Mẫu đề xuất tăng lương là biểu mẫu mỗi người lao động cần phải biết để xin tăng lương cho bản thân. Nếu bạn vẫn lóng ngóng chưa biết cách viết hãy xem hướng dẫn viết mẫu đề xuất tăng lương đúng chuẩn và khéo léo khiến sếp không thể từ chối nhé!
Với quá trình công tác không ngừng nghỉ, bạn được quyền đề xuất tăng lương cho bản thân với cấp trên. Thông thường, mỗi doanh nghiệp luôn có kì tăng lương theo quy định qua sự đánh giá định kì. Trường hợp bạn chưa đến kì hạn tăng lương nhưng nhận thấy mình phù hợp với mức lương cao hơn thì đừng ngần ngại bày tỏ suy nghĩ đó. Để đề xuất tăng lương có tính thành công cao, bạn hãy xem bài hướng dẫn và những mẹo viết mẫu đề xuất tăng lương dưới đây khiến sếp không thể không đồng ý.
I. Download mẫu đề xuất tăng lương
Một số mẫu đề xuất tăng lương
1. Giấy đề nghị tăng lương
Tải mẫu này tại đây
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________________
Hà Nội, ngày…tháng… năm…
GIẤY ĐỀ NGHỊ TĂNG LƯƠNG
Kính gửi: Ban Giám đốc công ty.........................
Phòng nhân sự Công ty ...............................................................................................
Đề nghị BGD xem xét tăng lương cho CNV như sau:
Stt | Họ tên | MSNV | Bộ phận | Mức đang hưởng | Mức đề xuất | Lý do |
| | | | | | |
| | | | | | |
| | | | | | |
| | | | | | |
| | | | | | |
Ý kiến phòng nhân sự
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ý kiến của giám đốc
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........., Ngày ... tháng ... năm ......
Người đề nghị | Phòng nhân sự | Giám đốc |
2. Mẫu đề xuất tăng lương cho công nhân
Tải mẫu này tại đây
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | CÔNG TY CP DỊCH VỤ ……………………………………………………. Địa chỉ: …………………………………………………………… Điện thoại : ……….……… Website : …………………. Email: …………………….. |
| |
|
ĐƠN ĐỀ XUẤT TĂNG LƯƠNG
Kính gửi: Ban Giám đốc
Đề nghị Ban Giám Đốc xem xét tăng lương cho công nhân viên như sau:
Stt | Họ tên | MS nhân viên | Bộ phận | Mức đang hưởng | Mức đề xuất | Thời gian tăng | Lý do |
1 | | | | | | | |
Ý kiến Giám đốc:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Giám đốc | Ngày ……. tháng …... năm …… Người đề xuất
|
3. Mẫu đơn xin tăng lương của doanh nghiệp
Tải mẫu này tại đây
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———***———
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TĂNG LƯƠNG
Căn cứ: – ………………………………………………………………………
– ………………………………………………………………………
(Ghi chú: Các căn cứ được nêu ra ở phần này là những văn bản, giấy tờ phản ảnh thực trạng về việc tại sao người lao động cảm thấy mức lương mình đang được hưởng là không thỏa đáng và không đúng – ví dụ: Luật lao động 2012, Hợp đồng lao động, Thỏa thuận lao động, Quyết định bổ nhiệm)
Kính gửi: – ……………………………………………………………………
– ……………………………….……………………………………
(Ghi chú: Đối tượng kính gửi là người sử dụng lao động hoặc người có trách nhiệm quản lý người lao động như Ban Giám đốc, Phòng Nhân sự, Trưởng phòng ………)
Tôi là: …………………………………………………
Đang làm việc tại bộ phận: …………………………………………………
Từ năm: ……………………………..
Nội dung: …………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
(Phần nội dung đơn – Phần này trình bày về thực trạng công việc, lý do nhằm thuyết phục người sử dụng lao động rằng việc đề xuất tăng lương cho người lao động là hợp lý)
Dựa,
- ……………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………..
- ………………………………………………………………………………
(Ghi chú: phần này nêu ra cụ thể các điều, khoản điểm trong các văn bản đã được liệt kê ra ở phần ‘Căn cứ’ để khẳng định quyền lợi của người lao động về việc được hưởng mức lương cao hơn – ví dụ như Điểm b khoản 1 Điều 5 Luật lao động 2012).
Đề nghị, quý công ty/ quý ông/ quý bà ………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
(Ghi chú: phần này đưa ra nhưng yêu cầu, đề nghị, mong muốn của người lao động, người viết đơn về mức lương một cách cụ thể nhất có thể – ví dụ: Đề nghị mức lương mới là 8.000.000 đồng/tháng)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
II. Những lưu ý cần có khi trình bày mẫu đề xuất tăng lương
Những lưu ý cần có khi trình bày mẫu đề xuất tăng lương
1. Lựa chọn thời điểm phù hợp
Đề xuất tăng lương không phải bất cứ lúc nào cũng được duyệt, kể cả khi năng lực, thái độ làm việc của bạn xứng đáng với mức lương đó. “Thiên thời địa lợi” chính là một lời khuyên hữu ích nhất cho bạn để biết cách lựa chọn thời điểm phù hợp.
Trước khi nộp đơn đề xuất tăng lương, bạn phải nắm bắt khái quát tình hình công ty lúc bấy giờ, để ý đến công việc và thái độ của sếp dạo này ra sao và thành tựu bản thân đem đến cho công ty những lợi ích gì,...
Có một số thời điểm bạn nên tránh nộp đơn đề xuất tăng lương: công ty đang rơi vào tình trạng suy thoái, gặp khó khăn về vấn đề tài chính; khối lượng công việc trong doanh nghiệp bị quá tải; sếp đang có rất nhiều việc giải quyết hay tâm tình khó chịu, bực nhọc;... Để đảm bảo tỷ lệ thành công cao nhất, bạn hãy nộp đơn đề xuất tăng lương vào lúc bạn vừa ký được hợp đồng/ dự án nào đó làm tăng lợi nhuận cho công ty.
2. Ngắn gọn đầy đủ
Đơn đề xuất tăng lương cần viết ngắn gọn, và đầy đủ những ý bạn muốn đưa vào nhằm tăng tỷ lệ tăng lương thành công. Nêu ra những thành tựu bạn đóng góp cho công ty trong thời gian qua và đề bạt trực tiếp vào vấn đề tăng lương. Tránh những từ ngữ suồng sã, mang tính lời ăn tiếng nói và đảm bảo tính trang trọng, lịch sự cho ngôn từ.
Đây là đơn đề xuất tăng lương nên hãy viết các ý thật rõ ràng, không lan man đưa các vấn đề không đúng mục đích. Chẳng có một cấp trên nào cảm thấy hào hứng khi đọc “tâm thư” quá dài, sướt mướt và dày đặc chữ đâu.
Để chiếm được cảm tình và đánh giá cao của sếp, bản chỉ cần thêm một câu dạng như “thời điểm này có hợp lý cho việc tăng lương của em hay không?” trước khi kết thúc đơn đề xuất tăng lương.
3. Đánh giá khách quan công việc và hiệu quả bạn mang lại
Việc bạn có được tăng lương hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự thể hiện bản thân đã xứng đáng với điều đó như thế nào. Trước khi nộp đơn đề xuất tăng lương, công việc bạn đang làm phải có những “điểm nhấn” rõ ràng và có sức ảnh hưởng tích cực đến công ty và gây ấn tượng đối với cấp trên.
Cấp trên xem xét các thành tựu và thái độ, mức chuyên cần và sự nhiệt tình trong công việc của bạn. Bạn phải khiến bản thân tốt hơn các nhân viên khác, làm việc bằng tâm huyết và luôn cố gắng nâng cao chuyên môn nghề nghiệp,... Nếu “phô” hết những ưu điểm này ra, chắc chắn bạn được tăng lương mà không cần lo ngại.
4. Tìm hiểu rõ về cơ chế tăng lương của công ty
Mỗi công ty đều có chính sách tăng lương cho nhân viên với điều kiện kèm theo. Một số công ty sẽ tính mức lương theo thâm niên gắn bó với nghề nghiệp hay cũng có thể tính theo giá trị doanh thu, mức độ dự án thành công mà bạn mang lại. Để có thể lựa chọn thích hợp về mức lương mong muốn, bạn nên bỏ thời gian tìm hiểu các cơ chế tăng lương của công ty. Như vậy, sếp sẽ chấp nhận đề xuất tăng lương và bạn cũng hài lòng về mức thu nhập đó.
III. Những điều cần tránh khi viết đơn xin tăng lương
Những điều cần tránh khi viết đơn xin tăng lương
1. Đề nghị mức tăng lương quá cao
Việc tự đề xuất tăng lương cho bản thân không phải dễ dàng. Ở vấn đề này, bạn nên tìm hiểu các chính sách đãi ngộ của công ty và xem những người đồng nghiêp có mức thu nhập như thế nào rồi từ đó lựa chọn mức lương phù hợp nhất. Bạn cần tránh nộp đơn đề xuất tăng lương ở mức quá cao không thực tế. Ví dụ như bạn giúp công ty ký kết hợp đồng lớn trong thời điểm bạn mới đi làm được 2 năm nhưng lại đề xuất tăng lương tương đương với mức lương phó phòng là điều không thể.
Để xác định tiền lương chính xác, bạn cần xem thâm niên, năng lực và thái độ làm việc của bản thân mình đang ở mức nào. Đề nghị một mức thu nhập quá cao sẽ khiến bạn bị mọi người đánh giá là người đòi hỏi, thiếu kiến thức thực tế và có cái nhìn xấu về con người bạn.
2. So sánh năng lực bản thân với đồng nghiệp
So sánh năng lực với bản thân với đồng nghiệp là điều tốt khi bạn biết nhận ra khuyết điểm của chính mình và không ngừng trau dồi học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Nhưng sử dụng một phép so sánh trong đơn đề xuất tăng lương là điểu tối kị.
Sếp luôn đề cao tính tập thể và sự đoàn kết giữa các đồng nghiệp không chỉ tăng thiện cảm trong môi trường làm việc và còn thúc đẩy công ty phát triển bền vững. Vì thế, khi so sánh bạn với đồng nghiệp đồng nghĩa bạn đã thành công tự cô lập bản thân và tạo được ánh nhìn xấu từ phía mọi người. Hãy nhớ rằng không có một cấp trên nào thích nhân viên mình đi soi mói, tị nạnh với mức lương của đồng nghiệp cả.
Nếu bạn là người không thích bắt chuyện và khó chịu giữa các mối quan hệ với đồng nghiệp thì bạn phải chấn chỉnh lại ngay và nhớ lấy câu kim chỉ nang trong kinh doanh “muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”.
3. Luôn đề cao mình giỏi nhất
Khi bạn có mong muốn nộp đơn đề xuất tăng lương chắc hẳn trong quá trình làm việc bạn đã tạo nên nhiều thành tựu có sức ảnh hưởng lớn cho công ty. Điều đó dễ nảy sinh ra tình trạng bạn đánh giá bản thân mình cao hơn người khác và nghiễm nhiên nghĩ rằng: năng lực chuyên môn tốt được hưởng mức lương cao, chức vụ tốt hay được công ty lớn chú ý mời về làm.
Đánh giá bản thân không phải là không tốt nhưng không được phép hạ người khác xuống để tôn vị thế mình lên. Khi bạn viết những điều đó vào đơn xin tăng lương, bạn tuyệt đối sẽ không được cấp trên chấp nhận với mức thu nhập đề xuất. Tệ hơn bạn sẽ hưởng thêm dăm ba ánh mắt khó chịu cùng với lời nói khắt khe trong một quãng thời gian làm việc còn lại.
IV. Mẫu email xin tăng lương
Mẫu email đề xuất tăng lương
Một số bạn sẽ gặp tình trạng khó xử và không dám đề xuất tăng lương trực tiếp với sếp. Bởi lẽ đó, sử dụng email như một phương tiện để bộc bạch thẳng thắn quyền lợi của bản thân xứng đáng được hưởng, là một cách khéo léo bày tỏ tế nhị về việc muốn xin tăng lương. Bạn còn đang loay hoay không biết diễn đạt ý sao cho gãy gọn, mạch lạc thì hãy tham khảo mẫu dưới đây:
Kính gửi: Giám đốc/Trưởng phòng…
Như Anh/Chị đã biết, tôi đã làm việc ở Công ty A được hơn một năm. Trong thời gian đó, bộ phận đã mất 2 nhân viên chuyên môn, Anh B và Chị C. Vì tôi đã được đào tạo nhiều hơn những người còn lại, tôi tự động đảm nhận hầu hết các nhiệm vụ của Anh B và Chị C. Điều này đã đòi hỏi nhiều công việc và trách nhiệm hơn đối với tôi và tôi thường làm việc muộn để bắt kịp nhiệm vụ thường xuyên của mình.
Không cần phải nói, tôi thích công việc của tôi và trách nhiệm mới mà nó liên quan. Tôi nghĩ rằng tôi đang làm một công việc tốt, và tôi nhận được sự hài lòng đến từ kiến thức này.
Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng theo quan điểm về trách nhiệm và công việc được thêm vào, tôi cần một sự điều chỉnh trong lương của tôi như đã chỉ định.
Tôi tự hỏi liệu cấp trên có đủ tốt bụng để điều tra và xem xét liệu có đồng ý với tôi không?
Trân trọng cảm ơn!
V. Kết luận
Việc đề xuất tăng lương ngày nay không còn là một vấn đề hiếm gặp nữa nên bạn không cần phải tỏ ra ngại khi nhắc tới điều này. Hành động nộp đơn đề xuất tăng lương không chỉ là nhu cầu của cá nhân mà còn là quyền lợi xứng đáng cho công sức và thành quả bạn đã đóng góp cho công ty. Hy vọng với mẫu đơn và một số những điểm lưu ý trên sẽ giúp bạn viết hoàn chỉnh đơn xin tăng lương và nhận được lời chấp nhận đề xuất tăng lương thành công.