Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) được đánh giá là một điểm sáng trong lộ trình phục hồi kinh tế Việt Nam. EVFTA là gì được kỳ vọng mang đến khá nhiều cơ hội và lợi ích cho nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
Trải qua 14 vòng đàm phán với nhiều cuộc họp cấp Bộ trưởng, các phiên họp cấp Trưởng đoàn đàm phán và các phiên họp cấp kỹ thuật chính thức cũng như không chính thức, vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ chính là sự kiện hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8 năm 2020. Đây được đánh giá là dấu mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử kinh tế thương mại của đất nước. Vậy hiệp định EVFTA là gì? Hiệp định EVFTA được ký kết vào thời gian nào? Hiệp định Thương mại tự do EVFTA có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về hiệp định EVFTA là gì nhé!
I. EVFTA là gì?
Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam hay còn được gọi tắt là Hiệp định EVFTA. Đây là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam với 27 nước thành viên EU. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về mặt lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định chung của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
EVFTA là gì?
Hiệp định EVFTA là gì bao gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với đó là các nội dung chính như: Thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, xuất nhập khẩu, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề về pháp lý-thể chế.
II. Hiệp định EVFTA được ký kết vào thời gian nào?
- Tháng 10/2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đồng ý bắt đầu khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
- Tháng 6/2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU chính thức tuyên bố khởi động quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA.
- Tháng 12/2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu việc rà soát các vấn đề pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.
- Tháng 6/2017: Hoàn thành rà soát khung pháp lý ở cấp kỹ thuật.
- Tháng 6/2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định bao gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát khung pháp lý Hiệp định EVFTA và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.
- Tháng 8/2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.
- Ngày 17/10/2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.
- Ngày 25/6/2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định.
- Ngày 30/06/2019: Việt Nam và EU chính thức ký kết Hiệp định EVFTA và IPA.
- Ngày 21/01/2020: Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA.
- Ngày 30/03/2020: Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA.
- Ngày 08/06/2020: Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA.
Như vậy, sau 9 năm ròng rã đàm phán và chuẩn bị, Việt Nam đã ký kết thành công Hiệp định Thương mại tự do EVFTA. Bắt đầu từ ngày 1/8/2020, hiệp định chính thức có hiệu lực sau khi đã được Quốc hội hai bên phê chuẩn.
Xem thêm: Cộng đồng kinh tế Asean là gì? Ai đang nắm giữ vai trò chủ tịch Asean 2021
III. Những thuận lợi và thách thức của Việt Nam khi ký kết EVFTA là gì?
1. Về thuận lợi
Hiệp định EVFTA là gì chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và biến động thị trường phức tạp, khó lường, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội to lớn, tạo động lực mới vực dậy hoạt động xuất nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó thì Hiệp định EVFTA là gì cũng thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư đi vào chiều sâu và hướng tới phát triển bền vững trong thời gian tới. Việc ký và thực thi Hiệp định EVFTA đã đưa Việt Nam trở thành đối tác hàng đầu của EU trong ASEAN và là một trong những nước châu Á - Thái Bình Dương mà EU có mối quan hệ sâu rộng nhất.
Hiệp định EVFTA là gì sẽ tiến tới loại bỏ thuế đối với 99% tất cả hàng hóa được giao dịch giữa EU và Việt Nam. Từ đó mà việc kinh doanh tại Việt Nam cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều đối với các công ty châu Âu. Giờ đây họ sẽ có thể đầu tư và được quyền tham dự vào những hợp đồng chính phủ với cơ hội cạnh tranh ngang bằng so với các doanh nghiệp địa phương.
Thuận lợi và thách thức của Việt Nam khi ký kết EVFTA là gì?
2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội thì Hiệp định EVFTA là gì cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trước hàng loạt những thách thức khác nhau. Trong đó phải kể đến khó khăn lớn nhất trong việc thực thi các cam kết EVFTA về các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới, môi trường kinh doanh, chính sách, pháp luật...
Bên cạnh đó do EU có mức thu nhập đầu người 36.000 USD/năm, cao hơn gấp khoảng 3 lần so với thu nhập đầu người của Trung Quốc là 10.000 USD nên thị trường này được đánh giá là hết sức khó tính. Vì vậy mà đòi hỏi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn của các quốc gia EU mới có thể tận dụng được thời cơ của Hiệp định EVFTA là gì.
Ngoài ra những yêu cầu về quy tắc nguồn gốc xuất xứ cũng vô cùng chặt chẽ. Thông thường các mặt hàng muốn được hưởng mức ưu đãi thuế quan thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU hoặc tại Việt Nam). Đây được đánh giá là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt, bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc từ các nước trong ASEAN. Thêm vào đó là những yêu cầu bắt buộc về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường… của EU cũng rất khắt khe và không dễ dàng để đáp ứng.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI thì hiện tại, hiểu biết về Hiệp định EVFTA là gì của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam không nhiều. Hơn nữa, khả năng thay đổi để có thể thích hợp với EVFTA là gì cũng khá hạn chế khi có tới 40% doanh nghiệp khó cải thiện điều kiện lao động; 55% doanh nghiệp khó đầu tư vào công nghệ mới và có tới 59% DN khó đáp ứng yêu cầu nội địa hóa…
IV. Tác động của Hiệp định EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam
1. Tác động của EVFTA tới tăng trưởng kinh tế
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tác động của EVFTA tới tăng trưởng kinh tế, nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, kết hợp với sự thay đổi chính sách của các nước… thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hiệp định EVFTA là gì dự kiến sẽ góp phần làm GDP Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), khoảng từ 4,57-5,30% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và khoảng 7,07-7,72% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).
2. Tác động đến thương mại (xuất nhập khẩu)
Tác động của Hiệp định EVFTA tới hoạt động xuất nhập khẩu
Tham gia Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và khoảng 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Xét về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, dự kiến kim ngạch của Việt Nam sẽ tăng trung bình 5,21-8,17% (cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện), 11,12-15,27% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 17,98-21,95% (cho giai đoạn 05 năm sau đó). Bên cạnh đó, nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường EU cũng tăng mạnh, khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.
Xét về tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới thì dự kiến kim ngạch Việt Nam sẽ tăng trung bình 4,36-7,27% cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện,10,63-15,4% cho giai đoạn 05 năm tiếp theo và khoảng 16,41-21,66% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).
3. Tác động đến ngân sách nhà nước (NSNN)
Cắt giảm thuế quan theo Hiệp định EVFTA là gì sẽ có tác động hai chiều đến nguồn thu NSNN, cụ thể là:
- Giảm thu NSNN do giảm thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu;
- Tăng thu NSNN do có thu thêm từ thu nội địa dưới những tác động tích cực của thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Dự kiến, tổng mức giảm thu ngân sách nhà nước từ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo lộ trình của Hiệp định EVFTA là khoảng 2.537,3 tỷ đồng.
4. Tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi Hiệp định EVFTA là gì thực thi, Việt Nam kỳ vọng có nhiều đổi mới về thể chế, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư từ đó tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Ngoài ra thì các cam kết rộng và sâu về đầu tư của Hiệp định sẽ giúp cho Việt Nam tiếp tục đổi mới về cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh từ đó tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU kinh doanh tại Việt Nam.
Xem thêm: Hiệp định RCEP - con đường rộng mở cho ngành dệt may, nông sản Việt Nam
5. Tác động tới thay đổi pháp luật, thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh
Hiệp định thương mại tự do EVFTA là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp tục cải cách pháp luật, thể chế theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó cũng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác bao gồm các giao dịch xuyên quốc gia, các loại hình dịch vụ cung cấp qua biên giới.
Tác động của EVFTA tới thay đổi pháp luật, thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh
V. Một số thắc mắc liên quan đến EVFTA là gì?
1. EVFTA có thể bị đình chỉ nếu người lao động bị đối xử bất công khi làm việc?
Hiệp định thương mại tự do EVFTA là gì chú trọng tới tính bền vững trong lao động, xã hội và môi trường kinh doanh. Hiệp định đã này dành riêng một chương để nhấn mạnh Việt Nam và EU phải cam kết thực thi 8 công ước lao động (theo tuyên bố của ILO – Tổ chức lao động quốc tế năm 1998). Trong đó, đáng chú ý là những nguyên tắc về “đảm bảo trả công bình đẳng” hay “cấm lao động ép buộc”.
2. Hiệp định EVFTA có giúp giảm giá thành ô tô không?
Trước ngày 1/8/2020 những chiếc xe ô tô nhập khẩu từ châu Âu về Việt Nam phải chịu mức thuế 70% tính theo giá trị khai báo hải quan áp dụng theo thuế suất tối huệ quốc (MFN) trong các thành viên WTO. Theo lộ trình giảm thuế của Hiệp định EVFTA là gì thì từ 1/8/2020 Việt Nam sẽ cắt giảm thuế trong vòng 10 năm, mỗi năm trung bình khoảng 7% và tiến tới sau 10 năm sẽ cắt giảm thuế về 0%.
Trong quy ước của cam kết trong EVFTA là gì, Việt Nam sẽ xóa bỏ theo lộ trình thuế nhập đối với các dòng xe có dung tích xi lanh trên 2.500cc trong 9 năm và các dòng xe có dung tích xi lanh dưới 2.500cc sẽ được bãi bỏ trong vòng 10 năm. Như vậy, hiện nay thuế nhập khẩu xe châu Âu vào Việt Nam đang chịu mức thuế là 63%.
Hiệp định EVFTA có giúp giảm giá thành ô tô không?
3. EVFTA tác động tới lao động, việc làm, an sinh, xã hội như thế nào?
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA là gì dự kiến giúp tăng thêm việc làm khoảng 146.000/năm, tập trung vào những ngành thâm dụng lao động và có tốc độ xuất khẩu cao sang thị trường EU. EVFTA là gì không chỉ mang lại lợi ích về số lượng việc làm mà còn có khả năng làm tăng tiền lương của người lao động. Theo tính toán thì mức lương của các doanh nghiệp FDI sẽ cao hơn khoảng gần 1% so với doanh nghiệp trong nước.
VI. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về Hiệp định EVFTA là gì, những thuận lợi và thách thức khi Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại tự do, tác động của Hiệp định EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam, tới hoạt động xuất nhập khẩu mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về Hiệp định EVFTA là gì? 123job cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo nhé!
Nguồn: Tổng hợp