Software Architect được hiểu là kiến trúc sư phần mềm, là người phân tích yêu cầu của khách hàng (bên trong hoặc là bên ngoài công ty) rồi đưa ra thiết kế hệ thống và theo dõi sát đội Developer để có thể đảm bảo họ làm theo đúng thiết kế.
CV chính là “bộ mặt” của các bạn và nó sẽ quyết định xem bạn có được đi tiếp đến vòng phỏng vấn dù cho bạn có làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay trong lĩnh vực nào khác, vậy nên khi viết CV cho vị trí Software Architect thì bạn cần lưu ý những nội dung gì. Vì vậy ở trong bài viết dưới đây thì 123job.vn sẽ giúp bạn hiểu được cách viết mẫu CV Software Architect chuẩn để chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên nhé!
I. Hướng dẫn cách viết mẫu CV Software Architect
1. Thông tin cá nhân, giới thiệu bản thân
a. Phần thông tin cá nhân
Phần mục thông tin cá nhân thì nó sẽ bao gồm những thông tin cơ bản nhất để có thể cho nhà tuyển dụng biết về bạn và cũng như liên hệ được với bạn. Phần này thì nó sẽ bao gồm những thông tin sau: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, và email… Theo đó khi mà viết phần mục thông tin cá nhân ở trong mẫu CV xin việc nói chung và mẫu CV Software Architect nói riêng thì bạn cần lưu ý một số điểm như:
Họ tên thì nên viết chữ in hoa và cũng phải dùng cỡ chữ to hơn để có thể làm nổi bật được thông tin này.
Tên email thì nên tránh đặt những tên mà quá trẻ con và nó cũng không thể hiện tính chuyên nghiệp. Trước khi mà viết CV, bạn phải nên lập cho mình một tài khoản email mới, đó có thể là tên của bạn để giúp cho nhà tuyển dụng dễ đọc và dễ liên hệ hơn, đồng thời nó cũng thể hiện cho họ thấy được tính nghiêm túc của bạn.
Các thông tin về tên, số điện thoại và địa chỉ của bạn thì nên được trình bày một cách ngắn gọn, dễ đọc và phải kiểm tra thật kỹ lưỡng để có thể đảm bảo được độ chính xác.
Phần giới thiệu về bản thân thì bạn hãy chỉ nên dành ra khoảng 2-3 dòng để có thể khái quát được ngắn gọn, và súc tích nhất về bản thân. Lưu ý đừng quá sa vào việc kể lể, bởi vì nó sẽ tạo ấn tượng xấu cho người đọc.
'
Mẫu CV Software Architect chuẩn tiếng Anh
b. Điểm mạnh, điểm yếu
Phần mục điểm mạnh, điểm yếu thì nó sẽ cho nhà tuyển dụng biết được rằng bạn là ai và cũng như là bạn đang “có” những gì, có đang thực sự phù hợp với công việc mà bạn đã ứng tuyển hay là không.
Những điểm mạnh viết trong CV cần có liên quan tới công việc ứng tuyển là Software Architect. Một số điểm mạnh bạn có thể nêu trong mẫu CV Software Architect chuẩn như: Có kỹ năng lập trình, có tinh thần trách nhiệm cao và có kỹ năng làm việc nhóm tốt, coding, có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như C++, PHP, Java….
Còn đối với điểm yếu thì bạn hãy đưa nó vào một cách thật là tinh tế, và khéo léo. Nếu như bạn chưa xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì, có phù hợp với vị trí Software Architect hay không thì có thể thực hiện một bài trắc nghiệm về tính cách MBTI để có thể khám phá bản thân trước.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp thì nó sẽ giúp cho nhà tuyển dụng nắm được định hướng về công việc của bạn cùng với đó đánh giá được xem bạn có phải là một người có tinh thần cầu tiến cao ở trong công việc hay không. Nhà tuyển dụng thường sẽ có ấn tượng với bản mẫu CV xin việc mà có phần mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, cũng như cụ thể và ngắn gọn. Dưới đây là gợi ý về mục tiêu nghề nghiệp bạn có thể sử dụng trong mẫu CV Software Architect chuẩn của mình như sau:
Mục tiêu ngắn hạn: Được làm việc tại một môi trường chuyên nghiệp, sáng tạo và năng động, được đóng góp cho sự phát triển, tạo ra hiệu quả về doanh thu tốt nhất cho công ty.
Mục tiêu dài hạn: Trở thành một Software Architect giỏi và có trình độ chuyên môn cao. Trong vòng 3-5 năm tới phấn đấu để có thể có được một cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
3. Quá trình học vấn
Bạn chỉ nên nêu ra quá trình học vấn ở trong cấp 3 và Đại học vì cấp 1, cấp 2 là thời gian khá xa và không quan trọng. Nếu như có thành tích học tập tốt, đã từng giành được học bổng hay là các giải thưởng ở trường hay trong các khu vực thì hãy viết cụ thể vào nhé.
Đặc biệt nếu như là bạn đã từng được tham gia các khóa học về kỹ năng mềm, khóa học ngoại ngữ và đặc biệt đó là khóa học về công nghệ thông tin, có chứng chỉ cho những kỹ năng này thì hãy liệt kê trong mẫu CV Software Architect chuẩn nhé. Đây có thể là một điểm cộng của bạn ở trong mắt nhà tuyển dụng đấy!
4. Kinh nghiệm làm việc nổi bật nhất
Khi viết mẫu CV Software Architect chuẩn, ở mục kinh nghiệm làm việc bạn cần lưu ý một số nội dung như:
Sắp xếp công việc đúng theo thứ tự và từ hiện tại đến quá khứ. Cần nêu phải rõ được về thời gian bắt đầu, thời điểm kết thúc và cũng như vị trí mà bạn đảm nhiệm, những điều mà bạn rút ra được từ công việc đó.
Cung cấp những con số cụ thể về kinh nghiệm để có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho nhà tuyển dụng nắm bắt được bạn có đang phù hợp với những yêu cầu của công việc mà bạn ứng tuyển hay không.
Nếu như đã từng đảm nhận vị trí Software Architect trước đó và đã có kinh nghiệm ở trong lĩnh vực này thì một số kinh nghiệm mà bạn có thể liệt kê trong mẫu CV xin việc như sau:
Có kinh nghiệm phân tích công nghệ được sử dụng và cách cải tiến
Đã từng trình bày và bảo vệ các lựa chọn kiến trúc, thiết kế và các kỹ thuật để hỗ trợ mục tiêu công nghệ và platform phát triển
Có kinh nghiệm thiết kế base hệ thống dựa trên các requirements
Đã từng hỗ trợ cho các kỹ sư và cố vấn phần mềm để đạt được trình độ lập trình cao hơn
Có kinh nghiệm trong việc phát triển mã chất lượng cao tuân theo các thực tiễn tốt nhất của tiêu chuẩn ngành và xem xét hiệu suất và khả năng phục hồi
Có kinh nghiệm tạo các tài liệu dạng kiến trúc tổng quan (như là: coding standards, tools, review processes,…)
Có kinh nghiệm về quy trình phát triển phần mềm CI/ CD và Agile
Đã từng thiết kế Check/review code và hệ thống dựa trên việc theo sát dev….
5. Kỹ năng trong mẫu CV Software Architect
Phần Kỹ năng trong CV thì nó là một mục vô cùng quan trọng và nó sẽ có ảnh hưởng đến quyết định của nhà tuyển dụng. Theo đó thì kỹ năng được nêu ở trong bản CV phải phù hợp với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển, và cần tránh việc đưa ra những kỹ năng chung chung cho mọi công việc. Đối với mẫu CV Software Architect bạn có thể lựa chọn một số kỹ năng để đưa vào như sau:
Có khả năng thiết kế, có hiểu biết nhất định và cũng như kiến thức design cơ bản;
Có thêm kiến thức về software design pattern;
Có tư duy logic và cũng như là tư duy lập trình;
Kỹ năng giao tiếp và cũng như là đàm phán thuyết phục;
Có khả năng làm việc nhóm tốt;
Có khả năng để đưa ra những quyết định chắc chắn;
Thành thạo các ngôn ngữ lập trình như là C++, PHP hoặc là JavaScript…
II. Các lưu ý khi viết mẫu CV Software Architect
Các lưu ý khi viết mẫu CV Software Architect
Qua những chia sẻ ở trên thì có lẽ bạn đã biết cách viết một mẫu CV Software Architect chuẩn rồi đúng không? Tuy nhiên đó thì vẫn chưa phải là tất cả của một CV xin việc đâu. Để mẫu CV Software Architect chuẩn của mình hoàn hảo, ấn tượng hơn thì bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:
Hoàn thiện cả về phần thiết kế và cũng như là phải hoàn hảo về nội dung;
Tuyệt đối không được gian lận trong khi mà viết CV bởi vì nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhận ra được năng lực và cũng như là những kinh nghiệm của bạn;
Lưu ý về font chữ trong mẫu CV, về lỗi chính tả, hoặc là lỗi ngữ pháp...
Trình tự sắp xếp thông tin ở trong mẫu CV cần phải phù hợp;
Không nên liệt kê quá dài, và cũng như không liệt kê tất cả kinh nghiệm;
Không nên chỉ áp dụng một mẫu CV xin việc duy nhất cho tất cả vị trí ứng tuyển khác nhau;
Cập nhật các mẫu CV một cách thường xuyên để có thể phù hợp với công việc ứng tuyển;
Nên đưa những kỹ năng, và những kinh nghiệm mà nó đang có liên quan tới công việc ứng tuyển là Software Architect, bởi vì nó sẽ dễ dàng thuyết phục nhà tuyển dụng hơn.
CV xin việc nói chung và mẫu CV Software Architect chuẩn nói riêng nên ngắn gọn, súc tích và có độ dài từ 1–2 trang là phù hợp nhất.
III. Kết luận
Trên đây là những lưu ý nhỏ để giúp cho mẫu CV Software Architect của bạn trở nên ấn tượng hơn ở trong mắt nhà tuyển dụng, do đó mà bạn cũng đừng bỏ qua những lưu ý này nhé. Hiện nay, ở trên trang của 123job.vn thì vẫn còn có rất nhiều các mẫu CV xin việc mà đã được thiết kế sẵn và cũng phù hợp với rất nhiều khối ngành nghề khác nhau, mà bạn hoàn toàn có thể tham khảo!