Học vấn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy tạo điểm cộng với nhà tuyển dụng bằng mẹo viết quá trình học vấn trong CV được bật mí trong bài viết sau của 123Job!

Trong CV, quá trình học vấn là nội dung không thể bỏ qua. Tuy nhiên, nhiều ứng viên vô tình làm mất điểm với nhà tuyển dụng chỉ vì không biết cách viết nội dung này thế nào cho ấn tượng. Hãy tạo điểm cộng với nhà tuyển dụng bằng mẹo viết quá trình học vấn dưới đây:

I. Dòng thời gian thể hiện quá trình học vấn

Bạn cần phải nhớ rằng, dòng thời gian khi viết quá trình học vấn trong CV luôn kể từ thời điểm gần nhất cho tới xa nhất. Bạn đừng viết theo dòng thời gian ngược lại, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không chuyên nghiệp và không biết cách viết CV.

II. Quá trình học vấn trong CV: Bỏ qua thông tin cấp 1, 2

Nhà tuyển dụng không quan tâm tới việc bạn học cấp 1, cấp 2 ở đâu. Do đó, bạn không cần phải liệt kê chi tiết và tỉ mỉ các thông tin này ở phần quá trình học vấn trong CV. Vừa tốn công sức lại không cần thiết. Nếu cấp 3 bạn có những thành tích nổi trội như thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Văn, môn Toán đoạt giải thì hãy ghi vào CV. Còn nếu bạn không có thành tích gì ấn tượng cần chia sẻ thì cũng bỏ qua cả giai đoạn học cấp 3 trong CV.

III. Có nên viết thành tích học tập trong CV không?

Có không ít ứng viên bỏ qua các thành tích học tập của mình trong CV. Thật đáng tiếc nếu bạn đã rất nỗ lực suốt 4 năm học đại học với nhiều điểm số cao và thường xuyên đạt học bổng mà lại không thể hiện chúng trong CV. Thay vào đó, hãy làm nhà tuyển dụng ấn tượng với thành tích học tập xuât sắc của bạn. Đó là một trong những lý do khiến họ lựa chọn bạn chứ không phải là các ứng viên khác.Thành tích học tập của bạn là những minh chứng sinh động nhất cho kết quả học tập của bạn chứ không chỉ là những bằng cấp bạn có.

IV. Đừng quên các khóa học ngắn hạn mà bạn đã trải qua

Khi viết quá trình học vấn trong CV xin việc , đừng cho rằng chỉ cần thể hiện quá trình học tập chính thống của bạn mà bỏ qua các khóa học ngắn hạn, các lớp tập huấn mà bạn đã tham gia, kể cả các bằng cấp tin học, tiếng anh. Hãy liệt kê đầy đủ các khóa học bạn đã tham gia, các chứng chỉ bạn đã nhận được, học tại đâu, thời gian tham gia các khóa học đó như thế nào… Nhà tuyển dụng cần biết các thông tin này để hiểu rõ hơn về bạn.

V. Đặt quá trình học vấn ở đâu trong bố cục CV xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, một bản CV xin việc có bố cục rõ ràng, khoa học sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tiếp cận thông tin và nắm bắt được ứng viên đó có phù hợp và đáp ứng được công việc đang tuyển dụng hay không. Kinh nghiệm làm việc và quá trình học vấn, cái nào nên trình bày trước, cái nào trình bày sau?

Nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề đang tuyển dụng, hãy nêu kinh nghiệm làm việc của mình trước rồi mới trình bày quá trình học vấn trong CV sau. Còn nếu bạn là sinh viên mới ra trường, chưa có quá nhiều kinh nghiệm làm việc thực tiễn, hãy tinh tế một chút bằng cách đưa quá trình học vấn của mình lên trước phần kinh nghiệm làm việc. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng bị chinh phục bởi các thông tin này hơn so với phần kinh nghiệm của bạn.

mẫu cv xin việc

Quá trình học vấn trong CV: Lựa chọn bố cục tinh tế để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Ngoài ra, nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng không đúng với chuyên ngành mà nhà tuyển dụng đang đòi hỏi hoặc bạn nhảy việc quá nhiều thì đừng vội liệt kê các kinh nghiệm làm việc đó trước quá trình học vấn trong CV xin việc . Hãy đảo lại, đưa quá trình học vấn lên trước để tránh bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

VI. Quy tắc trình bày các thông tin quá trình học vấn trong CV hữu hiệu

  • Chọn lựa thông tin: Có thể bạn đã từng học rất nhiều thứ trong quá trình học tập của mình hoặc tham gia nhiều các khóa học khác nhau. Tuy nhiên, không nhất thiết bạn phải liệt kê tất cả khối thông tin đó trong mục quá trình học vấn vì chỉ khiến CV của bạn trở nên dài dòng nhưng không nhấn mạnh được trọng tâm. Bạn hãy chọn lựa những thông tin nào hữu ích và phù hợp nhất thể hiện trình độ liên quan đến công việc sẽ có tác dụng hơn 

  • Không nên bỏ qua những chi tiết nhỏ thể hiện trình độ của bạn: Bạn đừng quên các chi tiết về giải thưởng, các chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn phù hợp mà bạn có được nhé. Những thông tin này có thể giúp bạn có thêm điểm cộng với nhà tuyển dụng. Bạn có thể sắp xếp những thông tin này thành các mục riêng như là mục Thành tích, mục Chứng chỉ nghiệp vụ... sẽ giúp thông tin của bạn rõ ràng hơn.

  • Bỏ qua những chi tiết không hữu ích: Nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu bạn cung cấp thông tin về bảng điểm thì bạn cũng không nên đưa chi tiết này vào phần quá trình học vấn. Đôi khi kết quả học tập của bạn được thể hiện qua những con số không được tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến CV của bạn. Bạn có thể cân nhắc thay thế những thông tin này bằng các thông tin về giải thưởng, thành tích hay chứng chỉ chuyên môn sẽ hiệu quả hơn nếu bạn là sinh viên mới ra trường. Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ qua thông tin về các cấp học thấp nếu như bạn đã đạt được trình độ Đại học hoặc Sau Đại học.

  • Sự thật của thông tin: Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá tốt những CV có những thông tin không đúng sự thật hoặc thổi phồng quá mức. Bạn hãy nhớ là nhà tuyển dụng đều có thể check lại về các thông tin bạn ghi trong CV nhất là đối với những thông tin quá hào nhoáng, quá nổi bật. VÌ vậy, hãy thành thật khi viết về quá trình học vấn của mình bạn nhé.

VII. Kết luận 

Một bản CV xin việc sẽ thể hiện được đầy đủ về ứng viên, từ thông tin cá nhân cho tới kinh nghiệm, trình độ, quá trình học vấn. Nếu bạn khéo léo khi thể hiện quá trình học vấn trong CV xin việc của mình, cánh cửa nghề nghiệp của bạn đang được mở ra rất rộng lớn. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn biết cách viết thật ấn tượng và hiệu quả CV xin việc  của mình. Chúc các bạn thành công!