Nhân viên kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp, vì vậy mà hiện nay cơ hội việc làm mở ra cho vị trí này ngày càng nhiều. Tuy nhiên để có được cơ hội việc làm mơ ước thì đòi hỏi bạn phải có một CV xin việc thật chuyên nghiệp.
Hãy tưởng tượng bạn là nhà tuyển dụng và bạn phải xem xét 250 đơn xin việc trong một ngày. Bạn có thời gian để đọc kỹ tất cả chúng không? Không, tất nhiên là không. Có một sự thật là các nhà tuyển dụng chỉ dành 6 giây để quét từng CV. Vì vậy, ấn tượng đầu tiên chính là chìa khóa quan trọng. Nếu bạn gửi một tài liệu gọn gàng, được sắp xếp hợp lý thì chắc chắn bạn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng dành nhiều thời gian hơn cho CV xin việc của mình. Và cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được 123job bật mí cách viết mẫu CV nhân viên kinh doanh chuẩn nhé!
I. Hướng dẫn cách viết mẫu CV nhân viên kinh doanh chuẩn
1. Thông tin cá nhân, giới thiệu bản thân
a. Phần thông tin cá nhân
Mục thông tin cá nhân trong CV xin việc bao gồm những thông tin cơ bản nhất để nhà tuyển dụng biết về bạn và liên hệ được với bạn. Những nội dung cần có trong phần này bao gồm: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, email… Theo đó khi viết mục thông tin cá nhân trong CV xin việc nói chung và mẫu CV nhân viên kinh doanh nói riêng cần lưu ý một số điểm như:
- Nên viết họ và tên bằng chữ in hoa và dùng cỡ chữ to hơn để làm nổi bật thông tin này.
- Tên email nên tránh đặt những tên quá trẻ con, không thể hiện được sự nghiêm túc, chuyên nghiệp.
- Các thông tin về tên, số điện thoại, địa chỉ nên trình bày ngắn gọn, dễ đọc và phải kiểm tra kỹ để đảm bảo độ chính xác.
- Phần giới thiệu bản thân chỉ nên dành khoảng 2-3 dòng để khái quát ngắn gọn, súc tích nhất về bản thân. Lưu ý đừng sa vào kể lể quá dài dòng vì sẽ tạo ấn tượng xấu cho người đọc.
Cách viết CV nhân viên kinh doanh
b. Điểm mạnh, điểm yếu
Mục điểm mạnh, điểm yếu trong mẫu CV nhân viên kinh doanh sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai, bạn đang “có” những gì và bạn có thực sự phù hợp với công việc ứng tuyển hay không.
Đối với mẫu CV nhân viên kinh doanh thì những điểm mạnh bạn đưa ra phải thật sự phù hợp với vị trí này. Một số điểm mạnh bạn có thể nêu trong mẫu CV nhân viên kinh doanh chuẩn như: Kỹ năng giao tiếp tốt, có ngoại hình ưa nhìn, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, năng động...
Còn đối với điểm yếu hãy đưa vào một cách thật tinh tế, khéo léo, đồng thời bên cạnh đó cho nhà tuyển dụng thấy được đối với những điểm yếu này bạn có cách nào để khắc phục chúng. Nếu bạn chưa xác định được bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu gì, có phù hợp với vị trí nhân viên kinh doanh hay không thì có thể thực hiện một bài trắc nghiệm tính cách MBTI để khám phá bản thân trước.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Đối với phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn đừng nên thể hiện nó một cách quá chung chung cho tất cả công việc mà thay vào đó nên nêu cụ thể và súc tích nhất. Nhà tuyển dụng thường sẽ có ấn tượng với mẫu CV xin việc có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, cụ thể và ngắn gọn. Dưới đây là gợi ý về mục tiêu nghề nghiệp bạn có thể sử dụng trong mẫu CV nhân viên kinh doanh chuẩn của mình:
- Mục tiêu ngắn hạn: Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động để từ đó trau dồi thêm những kiến thức còn thiếu sót; được cống hiến một phần sức mình vào sự phát triển của doanh nghiệp.
- Mục tiêu dài hạn: Trở thành một nhân viên kinh doanh cao cấp, có trình độ chuyên môn cao. Trong vòng 2-4 năm tới phấn đấu để có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và trở thành một chuyên viên kinh doanh xuất sắc.
3. Quá trình học vấn
Mục quá trình học vấn bạn chỉ nên nêu quá trình học tại Đại học/Cao đẳng. Nếu bạn chỉ tốt nghiệp cấp 3 thì chỉ nên ghi quá trình học tại trường THPT vì khoảng thời gian cấp 1, cấp 2 là khoảng thời gian khá xa và không quan trọng. Nếu bạn có thành tích học tập tốt, từng giành được học bổng, giải thưởng thì hãy đưa chúng một cách ngắn gọn và súc tích vào trong mẫu CV nhân viên kinh doanh.
Đặc biệt nếu bạn đã từng tham gia các khóa học về kỹ năng mềm, những khóa học về ngoại ngữ hay kinh doanh và có chứng chỉ cho những kỹ năng này thì hãy liệt kê trong mẫu CV xin việc bởi đây cũng là một điểm cộng rất lớn đối với nhà tuyển dụng đấy!
4. Kinh nghiệm làm việc
Khi viết mẫu CV nhân viên, ở mục kinh nghiệm làm việc bạn cần lưu ý một số nội dung như:
- Sắp xếp thứ tự công việc theo từ hiện tại cho đến quá khứ. Ở mỗi vị trí công việc nêu ra cần nêu rõ được thời gian bắt đầu, thời điểm kết thúc, vị trí bạn đảm nhiệm, công việc thực hiện và những điều rút ra được từ công việc đó.
- Để dễ dàng thuyết phục và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn thì bạn có thể nêu ra những con số cụ thể về kết quả công việc của mình.
Nếu bạn đã từng có kinh nghiệm ở vị trí nhân viên kinh doanh hay những công việc khác có liên quan thì một số kinh nghiệm phù hợp bạn có thể nêu trong CV như:
- Đã từng có kinh nghiệm ở vị trí nhân viên kinh doanh tại Công ty…
- Từng đảm nhận vị trí nhân viên bán hàng part-time;
- Có kinh nghiệm ở vị trí CTV bán hàng tại Công ty…
5. Kỹ năng trong mẫu CV nhân viên kinh doanh
Khi nói đến các kỹ năng cho CV, một vấn đề quan trọng hơn bất kỳ vấn đề nào khác đó là sự phù hợp. Các kỹ năng bạn quyết định đưa vào CV phải liên quan đến công việc mà bạn đang cố gắng đạt được. Đối với mẫu CV nhân viên kinh doanh, một số kỹ năng mềm quan trọng giúp tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn có thể nhắc tới như:
II. Các lưu ý khi viết và trình bày mẫu CV nhân viên kinh doanh
Mẫu CV nhân viên kinh doanh bất động sản
Mặc dù hầu hết chúng ta đều có một số ý tưởng về cách viết CV xin việc nói chung và mẫu CV nhân viên kinh doanh nói riêng. Tuy nhiên thật đáng ngạc nhiên là bạn rất dễ mắc phải những lỗi cơ bản và nếu không biết những lỗi này là gì, cách khắc phục chúng như thế nào có thể khiến bạn mất đi công việc mơ ước. Và dưới đây là một số lưu ý khi viết và trình bày CV xin việc mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc để giúp bạn tránh được những sai lầm không đáng có:
- Hoàn thiện mẫu CV nhân viên kinh doanh cả về phần thiết kế và hoàn hảo về nội dung;
- Hãy đảm bảo rằng địa chỉ email của bạn phải chuyên nghiệp;
- Đừng nói dối hoặc phóng đại những thông tin về thành tích cũng như kinh nghiệm trong mẫu CV nhân viên kinh doanh của mình;
- Một mẫu CV nhân viên kinh doanh tốt là một CV không có bất kỳ lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào.
- Trình tự sắp xếp thông tin trong mẫu CV nhân viên kinh doanh cần phù hợp;
- Không nên liệt kê quá dài tất cả kinh nghiệm mà chỉ nên liệt kê những kinh nghiệm, thành tích có liên quan tới công việc ứng tuyển;
- Không nên áp dụng một mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh cho tất cả vị trí ứng tuyển khác nhau mà thay vào đó bạn cần cập nhật CV thường xuyên để phù hợp hơn với công việc ứng tuyển. Ví dụ một mẫu CV xin việc không thể áp dụng cho tất cả những công việc như nhân viên kinh doanh, nhân viên quản lý rủi ro, nhân viên tín dụng, nhân viên thu hồi vốn…
- Nên đưa những kỹ năng, kinh nghiệm có liên quan tới công việc nhân viên kinh doanh bởi nó sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn.
- CV xin việc nên trình bày một cách ngắn gọn, súc tích và có độ dài từ 1–2 trang giấy A4 là phù hợp nhất.
III. Kết luận
Hãy xem CV xin việc như một cuộn phim nổi bật viết về bản thân bạn trong đó có chứa những thông tin phù hợp nhất với vị trí công việc ứng tuyển. Và để cuộn phim này để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng nhất thì khi viết CV xin việc nói chung hay mẫu CV nhân viên kinh doanh nói riêng hãy thật cẩn thận và dành nhiều tâm huyết vào nó nhé!