Ngày nay, Influencer marketing luôn thiết yếu đối với bất kỳ thương hiệu nào muốn phát triển rộng rãi. Một khi lựa chọn được Influencer phù hợp đồng nghĩa thương hiệu đã nắm được tới 50% lòng tin khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!

I. Influencer marketing

1. Influencer marketing là gì?  Influencer là ai? 

Khi giải nghĩa một khái niệm chúng ta phải tìm hiểu từng bộ phận của nó. Hãy bắt đầu từ “Influencer” nhé!
Hiểu đơn giản Influencer là những người có nhiều “audience”. Họ là những người có tầm ảnh hưởng nhất định với công chúng vì tài năng/ nghề nghiệp/ khả năng tạo dựng các mối quan hệ rộng… của họ. Thêm vào đó họ là những người có khả năng thuyết phục người khác tin tưởng sử dụng một sản phẩm nào đó bằng những yếu tố họ sở hữu như kiến thức, quyền lực, địa vị, mối quan hệ, ngoại hình, uy tín... Ngày nay, Influencer cũng có thể là những người dùng mạng xã hội có nhiều followers. Mỗi bài đăng của họ có thể ảnh hưởng đến một lượng lớn người dùng khác, từ đó sản phẩm được tin dùng và quảng bá rộng rãi. Các người mẫu, diễn viên, ca sĩ, hot face, chuyên gia, bình luận viên, nhà phê bình... mà bạn biết đến - chính họ đó!
Vì vậy, khi các thương hiệu sở hữu một Influencer phù hợp nghĩa là họ có khả năng tạo được lòng tin sâu hơn nơi khách hàng dành cho sản phẩm. Đến đây có lẽ bạn đã hiểu Influencer marketing là gì - chính là việc sử dụng các Influencer để hỗ trợ cho mục tiêu marketing của các nhãn hàng. Hiển nhiên, đây chính là phương thức truyền thông hiệu quả thay thế cho những phương thức tiếp thị truyền thống, chứng minh ở việc phương pháp này đang giúp các thương hiệu lớn thu về lợi nhuận “khủng” hơn bao giờ hết.

Influencer marketing là gì
Influencer marketing là gì?

2. Phân loại Influencer

a. The networker ( những người kết nối, nổi tiếng)
Là những người nổi tiếng có khả năng thu hút sự chú ý của truyền thông. Lượng khách hàng tiềm năng chính là lượng fan đông đảo của các người nổi tiếng này, thậm chí là mạng lưới bạn bè của họ. Đây chính là những người khá tiềm năng cho vị trí Influencer marketing. Tuy nhiên, khi lựa chọn Influencer cần chú ý đến tiêu chí “Relevance” đã được đề cập trên.

b. The opinion leader (Dẫn dắt đám đông)
Nhóm này được đánh giá là nhóm giá trị nhất đối với Influencer marketing. Thường phổ biến một lĩnh vực nhất định, có thể là: kinh doanh, sáng tạo, viết lách, doanh nhân… Họ dựng được lòng tin với những người bạn, người theo dõi… những người này nói gì thì các con thiêu thân cũng ào ào like, comment  và còn có sự tin tưởng với người đó. Rất phù hợp làm “đại sứ thương hiệu". Nhưng đặc biệt nhóm này có cá tính mạnh, khó tiếp cận và khó làm họ hứng thú.

c. The User (người dùng thường ngày)
Nhóm này thuộc dạng chỉ là những người bình thường, cộng đồng của họ là những người tầm ngang nhau, sẽ có tầm ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Ví dụ: các chủ doanh nghiệp trong hiệp hội BNI, họ đều có mối liên kết với nhau. Các bạn sinh viên, hội marketing…

d. Hot profile (Người dùng có "tiếng") không phải ai cũng là Influencer, đổi lại ko phải Influencer nào cũng sở hữu hot profile… Hot profile là người mà bạn có thể tìm thấy 1000 likes của 1 cái post không cần nội dung, 1 chữ “A” cũng đem tới cả ngàn like. Hot profile có rất nhiều thể loại như Hotgirl, Hotboy, Nhân vật nổi tiếng trên Fanpage cung hoàng đạo, fanpage bán mỹ phẩm, quần áo online,… Nhưng đối với Influencer marketing thì  Influencer phải là người thật, việc thật, người ta - đặt lòng tin, xem và nghe, đọc và suy ngẫm những gì họ nói. Thông tin nào giá trị sẽ có nhiều likes + comments. Thông tin chán thì lượt likes và comments giảm vô cùng cực. Con số cao nhất là con số thực và ra đường người ta vẫn có thể nhận diện được Influencer bằng tên profile của họ. Vậy nên, các nhãn hàng cần cân nhắc kĩ để lựa chọn Influencer phù hợp trong nhóm này.

3. Tại sao thương hiệu cần Influencer và Influencer marketing?

Câu hỏi này có lẽ đánh trúng tâm lý của nhiều người. Nhưng lại có lý giải hoàn toàn dễ hiểu. 
Trong bối cảnh ngày nay vô số sản phẩm được tiếp thị mỗi ngày, thông thường người tiêu dùng luôn có xu hướng đặt niềm tin vào đánh giá của một bên thứ ba có tầm ảnh hưởng nhất định với họ - là khi Influencer marketing phát huy sức mạnh. Lúc này, Influencer sẽ mang sứ mệnh làm cầu nối hoàn hảo, cho phép thương hiệu kết nối với những khách hàng mục tiêu. Đây chính là chìa khóa cho khả năng gia tăng lợi nhuận đột biến cho các doanh nghiệp trên nền tảng chất lượng sản phẩm cũng phải đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng.

II. Một số tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer là gì? 

1. Reach (Độ phủ) - có thể hiểu là lượng người hâm mộ, followers, người quen và bạn bè,... 
2. Relevance (Sự liên quan) - sự tương đồng giữa các Influencer và sản phẩm cần quảng bá. Có thể kể đến như đặc điểm về thương hiệu cá nhân Influencer, audience,... 
3. Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng: Brand preference) - tiêu chí này đánh giá mức độ tương tác của các audience đối với những Influencer.
4. Sentiment (chỉ số cảm xúc) - một nhân tố quan trọng mà bất cứ Influencer marketing nào cũng phải lưu ý. Cụ thể là khả năng đem lại cảm xúc tích cực/tiêu cực của Influencer cho audience.

Influencer marketing dẫn đầu xu hướng
Influencer marketing dẫn đầu xu hướng

III. Cách lựa chọn Influencer là gì để phù hợp với từng mục tiêu marketing

1. Awareness (độ nhận diện thương hiệu)

Đối với mục tiêu này thì các Celebrities sẽ luôn là lựa chọn hoàn hảo nhờ mạng lưới fan đông đảo của họ. Thí dụ như khi một thương hiệu mới gia nhập thị trường thì yếu tố truyền thông là vô cùng quan trọng, nhất là tại thị trường Việt Nam. Lúc này, các thương hiệu cần phát huy triệt để sức mạnh của Influencer marketing. Và lượng fan đông đảo vốn có của các Celebrities chính là lợi thế mang tính quyết định. 

2. Interest (độ quan tâm)

Để hướng tới mục tiêu thu hút sự quan tâm, Influencer marketing phù hợp nhất chính là các Professional và Citizen - chính là những người có khả năng phát huy tầm ảnh hưởng nhất. Và Resonance đóng vai trò là yếu tố quyết định. Khi một người tiêu dùng đã quan tâm tới nhãn hàng thì họ rất cần những chia sẻ tâm huyết của những người có chuyên môn về loại hình của sản phẩm đó (resonance). Trong khi đó, citizen lại có khả năng thu hút những đối tượng tương tự họ, sẽ khiến việc chia sẻ và trao đổi cởi mở, dễ dàng hơn.

3. Purchase Intention (ý định mua hàng)

Người tiêu dùng sẽ có ý định mua hàng khi họ đã đánh giá sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu và nhận thấy sự khác biệt đối với thương hiệu khác - vậy Relevance tiêu chí mà Influencer marketing cần lưu ý nhiều nhất. Dù là Celebrities, Professional hay Citizen, Influencer này cũng cần có mức độ liên kết và tương đồng chặt chẽ với định vị thương hiệu.

IV. Quy trình xây dựng một Influencer marketing hoàn chỉnh

1. Chuẩn bị “nguyên liệu”

  • Bối cảnh: Như đã đề cập trên, những sản phẩm khác nhau cần đối tượng Influencer marketing khác nhau. Thật dễ hiểu, một chuyên gia về sữa bột trẻ em không thể đem đến lượng người quan tâm lớn dành cho sản phẩm mỹ phẩm mới ra mắt. Vì vậy, nhất thiết phải nhắm tới những Influencer phù hợp với thương hiệu của bạn.
  • Lượng tiếp cận: Đây cũng là một tiêu chí để lựa chọn Influencer marketing. Doanh nghiệp cần phải vạch rõ số lượng khách hàng cần tiếp cận để lựa chọn Influencer có lượng followers phù hợp. 
  • Mức độ hoạt động - là khả năng Influencer có thể tác động đến suy nghĩ và thói quen của các followers.

2. Chọn đúng người có ảnh hưởng cho thương hiệu

Chọn đúng người cho thương hiệu lại không hề dễ dàng, họ phải đáp ứng tất cả những yêu cầu về mặt chuyên môn về sản phẩm, thương hiệu cá nhân liên quan đến sản phẩm, lượng followers, khả năng thuyết phục người tiêu dùng,...  

3. Sáng tạo nội dung và hình thức tri ân

Một Influencer thực sự sẽ có niềm đam mê đối với loại sản phẩm họ quảng bá. Đây là lúc sự sáng tạo của họ phát huy tác dụng. Bởi niềm đam mê của những nhân vật có sức ảnh hưởng sâu sắc tới công chúng luôn tạo được độ tin tưởng cho người khác và có sức lan tỏa rộng lớn. Doanh nghiệp có thể đề nghị Influencer làm video hoặc đăng các bài post để truyền cảm hứng cho người tiêu dùng… 
Thêm vào đó nhãn hàng cần có hình thức tri ân để tạo độ tin cậy về uy tín đối với khách hàng. Không cần thiết phải dùng đến tiền, có rất nhiều hình thức tri ân như tặng voucher, tặng quà kèm theo sản phẩm,... 

Sau khi nắm được quy trình tạo ra một Influencer Marketing hoàn chỉnh, có lẽ bạn đang chần chừ làm thế nào để mở hẳn một chiến dịch thật bài bản? Phần tiếp theo, 123job sẽ vẽ chiếc bản đồ giúp bạn thực hiện mục tiêu đó. Hãy cùng xem ở "Influencer marketing - Vũ khí bí mật của truyền thông (Phần 2)" nhé!