Bạn có bao giờ cảm thấy lạc lối, không biết mình thực sự muốn gì trong cuộc sống? Có lẽ đã đến lúc bạn cần một huấn luyện viên cuộc sống (Life coach). Nhưng bạn có biết một Life coach làm việc như thế nào hay không?

Hãy cùng 123job tìm hiểu thông qua bài bài viết ở phía dưới đây nhé!

1. Life Coach là gì?   

Life Coach (Huấn luyện viên cuộc sống) là một người hướng dẫn, hỗ trợ bạn đạt được các mục tiêu cá nhân, nghề nghiệp và cuộc sống một cách tốt hơn, hiệu quả hơn. Họ là người sẽ đồng hành cùng bạn, giúp bạn xác định mục tiêu, khám phá tiềm năng bản thân, vượt qua những khó khăn và rào cản để đạt được cuộc sống như bạn mong muốn.

Life Coach là gì?   

2. Nguồn gốc của Life Coach 

Coaching - một ngành nghề trẻ trung nhưng mang trong mình bề dày lịch sử, ra đời từ sự giao thoa của nhiều lĩnh vực như phát triển tiềm năng con người, giáo dục người lớn và tâm lý học. Xuất phát từ những năm 1960, coaching đã không ngừng phát triển và mở rộng. Đặc biệt, huấn luyện viên cuộc sống (Life Coach) xuất hiện từ những năm 1980, ban đầu tập trung vào hoạch định cuộc sống, dần dần mở rộng ra các lĩnh vực khác có thể kể đến như mối quan hệ, sự nghiệp, tài chính và hạnh phúc,... và nghề này trở thành một công cụ hữu ích giúp mọi người đạt được mục tiêu và sống một cuộc sống trọn vẹn hơn.

3. Chi tiết về công việc Life Coach như thế nào?

Dù ở trong bất kỳ tình huống nào, đối với bất kì loại khách hàng nào và khi gặp phải bất kỳ khó khăn nào, một Life Coach sẽ luôn là người đồng hành, thấu hiểu và cung cấp những lời khuyên quý giá nhất. Cụ thể, công việc của Life Coach bao gồm: 

  • Lắng nghe những chia sẻ của khách hàng để có thể nắm bắt rõ ràng về tình hình hiện tại của họ, những trở ngại mà họ đang phải đối mặt, những mong muốn và mục tiêu mà khách hàng họ đang hướng tới.
  • Xác định rõ ràng các mục tiêu mà khách hàng đặt ra, đặc biệt trong những trường hợp họ chưa nhận thức được mục tiêu của bản thân và đang cảm thấy bối rối trong cuộc sống.
  • Giúp khách hàng nhận diện những rào cản thực sự mà họ đang gặp phải, hỗ trợ họ trong việc đối diện và chấp nhận những khó khăn.
  • Cùng khách hàng phát triển một kế hoạch hành động cụ thể với thời gian cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
  • Liên tục truyền cảm hứng cho khách hàng, giúp họ tin tưởng vào khả năng của chính mình để có thể tự mình hoàn thành các mục tiêu sống.
  • Theo dõi, đánh giá và phản hồi về quá trình hành động của khách hàng, đảm bảo rằng họ đang đi đúng hướng.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống mà họ đang gặp khó khăn.

Chi tiết về công việc Life Coach như thế nào?

4. Vai trò của Life Coach

Vai trò của Life Coach đó là: 

  • Hướng và định hình: Life Coach hỗ trợ khách hàng trong việc nhận diện các giá trị cốt lõi, đam mê và mục tiêu cá nhân. Họ đồng hành cùng khách hàng khám phá bản thân, nhận diện điểm mạnh cũng như những khía cạnh cần cải thiện, từ đó xây dựng lộ trình và kế hoạch cụ thể.
  • Khám phá tiềm năng cá nhân: Life Coach giúp khách hàng khám phá những tiềm năng ẩn giấu bên trong mình. Qua việc khuyến khích sự phát triển bản thân và tối ưu hóa năng lực, Life Coach hỗ trợ khách hàng gia tăng sự tự tin và cảm giác hài lòng với bản thân.
  • Xác lập mục tiêu và lập kế hoạch: Life Coach là người đồng hành trong việc giúp khách hàng xác định những mục tiêu cụ thể và phát triển kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu đó. Họ tạo ra một không gian khích lệ và hỗ trợ cho khách hàng để thực hiện các bước đi cần thiết nhằm tiến gần đến mục tiêu.
  • Hỗ trợ khách hàng vượt qua thử thách: Life Coach không chỉ giúp khách hàng định hình mục tiêu mà còn đồng hành trong việc vượt qua các khó khăn và trở ngại trong quá trình thực hiện. Họ đưa ra sự khích lệ, động viên và giúp khách hàng tìm ra những giải pháp sáng tạo cho những thách thức mà họ phải  đối mặt. 
  • Phản hồi và đánh giá tiến độ: Life Coach cung cấp những phản hồi tích cực và đánh giá để đảm bảo rằng khách hàng đang đi đúng hướng và có những tiến bộ rõ rệt.
  • Khơi gợi động lực và cảm hứng: Life Coach khích lệ và truyền cảm hứng cho khách hàng để họ tin tưởng vào khả năng của mình và kiên trì trong việc theo đuổi các mục tiêu.
  • Giữ vững sự tập trung và trách nhiệm: Life Coach giúp khách hàng duy trì sự chú ý vào mục tiêu và có trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch hành động đã đề ra.

Vai trò của Life Coach

5. Các hình thức Life Coach hiện nay

Nhiều huấn luyện viên cuộc sống (Life Coach) áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện và tổng quát. Ngược lại, một số huấn luyện viên khác lại chú trọng vào các lĩnh vực cụ thể trong quá trình huấn luyện. Dưới đây là những hình thức huấn luyện cuộc sống:

  • Huấn luyện điều hành và lãnh đạo
  • Huấn luyện kinh doanh.
  • Huấn luyện xây dựng mối quan hệ
  • Huấn luyện nghề nghiệp
  • Huấn luyện tài chính
  • Huấn luyện cuộc sống gia đình.
  • Huấn luyện kỹ năng sống.
  • Huấn luyện thể hình 
  • Huấn luyện tâm linh.
  • Huấn luyện sức khỏe tâm thần.

6. Kỹ năng cần có để trở thành Life Coach

Để có thể trở thành một Life Coach hiệu quả, bạn cần trang bị cho mình một bộ kỹ năng toàn diện và đa dạng, dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà bạn nên sở hữu khi muốn trở thành một Life Coach:

Kiến thức chuyên môn 

  • Tâm lý học: Hiểu về tâm lý con người, các cơ chế phòng vệ, các rối loạn tâm lý phổ biến để có thể hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả.
  • Phát triển cá nhân: Có kiến thức về các phương pháp phát triển bản thân, kỹ năng mềm, quản lý cảm xúc.
  • Coaching: Hiểu rõ các mô hình, phương pháp coaching khác nhau để áp dụng linh hoạt trong quá trình làm việc.
  • Lập kế hoạch và thiết lập mục tiêu: Giúp khách hàng xây dựng kế hoạch hành động cụ thể và thiết lập những mục tiêu SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound).

Kỹ năng mềm

  • Lắng nghe tích cực: Khả năng lắng nghe sâu sắc, không phán xét và hiểu rõ cảm xúc, suy nghĩ của khách hàng.
  • Đặt câu hỏi hiệu quả: Biết cách đặt những câu hỏi mở để giúp khách hàng khám phá sâu hơn về bản thân và mục tiêu của mình.
  • Giao tiếp hiệu quả: Khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, súc tích và tạo được sự tin tưởng.
  • Đồng cảm: Hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác, tạo ra một không gian an toàn và tin cậy để khách hàng mở lòng.
  • Tư duy phản biện: Khả năng phân tích thông tin, đánh giá các tình huống và đưa ra những quyết định sáng suốt.
  • Khả năng tạo động lực: Truyền cảm hứng và giúp khách hàng tin vào khả năng của bản thân.
  • Kiên nhẫn: Khả năng kiên nhẫn lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng khách hàng trong quá trình thay đổi.

Kỹ năng cần có để trở thành Life Coach

7. Tiềm năng của Life Coach tại thị trường Việt Nam 

Nhu cầu về Life Coach đang gia tăng nhanh chóng dưới tác động của sự phát triển không ngừng của xã hội. Nhiều người ngày càng nhận thức rõ hơn về sự quan trọng của việc phát triển bản thân, do đó họ tìm kiếm một người hỗ trợ để giúp họ đạt được mục tiêu và thành công trong cuộc sống. Giống như trong các lĩnh vực doanh nghiệp và giáo dục, Life Coach đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp cá nhân và tổ chức nâng  cao hiệu suất và phát triển.

Với tiềm năng mở rộng mạnh mẽ và nguồn nhân lực chuyên nghiệp còn khan hiếm, nghề Life Coach tại Việt Nam đang tạo ra nhiều cơ hội cho những ai mong muốn theo đuổi lĩnh vực này. Hiện nay, thu nhập của Life Coach dao động từ 2 đến 3 triệu đồng/giờ. Tuy nhiên, mức thu nhập này phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng Life Coach. Những người mới vào nghề thường bắt đầu với mức thu nhập khoảng 1 triệu đồng/giờ và có thể tăng dần khi họ tích lũy được kinh nghiệm, uy tín và được nhiều khách hàng biết đến.

Trên đây là bài viết mà 123job giúp bạn có thể hiểu được Life Coach là gì, vai trò của Life Coach và bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng gì khi muốn trở thành một Life Coach. Rất mong rằng bài viết này của chúng mình sẽ hữu ích với bạn và hãy tiếp tục theo dõi 123job để đọc nhiều bài viết thú vị khác nữa nhé. Chúc bạn một ngày tràn đầy niềm vui!