Kiêm nhiệm là khái niệm không mới, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy thực chất kiêm nhiệm là gì. Những lợi ích, bất cập trong kiêm nhiệm? Những quy định hiện hành về kiêm nhiệm mà bạn cần biết là gì?

Kiêm nhiệm là khái niệm không mới, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Phần lớn đều chỉ đang hiểu nôm na kiêm nhiệm là một cách phân công cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan, tổ chức. Trong đó, một người bên cạnh nhiệm vụ chính thì được phân công thêm vài ba nhiệm vụ khác. 

Vậy thực chất kiêm nhiệm là gì. Những lợi ích, bất cập trong kiêm nhiệm? Những quy định hiện hành về kiêm nhiệm mà bạn cần biết là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây của 123job.vn. 

1. Kiêm nhiệm là gì?

1.1. Định nghĩa kiêm nhiệm là gì?

Kiêm nhiệm (hay chế độ kiêm nhiệm) là một phương thức phân công cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác trong các đơn vị, tổ chức, cơ quan thuộc hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Trong đó, một người khi đảm nhiệm thêm một hay nhiều chức vụ, công việc khác ngoài nhiệm vụ, chức vụ chính được gọi là kiêm nhiệm. Người được phân công kiêm nhiệm sẽ được trả phụ cấp kiêm nhiệm.

Ví dụ về kiêm nhiệm: Công chức cấp xã về mảng tư pháp ngạc cán sự kiêm nhiệm vị trí công chức văn phòng, chuyên viên thống kê ngạch. 

kiêm nhiệm là gì

1.2. Kiêm nhiệm tiếng Anh là gì?

Trong tiếng anh, khái niệm “kiêm nhiệm” tương ứng với “concurrently”. Từ điển Cambridge Dictionary giải thích từ “concurrently” nghĩa là hành động đảm nhiệm nhiều vị trí, công việc trong cùng khoảng thời gian nhất định. 

1.3. Bất kiêm nhiệm là gì?

Thuật ngữ bất kiêm nhiệm trái ngược với kiêm nhiệm, đề cập tới một cá nhân chỉ đảm nhiệm một chức vụ, một công việc chuyên môn thay vì nhiều vị trí, nhiệm vụ khác nhau cùng lúc. Nguyên tắc này cho thấy sự phân chia rạch ròi trong phân chia trách nhiệm giữa từng cá nhân trong tổ chức. Nguyên tắc này cũng hướng tới giảm thiểu sai phạm cũng như lạm dụng quyền lực do nắm nhiều chức vụ, vị trí khác nhau cùng lúc. 

2. Những lợi ích và khó khăn khi kiêm nhiệm là gì?

2.1. Lợi ích khi kiêm nhiệm

Hình thức kiêm nhiệm được áp dụng sâu rộng trong nhiều tổ chức từ chính trị tới kinh tế, xã hội cho thấy tính hiệu quả, lợi ích mà nó mang lại. Những lợi ích đó thường bao gồm: 

  • Tiết kiệm nguồn lực:  Việc một người có thể đảm đương đa dạng nhiệm vụ giúp tổ chức giảm thiểu lượng nhân sự không cần thiết, qua đó tiết kiệm nguồn lực tài chính đáng kể. Đây cũng là mục tiêu lớn nhất của mọi tổ chức khi đưa kiêm nhiệm vào mô hình hoạt động. 
  • Tiết kiệm thời gian, linh động trong hoạt động, ra quyết định. Một người nắm bắt nhiều công việc, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. Trong trường hợp những nhiệm vụ đó có sự gắn kết với nhau thì các khâu gián tiếp như lưu, truyền hồ sơ, phương án sẽ được giảm thiểu đáng kể, qua đó mang lại sự linh hoạt trọng tổ chức. 

Đối với cá nhân được phân công kiêm nhiệm, đảm nhiệm vị trí, công việc khác cũng mang lại những lợi ích, giá trị nhất định như: 

  • Khoản phụ cấp kiêm nhiệm, tăng thu nhập: Đây là khoản tiền được chi trả thêm cho người kiêm nhiệm dựa trên số lượng và mức độ phức tạp của công việc được giao. Thông qua kiêm nhiệm, bạn có thể tăng thêm nguồn thu nhập của mình qua chức vụ, vị trí đảm nhiệm và hiệu quả mang lại. 
  • Phát triển kỹ năng đa dạng, đa nhiệm: Cá nhân đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau có cơ hội học tập, phát triển trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực. Đó là bước đệm để họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, phát triển toàn diện. 
  • Thăng tiến trong sự nghiệp: Cơ hội tiếp xúc với nhiều nhiệm vụ mang lại kinh nghiệm, kỹ năng đa dạng cần có ở người quản lý, lãnh đạo cấp cao. Do đó, khi đảm nhiệm tốt cả vai trò kiêm nhiệm, bạn có thể nhanh chóng vươn lên vị trí cao hơn trong sự nghiệp. 

kiêm nhiệm là gì

2.2. Khó khăn khi kiêm nhiệm 

Kiêm nhiệm mang tới nhiều ý nghĩa, giá trị trong công tác tổ chức nhân sự và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành. Tuy nhiên, bên cạnh những cái được đó, kiêm nhiệm cũng tồn tại không ít khó khăn, bất cập cho cả tổ chức và cá nhân người kiêm nhiệm: 

  • Nhiều gánh nặng trên vai dẫn tới áp lực về cả thể chất lẫn tinh thần: Khối lượng công việc nhiều, quỹ thời gian có hạn, sức người cũng khó đuổi kịp để đáp ứng nếu phân chia kiêm nhiệm không hợp lý. 
  • Mất tập trung: Việc phải san sẻ thời gian giữa nhiều nhiệm vụ, trách nhiệm cùng lúc là vô cùng khó khăn. Do đó nhiều khi người được giao kiêm nhiệm sẽ rơi vào tình trạng mất tập trung, khó khăn trong sắp xếp công việc. 
  • Giảm thiểu năng suất: Trong trường hợp những nhiệm vụ được giao thêm không phù hợp với chuyên môn, hiệu quả sẽ giảm sút theo do mất thời gian loay hoay tìm hiểu và lóng ngóng trông cách giải quyết công việc. 
  • Xung đột lợi ích: Trong nhiều trường hợp, đảm nhiệm nhiều chức vụ, công việc cùng lúc có thể gây ra tình trạng lạm quyền (khi quyền lực tập trung quá nhiều vào một cá nhân) hoặc xung đột lợi ích (nếu khối lượng công việc không tương xứng với giá trị lợi ích người được giao kiêm nhiệm nhận về).
  • Rủi ro sai sót: Khi đảm đương cả những công việc “ngoài chuyên môn” nguy cơ sai sót sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, việc phải làm nhiều việc cùng lúc cũng dẫn tới nguy cơ mất tập trung và xảy ra sai sót. 

kiêm nhiệm là gì

3. Phụ cấp kiêm nhiệm là gì? 

3.1. Đối tượng được áp dụng hưởng phụ cấp kiêm nhiệm là ai?

Phụ cấp kiêm nhiệm hiện nay được áp dụng cho một nhóm đối tượng cụ thể. Theo quy định Thông tư 78/2002/TT-BNV, những đối tượng được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trên bao gồm: 

  • Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo Nghị quyết  số 730/2004/NQ-UBTVQH11 và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. 
  • Ngoài ra, lực lượng vũ trang hiện đang giữ chức danh lãnh đạo tại cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan hoặc đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm. 

kiêm nhiệm là gì

3.2. Điều kiện hưởng phụ cấp kiêm nhiệm là gì?

Các cán bộ, công chức và viên chức khi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu các cơ quan đơn vị khác sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi đáp ứng đủ 2 điều kiện sau đây:

  • Cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo (thông qua bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị. 
  • Được cấp thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hay nhiều chức danh lãnh đạo tại đơn vị. Trong đó, chức danh lãnh đạo đơn vị này cần khác với chức danh lãnh đạo cơ quan kia, tùy theo cơ cấu bộ máy. 

4. Quy định hiện hành về nhận phụ cấp kiêm nhiệm 

4.1. Nguyên tắc hưởng phụ cấp kiêm nhiệm là gì?

Nguyên tắc áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm được triển khai như sau: 

  • Người kiêm nhiệm một hay nhiều chức danh lãnh đạo cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm. 
  • Khi thôi giữ chức danh kiêm nhiệm, thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ ngay sau tháng liền kề thôi giữ chức danh kiêm nhiệm. 

4.2. Mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với từng đối tượng

Mức phụ cấp kiêm nhiệm cũng như cách tính chi trả phụ cấp kiêm nhiệm được quy định tại Mục II, Thông tư 78/2005/TT-BNV năm 2005 với nội dung như sau: 

Đối với kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác

Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh trong trường hợp này được tính bằng 10% tổng mức lương của chức vụ/ mức lương chuyên môn nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo cộng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có. 

Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh = (Hệ số lương chức vụ/lương chuyên môn + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có hiện hưởng) x Mức lương cơ sở x 10%

Đối với kiêm nhiệm sĩ quan

Mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với lực lượng sĩ quan được tính căn cứ theo thông tư 25/2007/TT-BQP, với công thức tính như sau: 

Phụ cấp kiêm nhiệm = 10%x mức lương cấp hàm + phụ cấp chức vụ lãnh đạo

kiêm nhiệm là gì

Kết luận

Trên đây là các thông tin quan trọng về nội dung kiêm nhiệm là gì. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc hiểu rõ hơn các khía cạnh quan trọng như lợi ích, bất cập hình thức kiêm nhiệm trong tổ chức. Đồng thời bài viết giúp người đọc hiểu hơn các quy định hiện hành về đối tượng được hưởng và cách tính phụ cấp kiêm nhiệm. Đừng quên theo dõi 123job.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.