR miễn phí
Điều tuyệt vời nhất về crowdfunding mà chúng ta nhận được là các nhà tài trợ trở thành những nhà tiếp thị miễn phí và hiệu quả cho dự án của bạn vì họ tin tưởng vào dự án đó, bên cạnh đó thực sự mong muốn bạn sẽ thành công.
4. Nghiên cứu thị trường
Cộng đồng crowdfunding sẽ giúp bạn đánh giá được nhu cầu cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn ở trên thị trường. Một ý tưởng tốt, hoàn hảo nhưng không được sự đón nhận thì đó là sẽ dấu hiệu cho thấy thị trường không có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ đó và ngược lại.
5. Cơ hội để chứng minh dự án của bạn là khả thi
Để một dự án startup được đón nhận và mang lại tên tuổi ở giai đoạn đầu là rất khó. Tuy nhiên, crowdfunding làm cho điều những điều không thể này thành có thể. Đối với kêu gọi vốn truyền thống thì bạn cần chứng minh được cho các nhà đầu tư biết về tính khả thi của dự án. Nếu bạn đã có một chiến dịch crowdfunding đạt được nhiều thành công thì sẽ tạo sự đáng tin cậy cho dự án của bạn.
Lợi ích từ kêu gọi vốn từ cộng đồng
6. Phản hồi và góp ý
Bằng chiến dịch crowdfunding, bạn nhận được những nhận xét, phản hồi và nhận được các ý tưởng kinh doanh hay để cải tiến sản phẩm/dịch vụ mà bạn chưa từng nghĩ tới.
7. Mang lại khách hàng tiềm năng và trung thành
Crowdfunding không chỉ để doanh nhân giới thiệu về công ty, doanh nghiệp, sản phẩm, mà còn để chia sẻ những thông điệp và mục đích đằng sau nó. Những người tài trợ cho bạn, tức là họ đã chấp nhận dự án của bạn và những người này đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá mà không đòi hỏi gì. Những người như vậy thường quan tâm nhiều đến thương hiệu và thông điệp của dự án và có thể sẽ là khách hàng trung thành suốt đời của công ty bạn – và điều này là vô giá.
8. Cung cấp cơ hội bán hàng trước
Khởi động một chiến dịch crowdfunding có thể giúp cho công ty, doanh nghiệp bán trước sản phẩm/dịch vụ khi chưa đưa nó ra thị trường. Đây là cách hiệu quả để lấy review hoặc đánh giá của người dùng, từ đó phân tích thị trường để đưa ra các chiến lược marketing hợp lý.
9. Nắm giữ quyền sở hữu công ty
Crowdfunding cho phép bạn nắm giữ quyền sở hữu công ty, doanh nghiệp mà không cần cho đi đáng kể lượng cổ phần của liên doanh hoặc dự án. Nguồn vốn này đơn giản chỉ đổi lấy những sản phẩm hữu hình, một lượng cổ phần nho nhỏ hoặc những món quà tương đối khác.
10. Miễn phí
Điều đặc biệt nhất đó là gần như chi phí bằng 0 hoặc rất ít. Từ đây, bạn đã có nền tảng khởi đầu về nguồn kinh phí và các tài trợ khác để nhanh chóng biến giấc mơ và các ý tưởng kinh doanh thành hiện thực.
IV. Rủi ro
1. Nhà đầu tư
Rủi ro của crowdfunding
- Nguy cơ gian lận cao.
- Ý tưởng tốt nhưng chủ dự án thiếu kiến thức, thiếu trình độ chuyên môn.
- Theo báo cáo của một nghiên cứu thì 3 trong 4 dự án startup thất bại, tương đương với đó là 75% các dự án khởi nghiệp. Đây là rủi ro rất cao và mang lại những hậu quả lớn nếu các nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ càng trước khi chi tiền.
- Có rất ít cơ chế để theo dõi: Thật khó để cho các nhà tài trợ theo dõi được tiền của họ đang được sử dụng đúng cách và đúng thời điểm hay không. Và họ cũng không nhận được những phần thưởng xứng đáng như được hứa hẹn nếu dự án thất bại.
- Đối với các nguồn tài trợ từ quốc tế, nếu các phần thưởng là nguồn thu nhập hay là tài sản vật chất thì theo luật thuế quốc tế những tài sản đó vẫn sẽ bị đánh thuế.
2. Chủ dự án
Thông thường, crowdfunding được áp dụng cho các dự án startup nên chưa được cấp bằng sáng chế hay được cấp bảo hộ thương hiệu. Khi bạn công khai một dự án nào đó và bắt đầu kêu gọi crowdfunding, thì ý tưởng kinh doanh hay những sáng tạo của bạn rất dễ dàng bị sao chép.
V. Làm thế nào để crowdfunding?
Để thực hiện crowdfunding, chúng ta cần có sự chuẩn bị kỹ càng, thông thường sẽ theo các bước như sau:
- Lập kế hoạch bao gồm chọn dự án, các phần thưởng crowdfunding, vốn chủ sở hữu.
- Viết ra ngân sách rõ ràng và thiết lập các mục tiêu tài chính cụ thể.
- Lựa chọn hình thức crowdfunding sao cho phù hợp.
- Gửi dự án lên các trang crowdfunding uy tín nhất và bắt đầu quảng bá chúng.
- Chọn mức đóng góp và quà tặng mong muốn.
- Nhận vốn sau khi đã kết thúc huy động.
- Thực hiện dự án và chia sẻ, cập nhật liên tục tin tức của dự án.
VI. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về crowdfunding là gì, những thuận lợi và rủi ro của crowdfunding mà 123job muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết trên giúp bạn hiểu thêm được nhiều về crowdfunding là gì. 123job chúc bạn đạt được nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống!