Mỗi người có một cách phát triển bản thân khác nhau, tuy nhiên có những kỹ năng mềm mà chúng ta phải rèn luyện theo thời gian, trong đó không thể không nhắc đến tư duy phản biện. Tư duy phản biện là gì?

Ngày càng có nhiều kỹ năng mềm được biết đến vì giúp ích cho con người trong hoạt động tư duy ngôn ngữ hay phân tích vấn đề. Trong số đó, lý thuyết về kỹ năng tư duy phản biện là gì được xem là kỹ năng có giá trị giúp lột tả được bản chất của vấn đề. Trong doanh nghiệp cũng vậy, tư duy phản biện là gì là biểu hiện sáng suốt của một lãnh đạo. Vậy bạn hiểu về tư duy phản biện là gì?

I. Hiểu tư duy phản biện là gì? 

Lối tư duy chủ quan từ bản thân mỗi người có quyền kiểm soát hành động và điều này cũng được khoa học thừa nhận về sự tồn tại của trực giác, khả năng phán đoán cũng như tính chính xác. Câu hỏi được đặt ra là, bạn có dám đưa ra lựa chọn quan trọng của cuộc đời mà chỉ dựa vào sự phỏng đoán từ cảm nhận của bản thân mà không có kết nối với thực tế. 

Ví dụ trong một cuộc họp, sếp của bạn nói rằng, kế hoạch của công ty trong thời gian tới sẽ được thực hiện theo sơ đồ của anh ấy chỉ vì cảm giác rằng phương án đó phù hợp. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Nghi ngờ, không phục? Ngay tại thời điểm bộ não của bạn phân tích và chỉ ra lý do vì sao bạn không đồng ý với lối suy nghĩ theo cảm tính hay những chứng minh, lý giải vấn đề để bạn hiểu, chính là lúc chúng ta đang ứng dụng tư duy phản biện. Vậy chính xác thì kỹ năng tư duy phản biện là gì?

1

Hiểu tư duy phản biện là gì?

Hiện nay có nhiều loại sách tư duy phản biện đang đề cập đến vai trò to lớn của nó trong công việc cũng như cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng sở hữu những lối suy nghĩ thấu đáo về kỹ năng mềm này. Tư duy phản biện hay phân tích chính là quá trình nhận xét và đánh giá thông tin ở nhiều khía cạnh khác nhau và đặt chúng trong một mối tương quan với thực tế nhằm khẳng định tính chính xác của một vấn đề và đào sâu bản chất vốn có của nó. 

Phản biện có thể hiểu là đi ngược lại với tư duy cảm tính, không có bất kỳ căn cứ rõ ràng nào nhưng đó hoàn toàn không phải là cách phân tích vấn đề theo hướng tích cực. Tư duy phản biện đại diện cho lối suy nghĩ thấu đáo, kỹ càng và nhờ đó mà bạn khó lòng tin được một vấn đề chỉ qua lời một người bạn mới gặp lần đầu kể lại và chưa hiểu về anh ta. Phần lớn con người sẽ chỉ “tâm phục khẩu phục” khi đối diện với một người có thể trình bày một vấn đề đi kèm với những lý lẽ và dẫn chứng và lập luận thuyết phục. Tất cả những tiêu chí trên đều được tạo ra từ tư duy phản biện. 

Tư duy phản biện cũng được xem là một dạng tư duy vận dụng nghệ thuật lập luận, phân tích của bộ não để đưa ra kết luận. Trong thuật ngữ tư duy phản biện là gì trong tiếng Anh - Critical Thinking bao hàm hai loại suy nghĩ độc lập và suy nghĩ phản chiếu. Bạn có thể khởi động bộ não bằng một câu hỏi để kiểm chứng khả năng phản biện của mình: “Con gà có trước hay quả trứng có trước”. Một câu hỏi cực kỳ hóc búa nếu như chúng ta cố gắng lý luận bằng những hiểu biết hạn chế của mình. Thông thường, những người có lối tư duy phản biện sẽ biến câu hỏi mang tính lựa chọn này thành một cách giải thích ngắn gọn bởi lối tư duy về tính biện chứng vấn đề.

Thực tế thì con gà có trước hay quả trứng có trước không quan trọng bằng cách giải thích câu hỏi này không có lợi ích gì cho thực tế vì đó chỉ là một ví dụ minh họa về sự tồn tại mang tính hai mặt của một vấn đề. Tư duy phản biện không phải là bác bỏ hoàn toàn vấn đề cũ mà tìm ra hướng tư duy tốt hơn để giải quyết được vấn đề. Căn bản là không có gì hoàn hảo 100%, tư duy phản biện ra đời nhằm lấp đầy những khoảng trống trong lối suy nghĩ cảm tính, làm sáng tỏ vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đây không chỉ là quá trình tiếp nhận và duy trì lối tư duy cũ một cách thụ động mà phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác nhận tính chính xác của vấn đề. 

II. Các loại tư duy phản biện

Hiểu về tư duy phản biện là gì thì bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại tư duy phản biện. Tư duy phản biện được chia thành hai loại chính:

Tư duy phản biện tự điều chỉnh được thể hiện khi đứng trước một vấn đề, bản thân mỗi người đều đưa ra những ý kiến chủ quan. Những ý kiến đó không chắc chắn đúng. Tuy nhiên, để có thể đánh giá được điều này, cần dùng tư duy phản biện để điều chỉnh. Đây là một quá trình mà mỗi người tự tranh luận với quan điểm của chính mình trong nội tâm. Chúng ta tự đánh giá, phản bác lại những điều chủ quan trong tư duy bước đầu của mình, sau đó, tự hoàn thiện và đưa ra nội dung phản biện hoàn chỉnh nhất. 

2

Các loại tư duy phản biện

Tư duy phản biện ngoại cảnh là khi ở trong một cộng đồng, mỗi cá thể có những cách suy nghĩ, lập luận khác nhau. Từ đó mà quan điểm và ý kiến cũng sẽ lệch nhau và có thể đi lệch so với chân lý. Tư duy phản biện ngoại cảm được hình thành nhằm mục đích giải quyết vấn đề này và diễn ra theo 3 bước:

  • Nhận thức được vấn đề và điểm khác biệt của vấn đề, đồng thời nhận thức được tổng thể ý kiến và quan điểm của người khác. 
  • Đánh giá lại về những ý kiến phản biện của người khác và của bản thân, sau đó đưa ra những đánh giá khách quan nhất 
  • Phản biện lại vấn đề từ những đánh giá và quan điểm của mình và đưa ra thông tin đúng đắn

III. Vai trò quan trọng của tư duy phản biện

Trong cuộc sống thì với một người có tư duy phản biện tốt thường gắn liền với khả năng nhìn nhận và kỹ năng xử lý tình huống một cách nhanh nhạy. Lý do cho nhận định này là phản biện trong quá trình quan sát, đánh giá, suy luận và tổng hợp lại những tri thức dựa trên điều kiện thực tiễn và kinh nghiệm đã có. Thường thì, loại tư duy này sẽ chỉ xuất hiện khi chúng ta bắt buộc phải tìm ra đáp án cho một vấn đề nào đó, đó là khi chúng ta phản tự hỏi bản thân rằng cách nào là cách ổn nhất để giải quyết tình huống khó khăn này. Đó có thể là khi bạn phải tìm ra phương án chứng minh cho một bài thuyết trình hay thảo luận về một phương pháp khả thi cho doanh nghiệp để thu về lợi nhuận. 

Muốn có được những kết luận, đòi hỏi một cá nhân phải vắt có suy nghĩ và không ngừng tích lũy tri thức và kinh nghiệm. Điều này cũng lý giải được lý do vì sao các nhà văn nổi tiếng có thể sáng tạo ra được những tác phẩm như thật và lấy đi nước mắt của độc giả. Để làm được điều này, bắt buộc con người phải trải qua quá trình tìm hiểu, quan sát và nhập tâm, tư duy phản biện chính là nhân tố quan trọng tạo ra những người xem trình độ cao. 

3

Vai trò quan trọng của tư duy phản biện

Thứ hai, tư duy không ngừng để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là điều kiện quan trọng để bạn duy trì được sự tò mò và tư duy sáng tạo suốt cuộc đời. Đó là mồi lửa để một nhân viên nảy ra những giải pháp khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề trong kinh doanh và nâng tầm kỹ năng lãnh đạo bởi một tầm nhìn xa, khả năng nhìn nhận vấn đề. Trong cuộc sống, những cá nhân có tư duy phản biện tốt có khả năng đưa ra quyết định của vấn đề một cách thấu đáo mà không bị làm phiền bởi lý tính. 

Tuy nhiên, hiểu kỹ về kỹ năng tư duy phản biện là gì, bạn sẽ thấy giá trị lớn lao nhất mà nó mang lại chính là biến bó thành thành tựu khoa học xã hội bên cạnh khoa học tự nhiên. Bên cạnh những kiến thức có được từ thực nghiệm, việc xâu chuỗi những thực nghiệm này lại với nhau và đưa ra tranh biện nhằm giải quyết vấn đề một cách tốt nhất trong cuộc hội thảo hay hội nghị quan trọng. 

Xem thêm: Mindset là gì? Cách nắm bắt tư duy khách hàng hiệu quả trong kinh doanh

IV. Biểu hiện của việc sở hữu tư duy phản biện tốt?

1. Luôn quan sát và tìm tòi mọi việc

Nếu bạn là người yêu thích những điều mới mẻ và khám phá ra những chặng đường mới, luôn tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi về tự nhiên và con người quanh bạn, cảm thấy cực kỳ thích thú khi phát hiện ra một điều gì đó khác biệt với những gì bản thân tiếp nhận trước kia? Tuy nhiên, không đơn giản là nhìn qua bề ngoài của một sự vật, hiện tượng mà là hiểu sâu bên trong bản chất của sự việc. Nếu như bạn duy trì những biểu hiện này một cách thường xuyên thì bạn đang hình thành và có khả năng vận dụng kỹ năng tư duy phản biện tốt. 

5

Luôn quan sát và tìm tòi mọi việc

2. Thường xuyên đặt câu hỏi 

Khi để ý phản ứng của một đứa trẻ khi nó tò mò về một điều gì đó, người ta nói rằng nó đứa trẻ thật thông minh. Khác biệt với những đứa trẻ này, bạn không chỉ thường xuyên đặt ra những câu hỏi cho bản thân và tự tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này thông qua nhiều kênh thông tin như mạng xã hội, chuyên gia, mentor,... thậm chí, tự tìm hiểu và thực nghiệm qua sách vở, điều này cũng chứng minh bạn đang sở hữu kỹ năng tư duy phản biện tốt. 

3. Khách quan 

Tư duy phản biện có một mối liên kết chặt chẽ với IQ - chỉ số thông minh. Một trong những đặc điểm của người thuận não trái không phải là tưởng tượng vu vỡ mà là phân tích và cân nhắc. Nếu bạn luôn trình bày ý tưởng của mình thông qua những tri thức khoa học và kiểm chứng được ghi nhận, bám sát với ý nghĩa thực tiễn. Bạn thường không có thiện cảm với lối làm việc không nguyên tắc, không chịu sự chi phối bởi cảm xúc. Tính khách quan cũng là một biểu hiện của kỹ năng tư duy phản biện là gì. 

4. Tư duy logic 

Một trong nhiều dấu hiệu dễ dàng nhận ra bạn đang có kỹ năng tư duy phản biện là gì không chính là khi bạn xâu chuỗi mọi vấn đề lại với nhau và đưa ra quyết định nhờ vào sự tương quan giữa chúng mà không đè nặng cái tôi quá cao khi giải quyết vấn đề. Tư duy logic cũng hỗ trợ bạn trong quá trình rèn luyện tư duy phản biện một cách hiệu quả.

6

Tư duy logic

V. Làm sao để rèn luyện tư duy phản biện

1. Lập sơ đồ tư duy

Để bắt đầu rèn luyện tư duy phản biện thì hãy xây dựng một thói quen tốt, bằng cách thay đổi thói quen viết văn không suy nghĩ và thả những ý tưởng của mình thông qua sơ đồ tư duy. Việc làm này có tác dụng giúp bạn rèn luyện khả năng ghi nhớ để tránh bỏ quá các ý trong quá trình và rèn luyện cho bạn tính chủ động, phân tích, liên kết, thuyết phục một cách chặt chẽ. Sơ đồ tư duy cũng được khuyến khích sử dụng bởi nó chỉ ra tính hệ thống của một vấn đề. 

2. Luôn nghi ngờ

Nếu muốn rèn luyện tư duy phản biện thì bạn hãy luôn đặt ra những câu hỏi cho chính mình hay gờ vực độ khả thi của quyết định thì bộ não của bạn mới bị kích thích để tìm ra phương án giải quyết. Có thể xem quá trình này như một cách phản biện lại lối suy nghĩ ỷ lại, chủ quan. Đồng thời, rèn luyện nói hàng ngày, kết hợp với việc đọc thêm sách khoa học để nghiệm ra bản chất của vấn đề một cách sâu sắc.

3. Rèn luyện não bộ qua trò chơi

Tập thể dục cho bộ não bằng những trò chơi theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp cũng là cách để bạn tăng cường sự tập trung và tìm ra được giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. Mỗi ngày 30 phút cũng đủ để bạn luyện tập tư duy phản biện một cách hiệu quả. 

Xem thêm: Mindset là gì? Ghi điểm với nhà tuyển dụng bằng cách thiết lập tư duy cầu tiến

VI. Gợi ý cho bạn 3 cuốn sách tư duy phản biện 

1. Cẩm nang tư duy phản biện: Khái niệm và công cụ (Critical thinking: Concept and Tools) 

Cẩm nang tư duy phản biện là một cuốn sách của Richard Paul, Linda Elder và cũng nằm trong những cuốn sách hay nhất trong bộ sách tư duy phản biện gồm 6 cuốn. Tuy chỉ có 46 trang nhưng nội dung lại vô cùng phong phú. Nó giúp bạn khám phá thêm nhiều điều mới lạ. Kinh nghiệm trong sách cũng được truyền đạt nhờ vào những triết lý sắc sảo. Bên cạnh đó, nội dung sách cũng đưa ra những quy tắc cụ thể giúp bạn áp dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu đọc cuốn sách tư duy phản biện này thì bạn sẽ thấy khá nặng về kiến thức và triết lý vì sự dụng nhiều thuật ngữ trong tư duy. 

6

Gợi ý cho bạn 3 cuốn sách tư duy phản biện

2. Tư duy nhanh và chậm (Thinking fast and slow) 

Tư duy nhanh và chậm cũng nằm trong top những cuốn sách tư duy phản biện hay được viết bởi tác giả Daniel Kehlmann - một tác phẩm khoa học khá nổi tiếng về tư duy phản biện. Cuốn sách nói về tư duy của con người trong khía cạnh về tính hợp lý và phi lý với 2 phần chính là tư duy nhanh và tư duy chậm. Nhờ vào nội dung chất lượng mà cuốn sách này đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong hạng mục sách khoa học quốc gia. Đây cũng là một cuốn sách khá hữu ích dành cho những ai đang muốn rèn luyện tư duy phản biện nếu chưa tìm được hướng đi chính xác.

3. Lối mòn của tư duy cảm tính

Đây không chỉ là một cuốn sách tư duy phản biện mà nó còn là một trong nhiều cuốn sách tâm lý - kỹ năng sống của Ori Brafman - Rom Brafman luôn được đánh giá cao bởi độc giả. Tác giả cũng muốn cảnh báo về tình trạng báo động của phương pháp tư duy nói chung và tư duy phản biện nói riêng. Cuốn sách này cũng đưa ra những nhận định khách quan về tư duy này, đồng thời còn đưa ra các phương pháp để mỗi người hạn chế lỗi mòn tư duy này. 

Xem thêm: Rèn luyện tư duy tích cực để thành công trong cuộc sống

VII. Kết luận

Kỹ năng tư duy phản biện là một trong nhiều kỹ năng mềm khá quan trọng trong cuộc sống và công việc. Tư duy phản biện cũng được hiểu như tư duy phân tích giúp mỗi cá nhân nâng cao tư duy suy nghĩ của bản thân và rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả hơn. Chỉ cần bạn tin tưởng rằng dù là kỹ năng nào thì bạn cũng có thể rèn luyện được nếu như thật sự chăm chỉ.