Trong ngành kinh tế nói chung và tài chính nói riêng thì lợi nhuận gộp là một khái đã quá quen thuộc. Vậy lợi nhuận gộp là gì? Cách tính lợi nhuận gộp thế nào là chuẩn xác nhất? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của 123job nhé!

Lợi nhuận gộp là một khái niệm quan trọng, đóng một vai trò chủ chốt trong kinh tế cũng như trong việc lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được hết về khái niệm này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của 123job để nắm rõ hơn nhé.

I. Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp là gì? Đây là khái niệm rất khác so với lợi nhuận thuần, trong Tiếng anh được viết là Gross Profit có nghĩa là lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra khi khấu trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến việc mua bán sản phẩm của doanh nghiệp mình. Đó cũng có thể là chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, hiểu theo nghĩa này thì lợi nhuận gộp sẽ là lợi nhuận bán hàng và tổng thu nhập của doanh nghiệp đó.

lợi nhuận gộp là gì

Lợi  nhuận gộp là gì?

Một cách hiểu khác thì lợi nhuận gộp nghĩa là lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. Lợi nhuận được thể hiện rõ trên bảng sao kê thu nhập hay báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Lúc này, lợi nhuận gộp sẽ phụ thuộc vào hình thức sản xuất khác nhau, mỗi hình thức sẽ có các loại chi phí khác nhau:

  • Giá trị mua nguyên vật liệu thực tế đã bao gồm phí vận chuyển.
  • Chi phí nhân công.
  • Chi phí hao hụt.
  • Chi phí vận chuyển các chế phẩm như phí nhập kho, phí sản xuất tại các công đoạn...
  • Chi phí khi kết thúc quá trình sản xuất: Chi phí tại kho giữ hàng hóa đầu kỳ, sản xuất trong kỳ.

II. Ý nghĩa của lợi nhuận gộp

Ý nghĩa của lợi nhuận gộp

Ý nghĩa và vai trò quan trọng của lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp có vai trò và ý nghĩa quan trọng, nó giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả khi sử dụng lao động và nguồn vật tư của mình. Tuy nhiên, việc tính lợi nhuận chỉ xem xét đến được chi phí biến đổi, hay nói cách khác chỉ xem xét đến được chi phí dao động theo mức sản lượng sản xuất bao gồm:

  • Chi phí cho nguyên vật liệu tạo ra thành phẩm
  • Chi phí cho nhân công lao động trực tiếp sản xuất
  • Tiền hoa hồng cho nhân viên: nhân viên môi giới, nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn…
  • Chi phí thẻ tín dụng khi mua hàng hóa của các khách hàng
  • Chi phí dành cho việc vận hành sản xuất
  • Chi phí dành cho vận chuyển

III. Công thức tính lợi nhuận gộp

1. Lợi nhuận gộp

Cách tính lợi nhuận gộp được xác định qua công thức:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp cho biết mỗi đồng doanh thu thu về được sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập, khái niệm này dùng để so sánh các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực trên thị trường kinh doanh, sử dụng hệ số biên lợi nhuận gộp để xác định được mức độ thành công cũng như tiềm năng của doanh nghiệp.

công thức tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập

Hệ số biên lợi nhuận của một doanh nghiệp càng cao thì số lãi ròng của doanh nghiệp đó càng lớn. Đồng nghĩa với việc khả năng quản lý, kiểm soát chi phí của doanh nghiệp đó tốt hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực. 

Bên cạnh đó, doanh thu thuần được hiểu là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, các khoản chiết khấu thương mại, các khoản giảm giá hàng bán…

Còn giá vốn hàng bán được hiểu là toàn bộ chi phí để tạo ra một sản phẩm. Giá vốn hàng bán liên quan đến quá trình bán hàng của doanh nghiệp bao gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… Sự hình thành giá vốn hàng bán được phân biệt rõ ràng qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất tại doanh nghiệp.

2. Hệ số biên lợi nhuận gộp

Hệ số biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp được xác định qua công thức:

Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Hệ số biên lợi nhuận gộp tên Tiếng anh được viết là gross margin. Hệ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về được sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập, tức là khả năng sinh lời của một số vốn đầu tư nhất định là bao nhiêu? Hệ số này là một chỉ số rất quan trọng khi tiến hành việc so sánh các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực với nhau. Từ đó thể hiện được mức độ cạnh tranh với các đối thủ trên thương trường. 

IV. Những lưu ý khi tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp được sử dụng trong việc tính toán tỷ suất lợi nhuận gộp, cụ thể như sau:

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu

Với công thức trên, trong một số trường hợp thì doanh thu sẽ được thay bằng doanh thu thuần. Lúc này, tỷ suất sẽ được tính bằng công thức:

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Lợi nhuận gộp không nên nhầm lẫn với lợi nhuận hoạt động. Lợi nhuận hoạt động còn được gọi là thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT), đây được xem là phần lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi lãi và thuế được tính vào. Lợi nhuận hoạt động được tính bằng cách trừ đi chi phí hoạt động từ lợi nhuận gộp.

lưu ý khi tính lợi nhuận gộp

Những lưu ý khi tính lợi nhuận gộp

V. Kết luận

Bài viết trên của 123job đã cung cấp cho quý bạn đọc khái niệm về lợi nhuận gộp và những kiến thức cơ bản nhất xung quanh khái niệm đó. Có rất nhiều cách hiểu và cách tính lợi nhuận gộp, nó phụ thuộc nhiều vào các lĩnh vực mà bạn đang quan tâm. Hy vọng những kiến thức trên đã giúp bạn đọc áp dụng được thành công trong công việc.