Kinh doanh bất động sản có thể giúp người ta trở thành tỷ phú nhưng cũng có thể khiến nhiều kẻ trắng tay. Vậy chúng ta có nên thử vận may với nghề này? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh doanh bất động sản.
I. Tổng quan về kinh doanh bất động sản
Kinh doanh bất động sản được đánh giá là một trong những nghề làm giàu nhanh nhất hiện nay. Hiện tại, thị trường bất động sản đang ngày càng sôi động không chỉ ở trong nước mà còn có sự liên kết giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ.
Có đa dạng hình thức kinh doanh với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau như kinh doanh nhà ở đất nền, kinh doanh chung cư mini, chung cư cao cấp, kinh doanh biệt thự, khách sạn nghỉ dưỡng... các nhà đầu tư sẽ trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh hoặc lựa chọn hình thức chuyển nhượng cho một chủ thể giúp họ quản lý hoạt động kinh doanh tại đây.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường nhà đất thì rất nhiều nhà đầu tư lớn có xu hướng tìm hợp tác cùng các nhà đầu tư khác và cùng nhau huy động vốn để tạo ra dòng tài chính phục vụ cho việc xây dựng các công trình kiến trúc được gọi là bất động sản. Tuy nhiên, để có được mối liên kết giữa các nhà đầu tư và các chủ đầu tư thì phải cần một cầu nối đó là những nhân viên Sale bất động sản nhiệt huyết và tài năng.
Nhân viên kinh doanh bất động sản
Sale bất động sản là nghề vô cùng “hot” hiện nay vì nó mang lại nguồn thu nhập khủng và tiềm năng phát triển các mối quan hệ xã hội rộng lớn. Theo quan sát cho thấy, ngành này hiện là ngành đang có mức lương cao ngất ngưởng với hàng ngàn cơ hội việc làm trải dài từ Bắc tới Nam như việc làm nhân viên kinh doanh bất động sản tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh... Vậy tại sao họ lại có thể thành công lớn như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Kinh doanh bất động sản là gì?
Kinh doanh bất động sản là gì?
Kinh doanh bất động sản là một trong những ngành mang lại lợi nhuận siêu khủng cho nhà đầu tư. Để thuyết phục được các nhà đầu tư rót vốn vào những khu đất tiềm năng hay những khu chung cư đang xây dựng thì người làm trong nghề này phải trang bị cho mình những kiến thức sâu rộng về ngành bất động sản. Không những thế, họ còn cần cái miệng khéo léo, có khả năng dẫn dắt người nghe theo mạch cảm xúc của họ để rồi đồng ý đầu tư vào dự án tiềm năng ấy.
Như vậy, chúng ta thấy được rằng kinh doanh bất động sản chính là việc thuyết phục các nhà đầu tư đồng ý bỏ vốn vào đa dạng các loại hình bất động sản để phát triển chúng. Sau đó, các dự án bất động sản này sẽ tự động sản sinh ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư hay còn được gọi là những tài sản bị động.
2. Nguồn gốc của nghề kinh doanh bất động sản
Nhu cầu của khách hàng chính là nguồn gốc hình thành nghề kinh doanh bất động sản. Xét từ thực tế cho thấy, môi giới là một phần không thể thiếu trong hoạt động mua và bán bất động sản. Dù nó tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như người thân quen, tin cậy hay trung gian uy tín thì người giữ vai trò môi giới vẫn luôn giúp quá trình mua bán diễn ra hiệu quả và thuận tiện hơn.
Nghề kinh doanh bất động sản là công việc vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi người nhân viên Sale phải cống hiến 100% năng lượng và phải luôn có ý chí kiên trì từng ngày. Ngoài ra, kinh nghiệm kinh doanh bất động sản phải được trau dồi từ những kiến thức thực tế là sự biến động của thị trường bất động sản qua từng ngày. Từ đó, họ có thể tư vấn cho khách hàng những thông tin mới nhất và đầy đủ nhất.
Tuy nhiên, khi đã có được việc làm nhân viên kinh doanh bất động sản ổn định, họ sẽ luôn mang trong mình niềm đam mê cũng như tình yêu bất diệt với nghề của mình. Những thử thách không còn khiến họ nản lòng, lùi bước mà sẽ là những cơ hội để họ vươn tới một đích đến mới, mang lại nhiều giá trị cả về vật chất và tinh thần. Đây chính là lúc nhân viên Sale học được những kỹ năng sống và những kiến thức bổ ích về nghề của mình.
3. Các kiểu đầu tư kinh doanh bất động sản
Khi nói về bất động sản, người ta thường nghĩ đó là hoạt động trao đổi, mua bán nhà đất, chung cư... Nhưng thực chất, bất động sản có đa dạng hình thức kinh doanh, đầu tư bất động sản theo cổ phiếu hoặc chứng khoán là cách đầu tư khác so với cách truyền thống là đầu tư vào các bất động sản trực tiếp. Bất động sản có khả năng sinh lời cao và khả năng thanh khoản cao đối với các nhà đầu tư uy tín.
Có 2 dòng chảy luôn hoạt động trong kinh doanh bất động sản là dòng tiền và lãi vốn. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ không bao giờ trông chờ vào lãi vốn thụ động được trích từ các hợp đồng cho thuê bất động sản cố định bởi rủi ro cao. Thị trường luôn điều tiết và đồng tiền luôn thay đổi giá trị vì vậy giá trị hợp đồng sẽ tăng giảm thất thường. Thay vào đó, họ nghiên cứu và đầu tư vào những dự án bất động sản có tiềm năng phát triển trên thị trường. Điều này giúp dòng tiền luân chuyển liên tục và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.
II. Quy định của Nhà nước về kinh doanh bất động sản
Bên cạnh đam mê đầu tư, các nhà đầu tư cần có kiến thức về luật kinh doanh bất động sản. Luật kinh doanh bất động sản là vấn đề vô cùng phức tạp khiến các nhà đầu tư phải đau đầu.
1. Nguyên tắc kinh doanh bất động sản
Theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014 số 66/2014/QH13 ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2014, có 4 nguyên tắc trong kinh doanh bất động sản là:
- Bình đẳng trước pháp luật; tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thông qua hợp đồng, không trái quy định của pháp luật.
- Bất động sản đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
- Kinh doanh bất động sản phải trung thực, công khai, minh bạch.
- Tổ chức, cá nhân có quyền kinh doanh bất động sản tại khu vực ngoài phạm vi bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh
Việc công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh được quy định ở Điều 6 Luật Kinh doanh bất động sản như sau:
a. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có trách nhiệm công khai thông tin về bất động sản theo các hình thức sau đây:
- Tại trang thông tin điện tử của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
- Tại trụ sở Ban Quản lý dự án đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản
- Tại sàn giao dịch bất động sản đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản
b. Nội dung thông tin về bất động sản bao gồm:
- Loại bất động sản
- Vị trí bất động sản
- Thông tin về quy hoạch có liên quan đến bất động sản
- Quy mô của bất động sản
c. Đặc điểm, tính chất, công năng sử dụng, chất lượng của bất động sản; thông tin về từng loại mục đích sử dụng và phần diện tích sử dụng chung đối với bất động sản là tòa nhà hỗn hợp nhiều mục đích sử dụng, nhà chung cư;
- Thực trạng các công trình hạ tầng, dịch vụ liên quan đến bất động sản
- Hồ sơ, giấy tờ về quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất và giấy tờ có liên quan đến việc đầu tư xây dựng bất động sản; hợp đồng bảo lãnh, văn bản cho phép bán, cho thuê mua của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Các hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản (nếu có)
- Giá bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
3. Chính sách của Nhà nước đối với đầu tư kinh doanh bất động sản
Nhà nước luôn giữ vai trò hỗ trợ hoạt động kinh doanh bất động sản trên thị trường hiện nay. Những chính sách của Nhà nước được nêu trong Điều 7 Luật kinh doanh bất động sản bao gồm:
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh bất động sản phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và từng địa bàn.
- Nhà nước khuyến khích và có chính sách miễn, giảm thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tín dụng ưu đãi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và dự án được ưu đãi đầu tư.
- Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của dự án; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào đối với dự án được ưu đãi đầu tư.
- Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư dự án dịch vụ công ích đô thị, công trình hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án đầu tư kinh doanh bất động sản.
- Nhà nước có cơ chế, chính sách bình ổn thị trường bất động sản khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng.
4. Các hành vi bị cấm
Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản quy định 8 hành vi bị cấm là:
- Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
- Quyết định việc đầu tư dự án bất động sản không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản.
- Gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản.
- Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
- Cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định của Luật này.
- Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.
III. Bài học quan trọng trong kinh doanh bất động sản của Donald Trump
Ông Donald Trump được ví như một huyền thoại trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Nhờ vào khả năng nhạy bén và quyết đoán trong kinh doanh, ông đã để lại nhiều câu chuyện hay và bài học bổ ích trong nghề này.
Bài học trong kinh doanh bất động sản của Donald Trump
Nếu bạn có đam mê với kinh doanh bất động sản và muốn học kinh doanh bất động sản thì bạn nên lắng nghe 4 lời khuyên về những bài học trong kinh doanh bất động sản của Donald Trump dưới đây.
1. Đi theo chu kỳ
Tuần hoàn là đặc tính tiêu biểu của kinh doanh. Dòng vốn lưu động liên tục được sử dụng để duy trì hoạt động của các dự án. Một người kinh doanh bất động sản phải luôn nhạy bén nắm bắt thông tin mới nhất của thị trường để mang đến cho khách hàng những thông tin quý giá nhất. Trong thời đại 4.0, việc trang bị một thiết bị có kết nối mạng và có khả năng trao đổi thông tin cho khách hàng là việc cần thiết phải đầu tư cho tư vấn viên bất động sản.
2. Kiến thức rộng
Việc hiểu rõ những kiến thức về sản phẩm của mình là điều cực kỳ cần thiết đối với tất cả các ngành nghề nói chung và đối với bất động sản nói riêng, bạn phải hiểu lĩnh vực bạn đang làm là bất động sản thương mại hay bất động sản nhà ở và nhóm khách hàng mục tiêu của bạn là gì.
Bán nhà không chỉ là bán tài sản mà còn bán cả sự tiện nghi và thoải mái. Sẽ rất tuyệt vời nếu như bạn có thể kết hợp giữ bán nhà và bán cả nội thất cho ngôi nhà đó!
3. Sự thành nhiệt
Bất kể bạn làm ngành nghề gì đi chăng nữa thì sự nhiệt tình luôn là điều cần thiết! Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng và tưởng tượng xem nếu bạn nhận được sự hời hợt, thiết tinh tế của nhân viên tư vấn, bạn sẽ đánh giá về công ty đó thế nào? Như vậy sự nhiệt tình của nhân viên chính là sợi dây nối bền chắc nhất giữa khách hàng và công ty. Không những thế, sự nhiệt tình còn là thước đo vô hình giữa các công ty dịch vụ với nhau. Vì vậy hãy luôn nhiệt tình với mọi người như cách bạn muốn người khác nhiệt tình với mình nhé!
4. Luôn quyết đoán
Bạn nên thành thật và minh bạch trong công việc. Sự che giấu một điều bất kì dù nhỏ bé hay to lớn luôn mang lại cho chúng ta cảm giác mất an toàn và khiến khách hàng nghi ngờ. Ngược lại, nếu bạn có thể quyết đoán công khai những thông tin bất động sản đến với khách hàng thì bạn đã chạm được vào niềm tin của họ rồi.
Như vậy bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghề kinh doanh bất động sản và những điều cần lưu ý khi bắt tay vào làm nghề. Kỳ tới, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về các bí quyết thành công và những khó khăn trong kinh doanh bất động sản nhé.