PPP hay còn gọi là 3P hay P3 là một mô hình hợp tác mà bất cứ doanh nghiệp nào mong muốn đầu tư trong các dự án công cũng cần nắm rõ. Vậy mô hình PPP là gì? Các dự án ppp có những đặc điểm, đặc tính nào?

Những hiểu biết của bạn về PPP sẽ giúp bạn hình dung, nắm rõ hơn về các dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh và quản lý các công trình, cơ sở vật chất hạ tầng nhằm với mục đích cung cấp các dịch vụ công tại Việt Nam hiện nay. Vậy mô hình PPP là gì? Các dự án PPP là gì? Ý nghĩa các hợp đồng PPP là gì? Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc cần làm rõ, hãy theo dõi bài viết của 123job dưới đây.

I. PPP là gì?

Thuật ngữ ppp là gì? PPP hay còn có tên gọi tắt là 3P hay P3 là viết tắt của cụm từ Public & Private Partner, dịch sang tiếng việt - hợp tác công tư. “Công” ở đây chỉ chính phủ hay nhà nước còn “tư” là để chỉ các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư tư nhân không thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

Có thể hiểu nôm na mô hình PPP là gì thông qua các dự án mà nhà nước và nhà đầu tư tư nhân cùng phối hợp thực hiện bằng hình thức thảo luận và ký kết hợp đồng.

Mô hình hợp tác công tư PPP

PPP là gì? dự án PPP là gì? hợp đồng PPP là gì?

Các dự án PPP là các dự án xây dựng, vận hành và cải tạo, quản lý công trình hạ tầng cung cấp dịch vụ công PPP​​​​​​​ là mô hình đang được áp dụng rất rộng rãi. Hợp đồng sẽ do nhà nước thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tư nhân đầu tư sẽ được khuyến khích tham gia vào các dự án, mô hình PPP theo cơ chế thanh toán dựa trên chất lượng dịch vụ.

Hình thức PPP ra đời nhằm tối đa hóa hiệu quả các dự án công, đảm bảo chất lượng cao cho các công trình công cộng và tận dụng tối đa, không lãng phí ngân sách nhằm đem lại lợi ích cho nhà nước, doanh nghiệp tư nhân tham gia cũng như công chúng sử dụng dịch vụ công. 

Nguồn gốc ra đời mô hình PPP có sự tác động lớn và diễn biến nhanh về kinh tế giai đoạn 1970-1980. Lúc bây giờ, các chính phủ ở hầu hết mọi quốc gia đều đưa ra các biện pháp khuyến khích đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng là một phương pháp nhằm khắc phục các lỗi kế toán phát sinh trong thực tế khi các tài khoản công không phân biệt chi thường xuyên và các khoản chi đầu tư.

Trong khi đó cung cấp cơ sở hạ tầng tư nhân là một phương thức cung cấp cơ sở hạ tầng miễn phí cho công chúng đã bị bỏ rơi. Và người ta chỉ ra rằng các mô hình do doanh nghiệp tư nhân đầu tư, vai trò của nhà đầu tư tư nhân cao đã cải thiện được vấn đề phân bổ rủi ro. Do đó mô hình PPP ra đời, vẫn duy trì trách nhiệm công cho các khía cạnh thiết yếu của việc cung cấp dịch vụ công mà lại cải thiện chất lượng cho các dự án.

II. Dự án PPP là gì?

Để hiểu rõ hơn dự án PPP là gì, trước hết ta có thể hiểu mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong các dự án PPP là mối quan hệ kinh tế gắn bó chặt chẽ, mối quan hệ hợp tác công tư nhằm hoàn thiện 1 dự án đầu tư. Các nhà đầu tư có hứng thú với dự án sẽ tham gia đấu thầu, doanh nghiệp trúng thầu sẽ được nhà nước tiến hành chuyển giao quyền lợi, trách nghiệm theo các mức độ nhất định.

Nguồn vốn trong các dự án PPP​​​​​​​ phần lớn đến từ các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước chỉ tham gia không quá 30% tổng mức đầu tư của dự án trừ những trường hợp đặc biệt do chính phủ quyết định.

ppp-la-gi

PPP là gì? Dự án PPP là gì? Hợp đồng PPP là gì? Mô hình PPP là gì?

III. Hợp đồng PPP là gì?

Chắc hẳn nhiều bạn đọc đã quen thuộc với cụm từ hợp đồng PPP thông qua các trang tin tức, bào chí hay văn bản tài chính. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hợp đồng PPP là gì, hay ý nghĩa của các hợp đồng PPP là gì tới sự phát triển kinh tế xã hội.

Hợp đồng PPP là hợp đồng đầu tư giữa nhà nước và đơn vị doanh nghiệp tư nhân đấu thầu xin đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Hợp đồng PPP là loại hợp đồng được thảo luận, quyết định các điều khoản và đi đến ký kết giữa 2 bên là các nhà đầu tư tư nhân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phần lớn các dự án PPP là đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp hay quản lý vận hành các công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. 

Tóm lại, trong các hợp đồng PPP có một số đặc điểm cần nhớ như sau:

  • Chủ thể hợp đồng bao gồm cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân
  • Hợp đồng có liên quan đến các công trình kết cấu hạ tầng và dịch vụ công
  • Mỗi loại dự án PPP sẽ có một loại hợp đồng tương ứng phù hợp với đặc điểm cũng như yêu cầu cụ thể của mối loại hình được quy định theo quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP 

Về vai trò, hợp đồng PPP mang ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút vốn tư nhân vào xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình thiết yếu. Thay vì phải bỏ vốn toàn bộ, thông qua hợp đồng PPP, Nhà nước đã thu hút vốn đầu tư tư nhân vào xây dựng.

Thông thường trong các hợp đồng PPP, nhà nước sẽ áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho nhà đầu tư để nhận lại hệ thống cơ sở hạ tầng bằng các phương thức chuyển giao quyền sở hữu từ nhà đầu tư.

Xét trên khía cạnh kinh tế, hợp đồng PPP là hình thức giúp Nhà nước tiết kiệm vốn đầu tư nhưng vẫn đảm bảo phát sự phát triển toàn diện triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở các địa phương trong những lĩnh vực cụ thể nhờ vào việc tận dụng nguồn vốn dồi dào từ các đơn vị tư nhân.

IV. Đặc điểm mô hình PPP là gì?

Đặc điểm của các dự án PPP​​​​​​​ là gì? Các mô hình PPP - mô hình hợp tác công tư thường có các đặc điểm như sau:

  • Bên tư nhân hoặc cung cấp dịch vụ công cộng hoặc phải chịu mức độ rủi ro tài chính nhất định khi tiến hành dự án về các mặt kỹ thuật hay vận hành trong dự án.
  • Các dịch vụ công tư trong các dự án ppp có chi phí do người sử dụng dịch vụ chi trả chứ không phải do người nộp thuế.
  • Đóng góp của bên công - nhà nước trong các dự án hợp tác công tư có thể được thông qua bằng hiện vật, việc cần làm là chuyển nhượng các sản phẩm hiện có sang cho bên tư nhân phục vụ cho dự án.
  • Trong các dự án PPP​​​​​​​ trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, chính phủ có thể cung cấp một khoản trợ cấp vốn dưới dạng trợ cấp 1 lần với mục đích làm cho dự án có hiệu quả về mặt kinh tế. Ngoài ra chính phủ còn có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp doanh thu bao gồm giảm thuế hay giảm các khoản thu hàng năm được đảm bảo trong khoảng thời gian cố định.
  • Mô hình ppp cho phép các khu vực công khai thác chuyên môn và hiệu quả từ khu vực tư nhân nhằm đem đến cơ sở và dịch vụ tốt nhất, theo truyền thống được mua và cung cấp bởi khu vực công.
  • Trong các dự án PPP, có thể để các cơ quan thuộc khu vực công tìm cách đầu tư mà không phải chịu bất kỳ khoản vay nào, thay vào đó, việc vay mượn phát sinh sẽ do các đơn vị tư nhân trong dự án thực hiện.

V. Hình thức đầu tư PPP là gì?

1. Các hình thức đầu tư PPP

Có các hình thức PPP nào cho các nhà đầu tư? Các hình thức đầu tư phổ biến PPP là gì? Trên thế giới hiện nay có 5 hình thức đầu tư PPP chính đó là:

  • Mô hình Franchise - nhượng quyền khai thác là mô hình mà cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng bàn giao (thường là thông qua đấu giá) cho đơn vị  tư nhân vận hành và khai thác.
  • Mô hình DBFO (Design- Build - Finance - Operate) - (thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành) là mô hình mà khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc quyền sở hữu nhà nước.
  • Mô hình BOT (Build - Operate - Transfer) - (xây dựng - vận hành - chuyển giao) mô hình công ty thực hiện dự án đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một khoảng thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước. Mô hình này là mô hình phổ biến ở Việt Nam.
  • Mô hình BTO (Build - Transfer - Operate) - (xây dựng - chuyển giao - vận hành) với hình thức ppp này, quyền sở hữu cơ sở hạ tầng được chuyển giao cho nhà nước ngay sau khi xây dựng xong, nhưng công ty tư nhân thực hiện dự án vẫn được giữ quyền khai thác công trình.
  • Mô hình BOO (Build - Own - Operate) - (xây dựng - sở hữu - vận hành) công trình sẽ do công ty thực hiện dự án  đứng ra xây dựng, sở hữu và vận hành. Mô hình BOO là hình thức PPP​​​​​​​ rất phổ biến đối với các dự án nhà máy điện cả ở Việt Nam và trên thế giới.

Mối mô hình đều có những điểm mạnh riêng phục vụ cho từng mục đích của các bên liên quan.

2. Hiện trạng và ý nghĩa của các dự án ppp là gì trên thế giới và Việt Nam

Trên thế giới

Trên thế giới, mô hình các dự án PPP​​​​​​​ có sự khác biệt giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển.

* Tại các nước phát triển:

Với đặc thù chính phủ khó có thể kham nổi toàn bộ việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng nhưng cũng không có nhà đầu tư tư nhân nào có thể sẵn sàng tham gia vào các dự án công vì đây là những dự án có hiệu quả đầu tư thấp và rủi ro lại cao. Trong khi đó nhu cầu về cơ sở vật chất hạ tầng công luôn ở mức rất cao. Vì thế mô hình PPP ra đời. 

mô hình hợp tác công tư ppp

PPP là gì? dự án PPP​​​​​​​ là gì? hợp đồng PPP​​​​​​​ là gì? mô hình PPP​​​​​​​ là gì?

Theo kinh nghiệm thực hiện rất mạnh các dự án PPP tại khu vực Châu Á, Nhật Bản cho biết: có ít nhất 2 lĩnh vực mà các mô hình dự án PPP có thể phát huy hiệu quả đó là các dự án không thể áp dụng phương án cổ phần hóa (hoặc rất khó để áp dụng) và các dự án nhà nước bắt buộc phải tham gia trực tiếp như các dự án về giao thông đô thị, cao tốc, sản xuất và phân phối điện,...

Một số ví dụ đầu tiên về mô hình hợp tác PPP tại các nước phát triển: thế kỷ 18 - các kênh đào tại Pháp, thế kỷ 19 - các cây cầu ở London hay cầu Brooklyn New York. Tuy nhiên mô hình PPP chỉ thật sự nở rộ vào giai đoạn năm 1980. Dẫn đầu phong trào với nhiều dự án PPP nổi tiếng là nước Anh do thủ tướng Margaret Thatcher dẫn dắt. Trong gần 20 năm từ năm 1987 đến năm 1005 có 725 dự án đầu tư thực hiện theo mô hình PPP mới với mức đầu tư trên 100 triệu bảng, tổng giá trị của các dự án này vào khoảng 70 tỷ đô - một con số khá khiêm tốn với một đất nước GDP lên đến hàng ngàn tỷ đô như Anh.

Các nước như Mỹ, Nhật, Hàn, Úc, Pháp cũng có thực hiện nhiều dự án PPP tuy nhiên tác động nổi bật của ppp lên các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng hay lên nền kinh tế là chưa thể sánh với các mô hình khác. Giai đoạn 2003-2005 tổng giá trị các dự án PPP tại các quốc gia thuộc G7 thậm chí còn chưa đạt mức 100 tỷ đô la.

* Tại các nước đang phát triển: 

Hình thức PPP bắt đầu phổ biến tạo các nước đang phát triển vào những năm 1990 đặc biệt ở khu vực Mỹ Latinh. Theo ngân hàng thế giới World Bank thống kế, có đến 4.569 dự án đã được thực hiện theo mô hình PPP tại các nước đang phát triển với tổng đầu tư lên đến 1.515 tỉ đô la trong giai đoạn 1990-2009, tương đương với 1% tổng GDP các nước đang phát triển chiếm 20% tổng số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

Tại khu vực Mỹ Latinh, vốn đầu tư cho các dự án ppp chiến 80% số vốn đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng, tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương mô hình ppp không có nhiều tiến triển.

Xét về cơ cấu đầu tư cho các dự án PPP tại các nước đang phát triển, chiếm tỉ trọng cao nhất là lĩnh vực năng lượng và viễn thông, tỷ trọng ngành giao thông vận tải cũng có xu hướng tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Hình thức PPP phổ biến nhất khu vực các nước đang phát triển là BOO - sở hữu vận hành (chiếm tới hơn một nửa) và mô hình BOT - xây dựng, kinh doanh, chuyển giao.

Do các hạn chế của các cơ sở pháp lý và khả năng chế tài nên mô hình nhượng quyền -  Franchise hay thuê vận hành - DBFO chưa phổ biến ở các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam

Tìm hiểu về ý nghĩa của mô hình PPP là gì tại thị trường Việt Nam cho thấy tại Việt Nam trong giai đoạn 1994-2009 đã có 32 dự án được thực hiện theo hình thức PPP với tổng mức vốn cam kết khoảng 6,7 tỷ đô la, chủ yếu là theo 2 mô hình phổ biến trên thế giới là BOO và BOT theo thống kê của World Bank - ngân hàng thế giới.

Hai lĩnh vực chiếm tỷ phần lớn nhất trong các dự án PPP là điện và viễn thông. Bên cạnh đó, còn có nhiều dự án hợp tác công - tư khác đã và đang được triển khai từ thập niên 90 đến nay như: BOT cầu Phú Mỹ, BOT cầu Cỏ May, điện Phú Mỹ và hình thức BOO đang áp dụng cho rất nhiều nhà máy điện nhỏ và vừa khác. Riêng mô hình BOT, tổng cộng có 26 dự án với tổng mức đầu tư là 128 ngàn tỷ đồng.

ppp-la-gi

PPP là gì? dự án PPP​​​​​​​ là gì? hợp đồng PPP​​​​​​​ là gì?

So với năm 2009 không có dự án mới nào đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO thì sang năm 2010 có 6 dự án theo mô hình đầu tư BOT, BT, BTO trong số 969 dự án cấp mới, chiếm gần 1% tổng số dự án cấp mới. Đây được coi là một sự khởi sắc tốt trong việc áp dụng hình thức PPP tại Việt Nam.

Chính phủ đã có rất nhiều những động thái thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong và ngoài nước đang dồn vào mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP). Đặc biệt là Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế Thí điểm đầu tư theo hình thức PPP. Cho đến nay, hệ thống vận hành các mô hình PPP tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập:

  • Tuy mô hình triển khai các dự án ppp  đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu nhưng các vấn đề liên quan đến hành lang pháp lý của chúng ta chưa hoàn thiện, còn thiếu đồng bộ. Ông Ben Darche - Tư vấn quốc tế về PPP - cho biết: Kinh nghiệm thực hiện mô hình PPP trên thế giới cho thấy, việc các luật thiếu thống nhất, thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện hợp lý, thỏa đáng là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thất bại của các dự án PPP. 
  • Có thể thấy, hầu như có rất ít dự án PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Việc thiếu vắng các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự  án PPP không chỉ khiến mất đi một nguồn vốn quan trọng, mà còn khiến Việt Nam không thể tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến và phương thức quản lý hiện đại từ các nước tiên tiến hơn.

Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều công trình PPP tại Việt Nam có chi phí đầu tư cao, nhưng chưa tương xứng với chất lượng và lợi ích mà các dự án này mang lại.

Dù chưa có số liệu thống kê, đánh giá chính thức về chi phí và hiệu quả của tất cả các dự án PPP nhưng hầu hết các dự án PPP được tiến hành thanh tra định kỳ và thanh tra đột xuất do những ý kiến trái chiều từ công luận trong thời gian qua đều cho thấy có tỷ suất vốn đầu tư cao hơn hẳn so với các công trình tương tự ở những nước đang phát triển có điều kiện thi công và khai thác giống với Việt Nam.

VI. Thuận lợi và khó khăn của các dự án PPP là gì tại Việt Nam 

Tóm lại, theo thống kê của các tổ chức tài chính, kinh tế, mô hình PPP tuy đã phổ biến ở Việt Nam theo hai hình thức chủ yếu là BOO và BOT nhưng vẫn còn quá khiêm tốn. Về việc thu hút hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vấn đề pháp lý của nhà nước ta đóng vai trò rất đặc biệt.

Vì thế điều quan trọng để thức đẩy sự phát triển của các dự án PPP là gì? Đó là chúng ta cần đưa ra biện pháp cải thiện nhằm mục đích có thể tận dụng thật tốt nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong nước một cách hiệu quả và có lợi cho hai bên công và tư.

ppp-la-gi-ppp-viet-nam

PPP​​​​​​​ là gì? dự án PPP​​​​​​​ là gì? tại Việt Nam thuận lợi đối với mô hình PPP​​​​​​​ là gì

Dưới góc nhìn của một đã đầu tư vào các dự án PPP tại TP.HCM qua nhiều năm trên các lĩnh vực như dự án cơ sở hạ tầng giao thông, dự án khu công nghiệp nhà đầu tư nước ngoài, dự án xây dựng nhà máy nước, cụm công nghiệp ô tô,... thì thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp công tư thường gặp phải trong quá trình tiến hành các dự án PPP là gì? 

1. Thuận lợi: 

  • Các dự án PPP rất thành công trong việc sử dụng được những kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả của khu vực tư nhân. 
  • Việc làm việc với các đơn vị tư nhân buộc khu vực công cộng ngay từ đầu phải chú trọng đầu ra và lợi ích ( thay vì các yếu tố đầu vào). 
  • Giúp giảm nhẹ gánh nặng về tài chính cho dự án do đưa vốn tư nhân vào. Khi đó, rủi ro được chia sẻ giữa những đối tác khác nhau, có sự chắc chắn hơn về ngân sách.
  • Bên cạnh đó, hợp tác công tư cũng khiến những nhà cung cấp tư nhân trở nên có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp các dịch vụ. Trong mô hình sáng kiến tài chính tư nhân ( PFI), Bên công chỉ thanh toán khi dịch vụ đã được cung cấp.

2. Khó khăn:

  • Trên góc độ chính trị,  khó có thể chấp nhận vì hình thức PPP đồng nghĩa với việc khu vực công có thể được coi là mất quyền kiểm soát quản lý. 
  • Những lo ngại được đặt ra liệu khu vực công có đủ năng lực và kỹ năng để ứng dụng hình thức PPP​​​​​​​ và thiết lập môi trường pháp lý để khuyến khích thích đáng hay không? 
  • Vì không thể chuyển giao rủi ro tuyệt đối nên có những lo ngại về năng lực chuyên môn để đảm bảo thực hiện dự án ppp của khu vực tư nhân. Việc mua sắm có thể tốn nhiều thời gian và chi phí. Các cấu trúc dài hạn tương đối không linh hoạt.

VII. Kết luận

Hy vọng qua bài viết ngắn trên, bạn đọc đã có những hình dung và hiểu biết hữu ích về thuật ngữ PPP là gì, các dự án PPP​​​​​​​ là gì, hợp đồng PPP​​​​​​​ là gì và các mô hình PPP​​​​​​​ phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới là các mô hình như thế nào. Nhìn chung, mô hình PPP​​​​​​​ đem lại rất nhiều những lợi ích thiết thực cả về mặt kinh tế và xã hội, rất cần được khai thác và ứng dụng nhiều hơn nữa để xây dựng một nền kinh tế, chính trị xã hội giàu mạnh, phồn vinh. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của 123job.