Nếu bạn cũng đang ấp ủ dự án podcast của riêng mình, câu chuyện đặt ra lúc này là: Tiềm năng phát triển trong tương lai của podcast là gì; Có nên làm podcast hay không; Nên phát triển podcast như thế nào cho chất lượng?
Những năm gần đây, phương tiện truyền thông phát triển đa dạng, podcast lại lần nữa trở thành trào lưu trong xã hội. Nó đón nhận lượng người nghe khổng lồ và sự quan tâm lớn từ các nhà sáng tạo nội dung. Sự phát triển của podcast mang lại nhiều giá trị và cơ hội, nhưng đây cũng là thách thức lớn với những content creator muốn tham gia sản xuất podcast.
Nếu bạn cũng đang ấp ủ dự án podcast của riêng mình, câu chuyện đặt ra lúc này là: Tiềm năng phát triển trong tương lai của podcast là gì; Có nên làm podcast hay không; Nên phát triển podcast như thế nào cho chất lượng… Hãy cùng 123job.vn tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên qua bài viết sau đây.
1. Podcast là gì?
Thuật ngữ Podcast chính thức ra đời vào năm 2004, là sự kết hợp giữa iPod và broadcast. Thời điểm mới ra mắt, podcast được xem là một loại hình truyền thông mới, được xem như “radio của dân không chuyên”. Gọi như vậy bởi podcast thừa hưởng đặc tính hai đặc tính nổi bật: Truyền tải thông tin qua âm thanh (có ở radio) và Tính chất cá nhân, nghiệp dư (có ở blog).
Ở năm đầu ra mắt, thuật ngữ podcast thường được dùng bởi người dùng Apple nhằm chỉ riêng các chương trình phát sóng có sẵn trên nền tảng Itunes máy iPod của Apple. Tới năm 2005, thuật ngữ Podcast chính thức được đưa vào từ điển và công nhận là từ khóa của năm bởi Oxford, với định nghĩa:
“Podcast là một tệp âm thanh kỹ thuật số (dưới định dạng âm thanh hoặc kèm video) mà người dùng có thể dễ dàng chọn nghe, tải xuống bất kỳ lúc nào mà không phải phụ thuộc thời gian, thời điểm phát sóng”.
2. Tại sao Podcast lại phổ biến?
Theo báo cáo của DemandSage, tính từ tháng 3/2024, ước tính có 500 triệu người dùng podcast trên toàn cầu và xu hướng này vẫn tiếp tục tăng lên không ngừng. Vậy, lý do nào Podcast lại phổ biến và được yêu thích đến vậy? Có thể thấy, vài năm gần đây, podcast hot trở lại và đạt tốc độ tăng trưởng kỹ lục bởi một số lý do sau đây:
- Dễ dàng truy cập: Chỉ cần bạn sở hữu điện thoại thông minh, máy tính, hoặc bất kỳ phương tiện có thể kết nối với Internet, bạn đều có thể truy cập podcast. Chưa kể, phần lớn các nội dung podcast hiện nay là miễn phí khiến podcast dễ dàng trở thành lựa chọn hàng đầu của người nghe.
- Dễ dàng tìm thấy nội dung mà bạn muốn: Số lượng lớn tệp podcast có sẵn với nội dung đa dạng từ giải trí tới cung cấp kiến thức. Bạn có thể dễ dàng chọn chính xác những nội dung mà bạn muốn nghe.
- Thuận tiện trong quá trình sử dụng: Bạn có thể tranh thủ nghe podcast trong khi làm bất cứ việc gì: khi lái xe, khi nấu cơm, khi đi dạo, hoặc khi làm việc… Và chính sự tiện lợi đó đã đưa lượng lớn người dùng tới podcast và khiến chúng phổ biến đến vậy.
- Xây dựng mối quan hệ gần gũi: Nội dung trên podcast đều cho người nghe cảm giác được trao đổi, chia sẻ với chủ kênh. Những trải nghiệm, cá nhân từ podcast mang lại sự gắn kết giữa người nghe và người chia sẻ.
- Phương thức truyền thông: Người làm podcast thường xây dựng một cộng đồng để thu hút và phát triển số lượng người nghe của mình. Điều này vừa giúp tăng số lượt tải xuống, vừa thu hút lượng lớn người dùng tham gia nền tảng. Chính những hình thức truyền thông đó cũng góp phần vào sự phổ biến của podcast.
3. Tiềm năng phát triển podcast trong tương lai
Có thể nói podcast phát triển theo cấp số nhân trong những năm gần đây. Tuy nhiên, với sự ra đời và phát triển của nhiều kênh, phương tiện giải trí mới, liệu xu hướng sẽ tiếp tục phát triển hay thoái trào.
Theo báo cáo từ eMarketer, lượng người nghe podcast trên toàn thế giới tăng hơn 7,85% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2027, ước tính số lượng người nghe podcast trên thế giới sẽ vượt mốc 650 triệu người.
Riêng với thị trường Việt Nam, báo cáo từ Statista cho thấy tỷ lệ truy cập podcast tăng hơn 29%. Trong khi số lượng người nghe podcast tại Việt Nam dự kiến cán mốc hơn 30 triệu người vào năm 2029. Có thể thấy thị trường tiềm năng từ podcast vẫn sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Sự phát triển công nghệ góp phần vào thay đổi theo quen tiếp cận thông tin của con người và podcast mang tới sự thuận tiện với kho tàng nội dung khổng lồ, sẽ dẫn tới thói quen nghe podcast của người Việt ngày càng phổ biến hơn.
Vậy đối tượng tiêu thụ podcast là ai và họ quan tâm những nội dung nào. Theo báo cáo từ eMarketer, thế hệ Millennials và GenZ chiếm tỷ lệ lớn trong lượng người nghe podcast. Loại nội dung podcast được quan tâm, chọn nghe nhiều nhất là hài kịch, theo sau là nội dung văn hóa - xã hội, lối sống - sức khỏe, tội phạm, và giáo dục. Đây cũng là gợi ý lý tưởng tới nhà content creator đang ấp ủ dự án phát triển kênh podcast của riêng mình.
4. Bạn có thể khai thác những gì từ kênh podcast của riêng mình
Podcast với lượng khán giả đông đảo, là phương tiện chia sẻ, kết nối, xây dựng cộng đồng hiệu quả. Tuy nhiên ngoài giá trị tinh thần, nhìn rộng ra chức năng của podcast, đây còn là công cụ truyền thông, marketing hiệu quả, mang lại giá trị vật chất rõ ràng. Khi sở hữu kênh podcast có lượng người nghe vững chắc, chủ kênh có thể khai thác giá trị kênh podcast qua phương thức sau:
- Các nguồn tài trợ: Thương hiệu mong muốn tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu của mình có thể lựa chọn hợp tác với những kênh podcast có đối tượng khán giả tương tự. Khi đó kênh podcast với lượng người nghe đủ lớn, chất lượng nội dung phù hợp với cá tính thương hiệu sẽ được lựa chọn.
- Liên kết kênh Youtube: Đăng tải song song nội dung podcast trên nền tảng Youtube, podcaster có thể thu lời từ nền tảng này khi bật tính năng kiếm tiền dựa trên lượt xem hoặc bật tính năng quảng cáo.
- Affiliate Marketing: Hình thức thu lợi qua việc điều hướng người dùng click vào link liên kết với các trang bán hàng. Số lợi nhuận thu được sẽ dựa trên doanh thu chuyển đổi thành công qua affiliate.
- Bán dịch vụ đi kèm: Thông qua kênh podcast, podcaster có thể giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới người nghe. Với phương thức này, kênh podcast được xem là công cụ marketing hiệu quả.
5. Bạn có nên làm podcast hay không?
Podcast mang lại giá trị lớn cả về mặt tinh thần và vật chất. Với ý nghĩa như vậy, bạn có nên làm podcast hay không?
Những ưu điểm từ việc tạo podcast:
- Dễ dàng để chia sẻ thông tin: Podcast là hình thức đơn giản và hiệu quả để chia sẻ mọi loại thông tin. Không đòi hỏi nhiều khâu phức tạp như radio hay truyền hình, youtube…
- Tăng phạm vi tiếp cận: Lượng người nghe khổng lồ, sự gắn kết trong cộng đồng người nghe podcast mang lại lượng người nghe khổng lồ cho kênh podcast của bạn.
- Giữ chân người nghe dễ dàng: Khán giả có xu hướng chọn nội dung quen thuộc để thưởng thức. Ngoài ra, sự tương tác, gắn kết hình thành từ những chia sẻ qua mỗi tập podcast là cách nền tảng này giữ chân khán giả của mình.
- Không tốn kém: Podcast mất thời gian, nhưng không tốn nhiều chi phí để thực hiện. Bạn có thể ra mắt một kênh podcast riêng mà không cần đầu tư quá nhiều về máy móc hay kỹ năng phức tạp.
- Podcast dễ truy cập: Sự phát triển của công nghệ, mạng thông tin giúp người nghe có thể dễ dàng chọn nghe podcast dù ở bất kì đâu, bất kì khi nào.
Nhược điểm từ việc tạo podcast:
- Cần có thời gian: Để tạo podcast, bạn cần dành thời gian để soạn nội dung, ghi âm và chỉnh sửa. Để kênh của bạn tiếp cận tới lượng lớn người nghe, bạn cũng cần sử dụng các hình thức truyền thông khác.
- Sự cạnh tranh: Podcast có lượng người nghe khổng lồ song cũng có vô vàn nội dung tới từ nhiều nhà sáng tạo khác nhau. Làm sao để mình nổi bật giữa vô vàn tệp âm thanh chất lượng khác là một thách thức khi bước chân vào phát triển podcast.
- Yêu cầu chất lượng nội dung cao: Khác với nội dung giải trí khác thường tấn công vào nhiều giá quan của khán giả cùng lúc (nghe, nhìn,...), podcast tập trung vào âm thanh. Khi đó bạn không thể áp dụng cách lấy hình ảnh, hiệu ứng gánh nội dung thông tin. Để phát triển podcast, nội dung, thông tin được chia sẻ buộc phải thực sự có giá trị.
6. Hướng dẫn xây kênh podcast tiết kiệm, hiệu quả
6.1. Chi phí cần có để đầu tư cho một kênh podcast
Có nhiều quan niệm sai lầm rằng để phát triển kênh podcast hiệu quả cần có khoản đầu tư đáng kể. Tuy nhiên, ngày nay với, sự thuận tiện của công nghệ, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu một podcast chất lượng mà không tốn khoản đầu tư cho các thiết bị đắt đỏ. Những chi phí quan trọng nhất mà bạn cần phải bỏ ra bao gồm: Thời gian, công sức của bản thân.
6.2. Cần những gì để xây dựng kênh podcast của riêng mình
Để bắt đầu với một kênh podcast miễn phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, bạn cần chuẩn bị:
- Một ý tưởng tổng thể: Không nhất thiết là một kế hoạch tổng thể. Tuy nhiên, khi bắt đầu, bạn cần có định hình nội dung, những ý tưởng bạn sẽ triển khai cho kênh podcast của riêng mình. Đây cũng là chìa khóa tạo nên một podcast chất lượng.
- Điện thoại di động/Máy tính: Thiết bị quan trọng phục vụ quá trình ghi âm, sản xuất, và xuất bản nội dung của mình.
- Micro: Bạn có thể sử dụng micro tích hợp trên điện thoại, máy tính. Tuy nhiên lựa chọn micro ngoài sẽ mang tới chất lượng âm thanh cao hơn về lâu dài.
- Máy ảnh: Với podcast video, bạn cần máy ảnh để sản xuất nội dung. Bạn có thể sử dụng camera tích hợp trên máy tính hoặc điện thoại mà không cần đầu tư vào máy ảnh riêng. Một số loại điện thoại hiện nay đều có khả năng quay, chụp chất lượng cao như iPhone hoặc Samsung…
- Phần mềm ghi âm, chỉnh sửa âm thanh: Phần mềm ghi âm giúp quá trình thu âm của bạn và khách mời từ xa diễn ra thuận lợi hơn. Và để podcast của bạn được trau chuốt nhất, bạn cần chỉnh sửa lại nội dung ghi âm qua các phần mềm chuyên dụng. t
- Podcast hosting: Giúp bạn lưu trữ và phân phối các tập podcast của mình trên mọi nền tảng trực tuyến như Spotify, Google Podcast, Apple Podcast một cách đơn giản và hiệu quả.
6.3. Các bước phát triển podcast hiệu quả
Sau khi đã quyết định phát triển kênh podcast của riêng mình, xem xét thiết bị cần chuẩn bị, dưới đây là các bước triển khai podcast hiệu quả:
Bước 1: Nghiên cứu định hướng phát triển podcast
Trước khi bắt tay vào ghi hình tập đầu tiên, bạn cần định hình mình cần làm gì và làm như thế nào. Đó là lý do bạn cần nghiên cứu cho các bước tiếp theo của mình, bao gồm những nội dung cần xem xét sau:
- Người nghe mà bạn hướng tới là ai?
- Bạn mong muốn chia sẻ điều gì, giá trị gì với họ?
- Những điểm khác mà bạn mang tới so với kênh podcast cùng chủ đề là gì?
- Nội dung đó có phù hợp để khai thác, phát triển trong tương lai không?
Bước 2: Chuẩn bị mọi thiết bị, điều kiện cần thiết
Sau khi đã định hướng rõ mình cần làm gì, và làm như thế nào, bạn cần chuẩn bị những thiết bị, điều kiện cần thiết cho quá trình xây kênh podcast, bao gồm:
- Không gian ghi âm yên tĩnh, ít bị tạp âm xen vào trong quá trình thu;
- Các thiết bị, phần mềm quan trọng khác (đã trình bày chi tiết tại mục 6.2).
Hãy để mọi thứ trong trạng thái sẵn sàng khi sản xuất nội dung, podcast hosting đã được đăng ký, phần mềm đã được tải sẵn về máy tính… Bạn nên làm quen trước với những thiết bị trên để không bị lúng túng khi bắt đầu thu âm tập đầu tiên.
Bước 3: Lên kế hoạch, kịch bản nội dung cho podcast
Dựa trên nghiên cứu đã thực hiện, bạn cần lên kế hoạch nội dung sẽ sản xuất theo thời gian nhất định: trong tuần, trong tháng. Đảm bảo nội dung đúng định hướng, với tần suất đều đặn. Trước khi ghi âm, hãy lên kịch bản chi tiết những điều mình muốn nói, cần nói và nên nói. Ngay cả podcast thảo luận, trao đổi, bạn cũng cần lên nội dung, kịch bản chi tiết và có sự trao đổi trước với khách mời để đảm bảo hai bên bám sát chủ đề. Hãy lưu ý cả ngữ điệu, câu từ phù hợp với chủ đề được đề cập.
Bước 4: Bắt tay vào ghi âm, chỉnh sửa bản thu
Dựa trên kịch bản, hãy bắt đầu quá trình ghi âm của mình. Lựa chọn không gian yên tĩnh, tối thiểu tạp âm xuất hiện trong bản thu. Đảm bảo âm lượng đủ lớn, cảm xúc vừa đủ để chất lượng bản thu tốt nhất. Sau khi thu, hãy chỉnh sửa file ghi âm trên phần mềm chuyên dụng để thu về thành quả tốt nhất.
Bước 5: Tải lên Podcast hosting và phân phối chúng trên nhiều nền tảng khác nhau
Khi file podcast của bạn đã được hoàn thiện, bạn cần đăng tải bản ghi âm của mình lên podcast hosting để phân phối. Trong một số trường hợp, bạn cần cung cấp thêm thông tin bằng cách điền vào biểu mẫu để phân phối nội dung lên các nền tảng lớn như Spotify, Apple Podcasts, Google Podcast…
Bước 6: Quảng bá cho podcast của riêng mình
Để podcast tiếp cận tới nhiều người, bạn cần chia sẻ chúng tới những đối tượng người nghe phù hợp. Hãy chủ động chia sẻ chúng trên các phương tiện truyền thông của riêng mình, chủ động xây group để phát triển cộng đồng podcast cũng là một phương thức quảng bá hiệu quả.
7. Lời khuyên giúp phát triển nội dung podcast chất lượng
Để kênh podcast lớn mạnh, nội dung podcast phải thực sự ấn tượng, tạo tác động tích cực lên người nghe. Và đề phát triển nội dung podcast chất lượng như vậy, dưới đây là những lời khuyên hữu ích dành riêng cho bạn:
- Tập trung vào các chủ đề chuyên sâu: Tập trung vào các chủ đề cụ thể mà bản thân có thế mạnh, đủ trải nghiệm để chia sẻ kinh nghiệm giá trị thu hút khán giả phù hợp. Thường xuyên nghiên cứu phản hồi của khán giả, qua đó định hướng nội dung thích hợp.
- Tham gia kể chuyện: Sử dụng các kỹ thuật kể chuyện (storytelling) thu hút: cấu trúc tường thuật rõ ràng và các nhân vật dễ gợi sự đồng cảm, để thu hút và giữ chân người nghe.
- Ưu tiên chất lượng âm thanh: Đảm bảo âm thanh rõ ràng, chất lượng cao bằng cách sử dụng thiết bị và kỹ thuật ghi âm phù hợp.
- Nội dung có sự tương tác: Ngoài chia sẻ câu chuyện khơi gợi sự đồng cảm từ người nghe, bạn cần tích hợp các câu hỏi tương tác như: Hỏi & Đáp hoặc thăm dò ý kiến để thúc đẩy sự tham gia của người nghe vào nội dung và để lại phản hồi.
- Diễn giả khách mời đa dạng: Nhiều khách mời sẽ giúp nội dung podcast thêm mới mẻ, góc nhìn đa dạng, tăng thêm trải nghiệm của người nghe.
- Lịch đăng bài nhất quán: Tuân thủ lịch đăng bài đều đặn để giữ chân người nghe và đảm bảo tương tác, mức độ phân phối tự nhiên trên mọi nền tảng. Bạn cũng cần đảm bảo nội dung các tập podcast được nhất quán, có liên quan và bổ trợ cho nhau.
- Sử dụng SEO: Áp dụng các kỹ thuật SEO và khéo léo lồng ghép các từ khóa có liên quan trong nội dung, phần giới thiệu để tăng khả năng hiển thị podcast trên công cụ tìm kiếm.
- Tích cực quảng bá trên các nền tảng social media: Tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau để quảng bá podcast, sử dụng nội dung được thiết kế riêng như đoạn giới thiệu và clip hấp dẫn để mở rộng phạm vi tiếp cận.
- Thường xuyên theo dõi và phân tích phản hồi: Nhằm thấu hiểu nhu cầu, sở thích của khán giả, qua đó tinh chỉnh nội dung, phát triển những ý tưởng mới tốt hơn, tương tác tốt hơn với người nghe.
Kết luận
Xây kênh podcast cá nhân không quá phức tạp, tuy nhiên để sáng tạo nội dung podcast chất lượng, đòi hỏi bạn sự đầu tư đáng kể. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin quan trọng, giúp bạn đọc hình dung rõ ràng những điều cần chuẩn bị cho quá trình tham gia cộng động phát triển podcast là gì. Đừng quên áp dụng những gợi ý mà 123job.vn chia sẻ để xây dựng nội dung ấn tượng của riêng mình.