Khi điền sơ yếu lý lịch, thông tin thành phần gia đình là một phần không thể thiếu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm thành phần gia đình, cách khai báo chính xác và cách xác định thành phần gia đình của mình.

1. Thành phần gia đình là gì?

Thành phần gia đình là một mục không thể thiếu trong bản kê khai sơ yếu lý lịch. Trong mục này, người kê khai cần trình bày rõ ràng và chính xác thành phần của tất cả các thành viên trong gia đình mình theo từng loại hình trong xã hội. Thành phần gia đình có thể bao gồm các nhóm như cố nông, bần nông, phú nông, công chức, địa chủ, viên chức, tiểu thương, tiểu tư sản, v.v.

Thành phần gia đình cũng có thể được hiểu như nguồn gốc xuất thân và hoàn cảnh của gia đình, góp phần xác định vị trí của gia đình trong các tầng lớp xã hội.

Thông thường, việc kê khai thành phần gia định trong sơ yếu lý lịch phản ánh tình trạng gia đình sau khi cuộc cải cách ruộng đất diễn ra.

Thành phần gia đình là gì?

2. Các kiểu thành phần gia đình cơ bản

Thành phần gia đình trong xã hội Việt Nam được phân loại dựa trên những đặc điểm riêng biệt. Người kê khai cần nắm rõ các đặc trưng của từng kiểu thành phần gia đình để xác định chính xác gia đình mình thuộc loại nào. Cụ thể như sau:

Thành phần gia đình cố nông: Là tầng lớp vô sản ở khu vực nông thôn, bao gồm những nông dân nghèo, không sở hữu ruộng đất hay công cụ sản xuất, không có khả năng tự tạo ra thu nhập, chủ yếu sống nhờ vào việc làm thuê cho địa chủ.

Thành phần gia đình bần nông: Cũng là những người nghèo, những chịu sự quản lý của chế độ trước đây. Cuộc sống của bần nông được coi là khá hơn đôi chút so với cố nông nhờ việc sở hữu một phần ruộng đất nhỏ. Tuy nhiên, họ vẫn phải đi làm thuê cho các địa chủ hoặc làm lính canh để đủ sống.

Thành phần gia đình trung nông: Đây là nhóm nông dân ít chịu sự bóc lột hơn. Trung nông có tài sản riêng và có thể tự do lao động, kiếm sống theo cách của chính họ.

Thành phần gia đình phú nông (hay địa chủ): Là những người giàu có, sở hữu ruộng đất nhưng không canh tác toàn bộ mà thường thuê đất của người khác để canh tác.

Thành phần công chức, viên chức: Là tầng lớp trí thức, gồm những người được tuyển dụng và bổ nhiệm để làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Thành phần nghèo đói: Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, gồm những người dân khổ cực, không có tài sản và khả năng lao động tốt, thường phải chịu nhiều áp lực.

Thành phần tiểu thương, tiểu chủ, tư sản và tiểu tư sản: Các tầng lớp này được xem là những người giàu, chỉ yếu hoạt động trong lĩnh vực buôn bán nhỏ.

3. Mục đích của việc kê khai thành phần gia đình là gì?

Thành phần gia đình là một mục bắt buộc và cần được khai báo chính xác trong sơ yếu lý lịch. Mục này thường được chỉ định là “Thành phần gia đình sau cải tạo nông nghiệp” hoặc “Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất”.

Trong giai đoạn từ 1953 đến 1956, nước ta đang nỗ lực để thoát khỏi chế độ độc tài tư bản. Phong trào cách mạng ruộng đất được triển khai nhằm loại bỏ những bất công còn tồn tại từ chế độ phong kiến cũ và xử lý những thành phần phản đối đất nước. Cuộc cách mạng ruộng đất chủ yếu nhằm xóa bỏ tàn dư phong kiến, làm mờ ranh giới giai cấp và trao lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân.

Việc kê khai thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất trong sơ yếu lý lịch có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó chính là cơ sở để thiết lập sự bình đẳng và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con người và toàn xã hội. Hơn nữa, thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất còn được coi là nguồn gốc xuất thân của mỗi cá nhân.

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất cũng phản ánh quá trình thực hiện các chính sách cải cách về ruộng đất. Mục tiêu của cuộc cải cách này là nhằm loại bỏ hoàn toàn những điều bất công, sự lạc hậu, cũng như làm cơ sở để phân loại các thành phần có tư tưởng chống đối so với các thành phần tham gia xây dựng đất nước.

Mục đích của việc kê khai thành phần gia đình là gì?

4. Cách ghi thành phần gia đình trong hồ sơ

Như đã đề cập trước đó, trong việc kê khai sơ yếu lý lịch, chúng ta có nhiều loại thành phần gia đình như cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản và tư sản. Do đó, người kê khai cần phải nắm rõ từng loại thành phần để định đúng gia đình mình thuộc loại nào và ghi chính xác vào mục tương ứng.

Ví dụ, nếu gia đình bạn có những đặc điểm của thành phần phú nông, mục “thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất” sẽ được ghi là: phú nông. 

Hiện nay, phần lớn các thành phần như phú nông, địa chủ hay cố nông, bần nông đã không còn tồn tại. Thay vào đó, xuất hiện nhiều thành phần cao cấp hơn như tư bản, viên chức và công chức.

Đối với những đối tượng đặc thù như bộ đội, đảng viên, công an,... việc kê khai thành phần gia đình trong bản sơ yếu lý lịch cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và chính xác. Bởi vì thông tin kê khai không chỉ liên quan đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến những người thân trong gia đình và dòng họ.

Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể, người kê khai cần phải xác định những yếu tố nào liên quan đến thành phần gia đình để đảm bảo độ chính xác. Thông thường, tất cả thông tin liên quan đến bối cảnh gia đình, dòng họ và nguồn gốc của nhóm người này sẽ được điều tra kỹ lưỡng với mục đích xác minh độ an toàn.       

Cách ghi thành phần gia đình trong hồ sơ

5. Những điều cần lưu ý về thành phần gia đình

Việc bạn điền thông tin trong sơ yếu lý lịch không chỉ liên quan đến cá nhân mà còn đến gia đình, vì vậy cần phải chính xác. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn xin việc tại các cơ quan nhà nước, thực hiện các thủ tục hành chính hoặc kê khai thông tin gia đình trong phiếu đảng viên, việc cung cấp thông tin sai lệch có thể gây ra nhiều rắc rối.

Hiện nay, các thành phần như phú nông, địa chủ đã không còn xuất hiện. Các thành phần gia đình thường gặp nhất hiện nay bao gồm trung nông, công chức, viên chức, tiểu thương… Hãy tìm hiểu kỹ xem bạn thuộc thành phần nào để ghi cho đúng.

Ngoài ra, trong quá trình hoàn thiện sơ yếu lý lịch, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Cách nhanh nhất để xác định thông tin về các thành viên trong gia đình là kiểm tra hồ sơ lý lịch của những người thân gần gũi. Những thông tin này thường ít thay đổi và rất đáng tin cậy. Bạn cũng có thể đem theo sổ hộ khẩu tới văn phòng đăng ký quản lý dân cư tại địa phương để tra cứu thông tin, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc công chứng giấy tờ.
  • Tuyệt đối không tẩy xóa hay chèn chữ trong sơ yếu lý lịch. Hành động này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khiến hồ sơ của bạn trông thiếu chuyên nghiệp và không được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Như vậy, bạn đã nắm rõ về thành phần gia đình và cách ghi chép chúng trong sơ yếu lý lịch. Hãy luôn ghi nhớ rằng bên cạnh việc kê khai đúng đắn, bạn cũng cần đảm bảo sơ yếu lý lịch được trình bày một cách chuyên nghiệp. Hạn chế tẩy xóa và ghi đè lên các nội dung để hồ sơ của bạn trông hoàn thiện hơn và tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Bài viết trên đây của 123job.vn đã đề cập đến thành phần gia đình là gì, thành phần gia đình gồm các kiểu nào, cách ghi thành phần gia đình trong hồ sơ và một số lưu ý khi ghi thành phần gia đình trong hồ sơ, rất mong bài viết sẽ hữu ích với các độc giả của chúng tôi. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để đọc thêm nhiều Blogs nữa nhé!