Khoa học công nghệ là một trong những lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống và nền kinh tế nước ta. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về những ứng dụng của khoa học công nghệ và vai trò của khoa học công nghệ nhé!
Khoa học và công nghệ là hai lĩnh vực quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển đời sống, kinh tế và xã hội của một quốc gia. Ở các nước phát triển và đang phát triển thì khoa học công nghệ luôn được xem như là ngành mũi nhọn giúp nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc. Vậy khoa học công nghệ là gì? Khoa học công nghệ có vai trò như thế nào đối với một quốc gia? Những ứng dụng thực tiễn của khoa học công nghệ hiện nay là gì? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về khoa học công nghệ nhé!
I. Khoa học công nghệ là gì?
1. Khoa học là gì?
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 3 Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 thì Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
Khoa học là gì?
2. Công nghệ là gì?
Cũng căn cứ theo khoản 2, điều 3, luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 thì công nghệ là giải pháp, quy trình, các bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng với mục đích để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 2 khái niệm khoa học là gì, công nghệ là gì, vậy khoa học công nghệ là gì? Hiểu một cách đơn giản thì khoa học công nghệ là toàn bộ các hoạt động đảm bảo có hệ thống và sáng tạo hỗ trợ cho việc phát triển các kho tàng kiến thức chung của nhân loại. Đó có thể là kiến thức về con người, về đời sống, tự nhiên, xã hội…. từ đó hình thành nên các ứng dụng mới hiện đại và phù hợp với nhu cầu của thực tiễn.
3. Mối quan hệ mật thiết giữa khoa học và công nghệ
Nội dung của khoa học và công nghệ tuy có sự khác biệt nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo dòng lịch sử, mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ được thể hiện qua những giai đoạn khác nhau như:
- Thế kỷ 17-18: Khoa học công nghệ bắt đầu phát triển mạnh, ở giai đoạn này công nghệ được nhận định là đi trước khoa học.
- Thế kỷ 19: Giai đoạn này chứng kiến khoa học công nghệ có sự tiếp cận mới và có những bước phát triển lớn. Lúc này, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nghiên cứu khoa học phát triển và ngược lại các phát minh khoa học hiện đại lại tạo điều kiện để con người nghiên cứu.
- Sang thế kỷ 20: Ở giai đoạn này, khoa học dẫn dắt công nghệ. Công nghệ đổi mới giúp việc nghiên cứu khoa học được hoàn thiện và tiếp tục phát triển.
- Đầu thế kỷ 21: Khoa học và công nghệ song hành với nhau và trở thành nguồn lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Mối quan hệ mật thiết giữa khoa học và công nghệ
4. Đổi mới khoa học công nghệ
Đổi mới khoa học công nghệ là một quá trình tất yếu phát triển đi lên của xã hội. Theo thời gian thì khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến và hiện đại hơn.
Tại Việt Nam, có rất nhiều giải pháp về khoa học công nghệ được ứng dụng hiệu quả, đổi mới trong sản xuất khắp các địa phương, hợp tác xã doanh nghiệp thể hiện trong việc đổi mới công nghệ sản phẩm, đối mới các quy trình sản xuất, vận hành nhằm tiến kịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và hội nhập sâu rộng hiệu quả.
II. Tìm hiểu về phương pháp phát triển khoa học công nghệ
1. Phương pháp phát triển khoa học công nghệ
Một phương pháp phát triển khoa học công nghệ hiệu quả có một vai trò vô cùng quan trọng, sẽ giúp tạo ra những phát minh vượt bậc, làm thay đổi diện mạo của một quốc gia. Những quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển, tiên tiến, hiện đại luôn là những cường quốc dẫn đầu.
2. Đặc điểm của phương pháp phát triển khoa học công nghệ
Phương pháp phát triển khoa học công nghệ có đặc điểm là:
- Phương pháp phát triển khoa học công nghệ được hiểu là cách làm việc của một chủ thể, nó gắn liền với chủ thể chính vì thế mà phương pháp sẽ có mặt chủ quan.
- Phương pháp phát triển khoa học công nghệ có tính mục đích, hướng đến đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp hiệu quả để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống con người.
- Phương pháp nghiên cứu này đều gắn chặt với những vấn đề và các nội dung cần nghiên cứu.
3. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp luận là một phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Bởi bản chất của việc nghiên cứu khoa học là luôn sáng tạo và không có giới hạn trong sự phát triển. Việc hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở, là tiền đề giúp các nhà khoa học, nhà chuyên môn tìm ra những cách tiếp cận, những phương pháp nghiên cứu mới từ đó xác định hướng đi đúng trong tiến trình nghiên cứu một công trình hay một đề tài nghiên cứu khoa học.
Ý nghĩa của phương pháp luận nghiên cứu khoa học
III. Vai trò to lớn của khoa học và công nghệ
Cùng với các nguồn lực về lao động, nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên… thì khoa học và công nghệ được coi là nguồn lực vô cùng quan trọng, có tác động lớn đối với phát triển kinh tế. Vậy cụ thể thì khoa học và công nghệ có những vai trò nào? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được 123job bật mí những vai trò to lớn của khoa học và công nghệ nhé:
1. Mở rộng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
Sự ra đời của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao kéo theo đó là sự phát triển kinh tế. Việc tăng trưởng kinh tế dựa trên hiệu quả sản xuất. Khoa học công nghệ chính là công cụ đắc lực giúp chuyển nền kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, phát triển các ngành công nghệ cao với việc sử dụng phần lớn là lao động tri thức.
2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Khoa học công nghệ phát triển giúp các ngành nghề cũng phát triển nhanh kéo theo đó là sự phân công xã hội ngày càng đa dạng. Các ngành kinh tế được chia ra thành những ngành nhỏ với các lĩnh vực kinh tế mới, điều này dẫn tới sự chuyển dịch nền kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại, tích cực.
Tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp, dịch vụ những năm gần đây tăng trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp lại có xu hướng giảm. Cơ cấu kinh tế từng ngành có sự thay đổi rõ rệt theo hướng mở rộng các ngành công nghệ cao, lượng lao động có trình độ và tri thức ngày càng chiếm một tỷ trọng cao hơn.
3. Tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường
Áp dụng công nghệ hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp tăng năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa. Khoa học và công nghệ hiện đại đã tác động một cách mạnh mẽ tới nguồn nguyên vật liệu sản xuất thêm đồng bộ, cải tiến. Quy mô sản xuất cũng từ đó mà được mở rộng thêm với sự ra đời, phát triển của hàng loạt các loại hình doanh nghiệp mới. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, những sự thay đổi một cách nhanh đến chóng mặt, từng ngày, từng giờ thì đòi hỏi các doanh nghiệp buộc phải có những chiến lược kinh doanh mới.
Vai trò to lớn của khoa học và công nghệ
4. Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại góp phần phục vụ đời sống con người, từ đó nâng cao đời sống người dân. Hàng loạt những thiết bị điện tử, các sản phẩm công nghệ hiện đại lần lượt ra đời giúp cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hiện đại hơn. Ví dụ một số sản phẩm hiện nay được sử dụng phổ biến và có một vai trò quan trọng đối với con người như: điện thoại thông minh, máy tính xách tay, laptop, xe hơi, tàu điện ngầm…
IV. Khoa học công nghệ được áp dụng như thế nào trong cuộc sống
1. Ứng dụng thực tế
Hiện nay khoa học công nghệ đóng vai trò to lớn và không thể thiếu trong mọi hoạt động, từ đời sống thường ngày đến phục vụ cho sản xuất, kinh doanh… Nhờ có công nghệ hiện đại mà chúng ta có thể thỏa sức mua sắm online, việc ăn uống không còn phải mất công ra quán, nhà hàng mà đã có ứng dụng đặt đồ ăn, việc học cũng dễ dàng hơn nhờ những lớp học dạy trực tuyến… Có thể thấy hiện nay bất cứ lĩnh vực nào trong đời sống cũng đều có sự góp mặt của khoa học và công nghệ như:
- Ngành y tế
- Giáo dục
- Giao thông
- Nông nghiệp, công nghiệp
- Cơ sở hạ tầng
- Công nghệ hạt nhân
- Công nghệ quốc phòng
- Công nghệ sinh học
- Vệ tinh
- Khí tượng
- Công nghệ nano
- Công nghệ không gian
- Truyền thông không dây
- Và đa dạng các lĩnh vực khác…
2. Khoa học công nghệ tại Việt Nam hiện nay thế nào?
Sau gần 35 năm đổi mới, khoa học và công nghệ nước ta đã có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu lớn trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Khoa học và công nghệ gắn bó với sản xuất và đời sống, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của tất cả các ngành và lĩnh vực.
a. Thay đổi mọi lĩnh vực
Thực tế cho thấy hiện nay khoa học công nghệ“len lỏi” khắp các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam như y tế, giáo dục, giao thông, nông nghiệp… Nhờ có khoa học công nghệ mà đời sống của người dân được cải thiện, nâng cao chất lượng, trình độ và nền kinh tế Việt Nam cũng theo đó thay đổi rõ rệt.
Giai đoạn 2015 - 2020, năng suất lao động của nền kinh tế Việt Nam được nâng lên thể hiện qua chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp TFP (tăng từ 33,6% giai đoạn 2011 - 2015 lên mức 44,46% ở giai đoạn 2016 - 2019), tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt mức 50% vào năm 2020. 3 khu công nghệ cao quốc gia là TP. Hồ Chí Minh, Hòa Lạc và Đà Nẵng hàng năm đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư với số vốn lên mức hàng chục tỷ USD.
Khoa học công nghệ được áp dụng như thế nào trong cuộc sống
b. Chú trọng đầu tư
Đầu tư vào khoa học công nghệ giờ đây đã trở thành một xu hướng tất yếu. Không chỉ có sự hỗ trợ từ Chính phủ mà hiện nay các doanh nghiệp tư nhân cũng tập trung đầu tư khoa học công nghệ nhằm phát triển lĩnh vực này. Hiện các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp khoa học công nghệ nói riêng đã chú trọng hơn tới việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Thực tế, hiện nay nhiều doanh nghiệp và doanh nghiệp khoa học công nghệ đã hình thành các trung tâm hoặc viện nghiên cứu và trích thu nhập của mình để hình thành các quỹ phát triển khoa học và công nghệ nhằm tạo nguồn tài chính chủ động đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ, từ đó giúp đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của doanh nghiệp…
V. Kết luận
Như vậy có thể thấy khoa học công nghệ là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế thị trường, trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Khoa học công nghệ không chỉ là nền tảng, mà còn là kết quả, là minh chứng hiện thân của một đất nước phát triển, một đất nước công nghệ hiện đại. Trên đây là toàn bộ thông tin về khoa học công nghệ mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc, hy vọng bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!