Lạm phát trong kinh tế vĩ mô được hiểu là mức tăng giá chung của hàng hóa ở một thời gian nhất định. Các mức độ của lạm phát và nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong nền kinh tế hiện nay.

Trong những năm gần đây, tình hình lạm phát vẫn đang diễn ra và có chiều hướng khó kiểm soát. Đó luôn là một đề tài nóng được các giới chuyên gia bàn luận trên các diễn đàn, đặc biệt là diễn đàn về kinh tế. Lạm phát xuất hiện khi nền kinh tế có sự bất ổn.

Trên thế giới, đỉnh điểm của lạm phát chúng ta không thể không nhắc tới thời kỳ đại khủng hoảng xuất hiện vào đầu năm 1929 và kéo dài đến cuối những năm 1930, đó là thời điểm khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ sự sụp đổ của Sàn chứng khoán lớn nhất thế giới New York gây ra tình trạng lạm phát triền miên, thất nghiệp và đói kém.

Ở Việt Nam hiện nay, là một đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới từ đó có được nhiều thành tựu to lớn nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy về việc mất giá trị thị trường hay nói theo cách khác là giá trị của đồng tiền nội tệ bị phá giá so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Chính vì thế, lạm phát ngày nay vẫn được coi là một trong những vấn đề lớn mà không chỉ nền kinh tế Việt Nam nói riêng mà tất cả các nền kinh tế trên thế giới nói chung phải đối mặt.

Trong bài viết này, 123job sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến những câu hỏi như: “Khái niệm lạm phát là gì?”  “Tỷ lệ lạm phát là gì?” hay “Lạm phát cơ bản là gì?”. Các nguyên nhân, ảnh hưởng và các cách kiểm soát lạm phát. Nào! Hãy cùng tìm hiểu nhé!

I. Lạm phát là gì?

Trước tiên cùng 123job tìm hiểu khái niệm lạm phát là gì, tỷ lệ lạm phát là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa lạm phát được các nhà nghiên cứu về kinh tế đưa ra nhưng tựu chung lại lạm phát có thể hiểu theo cách đơn giản nhất chính là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.

Hay dễ hiểu hơn đó là khi bạn cầm một khoản tiền đi mua một món hàng hóa nào đó, nhưng đến thời điểm hiện tại số tiền bạn có không đủ để mua chúng như trước kia, giá cả chung đã tăng và bạn bắt buộc phải mua ít đi. Do đó, lạm phát nó phản ánh một cách khách quan về sự suy giảm sức mua của đồng tiền.

Chỉ số lạm phát được đo lường bằng chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng). 

Khái niệm lạm phát là gì? Lạm phát cơ bản là gì trong nền kinh tế thị trường

Khái niệm lạm phát là gì? Lạm phát cơ bản là gì trong nền kinh tế thị trường

II. Các mức độ lạm phát

Các mức độ của lạm phát là gì? Lạm phát được chia làm 3 mức độ tính theo tỷ lệ %,bị thay đổi mức giá trong một khoảng thời gian, thường được tính theo một năm.

Thứ nhất, lạm phát tự nhiên từ 0% đến dưới 10%.

Đây là con số đáng mơ ước của các quốc gia, tỷ lệ lạm phát giữ ở mức thấp, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng chậm và khá ổn định

Thứ hai, lạm phát phi mã từ 10% đến dưới 1000%

Thời điểm này, giá cả hàng hóa bắt đầu tăng nhanh, thị trường về tài chính có sự bất ổn định, đồng tiền trở nên mất giá trị kéo theo đó là những hệ lụy về nền kinh tế đất nước.

Thứ ba, siêu lạm phát trên 1000%

Nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng, mất kiểm soát, đồng tiền dường như mất giá trị hoàn toàn. Các quốc gia có tỷ lệ lạm phát ở mức này thì ảnh hưởng rất lớn tới đời sống xã hội.

III. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên một cách nhanh chóng, tiền giấy bị mất giá là những biểu hiện rõ rệt của lạm phát. Vậy những nguyên nhân dẫn đến lạm phát là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé.

1. Lạm phát do cầu kéo

Đây được coi là sự mất cân đối trong mối quan hệ cung – cầu. Trong nền kinh tế thị trường mối quan hệ này bị phá vỡ. Nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng nhanh trong khi các doanh nghiệp sản xuất không đủ hoặc sản xuất không kịp.

Ngoài ra, việc tăng cung ứng tiền tệ cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng cầu về hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ như giá dầu thô tăng kéo theo đó là các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa khác cũng tăng mạnh, giá cả các loại hàng hóa tăng không giống nhau nhưng nhìn chung cũng bị ảnh hưởng rất lớn.

2. Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy ở đây xuất phát từ phía cung là các doanh nghiệp bao gồm các chi phí về tiền lương, tiền bảo hiểm cho công nhân, tiền nguyên liệu nhập vào để sản xuất, tiền mua các thiết bị, máy móc, tiền thuế…

Nếu như giá thành của một trong những yếu tố trên tăng lên kéo theo tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng thì bắt buộc giá cả hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất ra cũng phải tăng nhằm đảm bảo lợi nhuận, từ đó mức giá chung cũng tăng dẫn đến tình trạng lạm phát.

Đơn giản như việc mua máy móc, thiết bị nhằm phục vụ cho công việc sản xuất, bắt buộc chủ doanh nghiệp phải nhập khẩu từ các quốc gia khác nhưng chi phí mua các loại máy móc đó tăng mạnh kéo theo doanh nghiệp cũng phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo lợi ích cho mình.

3. Lạm phát do cơ cấu

Một số doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có mức tăng trưởng khá và ổn định, họ sẽ tính đến phương án tăng tiền công cho người lao động. Bên cạnh đó cũng có doanh nghiệp hoạt động trong những ngành không phát triển nhưng vẫn phải theo xu thế bắt buộc họ cũng phải tăng lương cho người công nhân.

Do doanh nghiệp đó hoạt động không mấy hiệu quả nên họ phải tăng giá cả của các loại hàng hóa mình sản xuất nhằm thu lại được lợi nhuận so với tổng chi phí đã bỏ ra từ đó dẫn đến tình trạng lạm phát xuất hiện.

4. Lạm phát do cầu thay đổi

Trên thực tế, với nhu cầu của thị trường tổng cầu của một hàng hóa nào đó giảm thì sẽ nhu cầu sử dụng của hàng hóa khác. Nếu như trên thị trường xuất hiện một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh cứng nhắc, họ cung cấp độc quyền một loại sản phẩm không bao giờ giảm giá mà chỉ thấy tăng kéo theo các hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào hàng hóa đó cũng tăng theo (ví dụ như điện) dẫn đến giá thành chung tăng đồng thời làm phát sinh lạm phát.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

Tỷ lệ lạm phát là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

5. Lạm phát do xuất khẩu

Đó là khi các sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất ra nhưng lại tập trung chủ yếu cho việc xuất khẩu hàng hóa đó cho các quốc gia khác trên thế giới. Từ đó dẫn đến mất cân bằng giữa cung – cầu, lượng cung giảm và lượng cầu tăng.

Hàng hóa của doanh nghiệp không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong nước dẫn đến giá trị của sản phẩm đó tăng mạnh và là nguyên nhân làm lạm phát xuất hiện.

6. Lạm phát do nhập khẩu

Một nguyên nhân khác nữa làm lạm phát xuất hiện khi giá trị của các hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu vào trong nước cao, trong khi đồng tiền tệ bị mất giá trị so với tiền tệ các quốc gia khác làm cho người tiêu dùng phải sử dụng những hàng hóa đắt đỏ để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.

7. Lạm phát tiền tệ

Khi cung tiền tệ trong nước tăng cao và liên tục. Các ngân hàng trung ương thực hiện chính sách mua dòng ngoại tệ nhằm tránh làm mất giá trị của đồng tiền trong nước. Hoặc do các ngân hàng đó mua công trái theo yêu cầu của nhà nước cũng góp phần làm cho lạm phát xuất hiện.

Trên đây là phần trình bày về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát. Nhưng trên thị trường hiện nay như ở Việt Nam thì “lạm phát do cầu kéo” và “lạm phát do chi phí đẩy” vẫn được coi là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát.

IV. Tác động của lạm phát đến kinh tế

1. Ảnh hưởng tích cực

Các quốc gia trên thế giới luôn đề ra các chính sách, chiến lược nhằm đảm bảo tỷ lệ lạm phát diễn ra ở mức thấp nhất, giúp cho đời sống của nhân dân ổn định. Tuy nhiên không hẳn lạm phát lúc nào cũng gây ra những ảnh hưởng xấu lên nền kinh tế nước nhà, dưới đây là một số điểm tích cực của lạm phát tác động đến người dân.

Thứ nhất, về phía người dân, tình hình lạm phát khiến cho tiền mặt mất đi giá trị từ đó kích thích những người có tiền chọn phương án đầu tư thay vì tập trung tích trữ tiền mặt, do vậy đầu tư sẽ là một lĩnh vực được lựa chọn nhiều nhất, qua đó cho thấy những ảnh hưởng tích cực của lạm phát đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh tiết kiệm và đầu tư. Bên cạnh đó, những người đi vay tiền cũng sẽ được hưởng lợi rất lớn từ lạm phát nhờ sự mất giá của đồng tiền.

Còn về phía các doanh nghiệp, nhà sản xuất nếu lạm phát trong nước đang diễn ra ở mức vừa phải sẽ giúp cho những doanh nghiệp như họ có thể nhập các nguyên liệu sản xuất và thuê nhân công với giá thành thấp hơn, đem lại lợi nhuận và thúc đẩy họ mở rộng sản xuất, giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội.

Thứ hai, lạm phát khiến cho giá thành chung của các loại hàng hóa tăng nhanh, điều này sẽ tạo ra tâm lý cho người tiêu dùng, người dân sẽ tập trung để tích trữ hàng hóa từ đó tổng lượng cầu sẽ gia tăng một cách đột biến. Ngoài ra tình hình lạm phát cũng góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu.

Thứ ba, lạm phát sẽ là cơ hội cho Chính phủ gia tăng đầu tư ngân sách vào các công trình xã hội, trường học, bệnh viện… nhằm cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

2. Ảnh hưởng tiêu cực

Thứ nhất, lạm phát diễn ra khiến cho quyết định mua sắm của người tiêu dùng cũng thay đổi do giá cả chung của các loại hàng hóa đã tăng vọt từ đó dẫn đến hậu quả nền kinh tế thị trường bị mất khả năng phân bổ nguồn lực hoặc bị phân bổ sai ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Thứ hai, tình hình lạm phát ở mức cao sẽ khiến cho các nhà đầu tư phải suy nghĩ, đắn đo không biết nên đầu tư vào lĩnh vực nào? tỷ lệ rủi ro sẽ ra sao? Bên cạnh đó, lạm phát sẽ khiến tốc độ lưu thông tiền tệ trong xã hội tăng nhanh góp phần đẩy mạnh tình hình lạm phát gia tăng, leo thang hơn nữa.

Thứ ba, những ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát sẽ khiến cho Nhà nước bị mất rất nhiều vốn do các khoản thu về cho ngân sách nhà nước không tăng. Giá cả trong thị trường bị nhiễu động, người tiêu dùng khó phân biệt về các sản phẩm giữa các doanh nghiệp có tốt hay không? Ngoài ra, lạm phát còn khiến cho hoạt động về lưu thông tiền tệ bị đảo lộn.

Các ngân hàng sẽ không biết xoay sở nguồn vốn ở đâu do đồng tiền giấy mất giá trị người dân không chọn cách gửi tiền vào ngân hàng vì lãi suất thấp, trong khi đó số lượng người đi vay lại gia tăng khiến cho ngân hàng phải luôn cố gắng đảm bảo lãi suất giữ ở mức ổn định.Ngoài ra, những lĩnh vực kinh doanh về tiền tệ cũng bị thu hẹp và không còn nguyên vẹn do không còn mấy ai tích trữ tiền mặt.

Tóm lại, lạm phát giống như một "con dao hai lưỡi", nó cũng mang lại những ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên tác động tiêu cực vẫn là chủ yếu. Vì vậy, các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vẫn luôn phải có các biện pháp phù hợp để duy trì lạm phát ở mức dưới 10% nhằm đảm bảo cuộc sống cho nhân dân.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

Tỷ lệ lạm phát là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

V. Cách đo lường lạm phát

Lạm phát được đo lường dựa trên chỉ số giá cả bằng cách theo dõi, thống kê sự thay đổi về giá của một khối lượng hàng hóa và dịch vụ trên nền kinh tế thị trường dựa trên các số liệu chính thống của Nhà nước, các chương trình, tạp chí về kinh tế.

Cách đo lường chỉ số giá cả được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường hiện nay là chỉ số CPI (Consumer Price Index). CPI sẽ tính chi phí phải bỏ ra của tập hợp các hàng hóa và dịch vụ có trên thị trường.

Sau đó, người ta dựa vào tỷ trọng chi tiêu cho từng món hàng trong tổng chi phí cho tiêu dùng trong thời kỳ lạm phát. Lạm phát được tính ra chính là tỷ lệ phần trăm tăng từ chỉ số này.

Ngoài ra còn có cách đo lường lạm phát khác như tính bằng chỉ số PPI (chỉ số giá bán buôn) và chỉ số GNP (chỉ số giảm phát).

Tóm lại, hiểu theo nghĩa đơn giản hơn đó là lạm phát chỉ xảy ra khi mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa dịch vụ tăng. Trên thực tế, cũng có nhiều thời điểm có một số mặt hàng tăng giá ví dụ như giá thịt, giá gạo nhưng đó không được coi là lạm phát vì đây chỉ là sự mất cân đối tạm thời giữa nguồn cung và cầu về sản phẩm này trong một khoảng thời gian nhất định.

VI. Những phương pháp kiểm soát lạm phát

Các quốc gia phải có chính sách hợp lý nhằm kiểm soát tốt tình trạng lạm phát, điều chỉnh lạm phát ở mức vừa phải thông qua các phương pháp như:

1. Phải có biện pháp làm cân bằng, ổn định về giá cả của các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng mà các doanh nghiệp, Nhà nước kinh doanh, sản xuất độc quyền

2. Biết tận dụng tối đa những nguồn lực có sẵn trên thị trường, tích cực nhập khẩu các loại hàng hóa nhằm bổ sung các mặt hàng đang bị thiếu hụt ở trong nước nhằm mục đích làm phong phú các chủng loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân.

3. Bội chi ngân sách phải luôn đạt tỷ lệ ở mức dưới 5 % đây là yếu tố quan trọng làm cân bằng giữa cung và cầu.

4. Nâng cao tay nghề cho người lao động đồng thời thường xuyên có biện pháp cải tiến các máy móc, công nghệ làm tăng sản lượng sản xuất đồng thời cũng làm giảm nguồn chi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa.

5. Cần chỉ đạo các ngân hàng Nhà nước ngừng phát hành tiền trong lưu thông khi có dấu hiệu của lạm để phát làm giảm lượng tiền giấy có trong thị trường. Ngoài ra, hoạt động có hiệu quả trên lĩnh vực tín dụng trên cơ sở có tác động tích cực đến việc huy động vốn thông qua hoạt động tăng lãi suất nhằm thu hút người dân gửi tiền và cân bằng lãi suất giữa người gửi và người vay.

6. Có chính sách tính thuế phù hợp nhằm tăng nguồn vốn cho Nhà nước tạo điều kiện cho Nhà nước đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống cho nhân dân.

7. Có kế hoạch sử dụng phù hợp nguồn vốn được đầu tư từ nước ngoài. Đồng thời, có biện pháp quản lý tốt các khoản vay nước ngoài.

Lạm phát trong cơ chế nền kinh tế thị trường

Lạm phát trong cơ chế nền kinh tế thị trường

VII. Kết luận

Ngày nay, tình hình lạm phát đang diễn ra rất phức tạp không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn tồn tại ở tất cả các nước khác trên trên thế giới. Lạm phát giống như một căn bệnh nan y khó chữa đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những biện pháp, chiến lược đúng đắn, hiệu quả để làm giảm sức ảnh hưởng tiêu cực của nó lên nền kinh tế thị trường, góp phần làm ổn định đời sống của nhân dân.

Qua bài viết này, hy vọng sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức về lạm phát và những nguyên nhân, ảnh hưởng, cách kiểm soát tình trạng lạm phát đồng thời trả lời được các câu hỏi “khái niệm lạm phát là gì?” “tỷ lệ lạm phát là gì?”, “lạm phát cơ bản là gì?” mà chúng tôi đã đặt ra ở đâu bài viết.