Thanh khoản là gì và quản lý thanh khoản ra sao là câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Bài viết dưới đây của 123job sẽ bật mí cho các bạn nhiều kiến thức xung quanh khả năng thanh khoản. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Thanh khoản là gì và quản lý thanh khoản ra sao đòi hỏi nhà quản trị phải thực hiện xem xét giữa cung và cầu. Nếu không tìm hiểu kỹ, rủi ro thanh khoản sẽ gây ra những thiệt hại về tài chính rất đáng tiếc.
I. Thanh khoản là gì?
1. Khái niệm
Thanh khoản là gì? Đây là một khái niệm phổ biến dùng trong lĩnh vực tài chính dùng để chỉ mức độ lưu động của một loại tài sản bất kỳ được mua vào hoặc bán ra trên thị trường mà giá trên thị trường đó không bị ảnh hưởng nhiều.
Một cách hiểu khác, thanh khoản là gì chính là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một loại tài sản nào đó.
Thanh khoản là gì?
2. Ý nghĩa
Ý nghĩa của tính thanh khoản là gì? Thanh khoản có rất nhiều ý nghĩa quan trọng như:
- Tạo ra sự linh hoạt và an toàn của tài sản
- Giúp các tài sản có tính thanh khoản cao sẽ ít biến động giá trên thị trường tài chính
- Tính thanh khoản càng cao khi thị trường hoạt động càng năng động và phát triển
II. Xếp loại tài sản theo tính thanh khoản
Trong kế toán, việc xếp loại tính thanh khoản là gì? Các tài sản ngắn hạn hoặc lưu động được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:
- Tiền mặt
- Khoản đầu tư ngắn hạn
- Các khoản phải thu
- Khoản ứng trước ngắn hạn
- Hàng tồn kho
Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất do tiền mặt có thể dùng để thanh toán trực tiếp mọi lúc mọi nơi, có thể lưu thông và tích trữ. Bên cạnh đó, hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất là do phải trải qua giai đoạn phân phối, tiêu thụ rồi mới đem đi để chuyển thành khoản phải thu, cuối cùng mới có thể chuyển thành tiền mặt.
III. Thanh khoản chứng khoán
1. Rủi ro trong thanh khoản là gì trong chứng khoán
Nhà đầu tư và ngân hàng luôn quan tâm đến khả năng thanh khoản chứng khoán và khả năng bán lại chứng khoán để thu hồi vốn. Chứng khoán có khả năng hồi phục kém khi không tìm được người mua và bán với giá thấp hơn. Những lúc như vậy, nhà đầu tư và ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất rất lớn về mặt tài chính.
Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán là gì?
Xét trên thực tế, rủi ro thanh khoản là gì nếu một nhà đầu tư đang nắm giữ rất nhiều chứng khoán nhưng không thể bán ra được, phải chịu thua lỗ thì đây được gọi là rủi ro thanh khoản trong chứng khoán.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán
Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản là gì? Tính thanh khoản có ảnh hưởng rất lớn đến số mệnh của chứng khoán doanh nghiệp. Có thể kể đến một số yếu tố ảnh hưởng như sau:
- Phản ánh tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh có đang phát triển ổn định hay không: Những doanh nghiệp lớn đang kinh doanh tốt sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại.
- Tính thanh khoản là gì chịu sự tác động từ các chính sách, quy định của Nhà nước và các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Quy định của pháp luật Việt Nam hạn chế việc mua cổ phiếu, cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài. Việc này ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán trong nước. Do vậy mà cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài là rất thấp.
- Tâm lý của nhà đầu tư là yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán: Thị trường khởi sắc thì nhà đầu tư sẽ mua bán chứng khoán nhiều hơn. Còn khi thị trường biến động xấu mạnh thì nhà đầu tư sẽ hoang mang và mua bán cẩn trọng hơn.
3. Khuyến cáo nhằm hạn chế rủi ro
Các tài sản như vàng, bất động sản hay bảo hiểm đều có mối quan hệ ràng buộc và mật thiết với nhau. Khi thị trường của những tài sản này biến động, kéo theo sự ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, gây ra rủi ro thanh khoản.
Một số khuyến cáo nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản chứng khoán
Do đó, khi lựa chọn hình thức đầu tư chứng khoán thì ngân hàng hay các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ đến việc thu hồi và bảo toàn số vốn đầu tư ban đầu. Đây là một cách tốt để tránh rủi ro chứng khoán, ngoài ra các nhà đầu tư cũng nên tìm cách để phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý để hạn chế rủi ro.
IV. Thanh khoản ngân hàng
1. Đặc điểm của thanh khoản là gì trong ngân hàng
Khác với thanh khoản chứng khoán, trong ngân hàng tính thanh khoản là gì? Câu trả lời sẽ được phản ánh qua những đặc điểm sau đây:
- Khả năng cung - cầu thanh khoản của một ngân hàng không cân bằng tại một thời điểm cụ thể. Chính vì vậy mà ngân hàng luôn phải đối mặt với hai tình trạng thanh khoản là thặng dư hoặc thâm hụt.
- Khi ngân hàng giữ lại nhiều nguồn vốn để tăng khả năng thanh khoản thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng thấp và ngược lại.
- Giải quyết vấn đề thanh khoản khiến ngân hàng mất đi chi phí và tiềm năng:
- Chi phí trả lãi các nguồn vốn vay mượn
- Chi phí giao dịch để tìm nguồn vốn
- Chi phí cơ hội dưới hình thức lợi nhuận tương lai mất đi do bán các tài sản sinh lời
2. Tiêu chí đánh giá khả năng thanh khoản của tổ chức tín dụng
Tiêu chí đánh giá thanh khoản ngân hàng là gì?
Theo Điều 11 Thông tư 52/2018/TT-NHNN, tiêu chí đánh giá khả năng thanh khoản là gì của các tổ chức tín dụng được quy định như sau:
“1. Nhóm chỉ tiêu định lượng
a) Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân so với tổng tài sản bình quân
b) Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn
c) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
d) Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng có số dư tiền gửi lớn so với tổng tiền gửi
2. Nhóm chỉ tiêu định tính
a) Tuân thủ các quy định pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
b) Tuân thủ các quy định pháp luật về ban hành, rà soát, sửa đổi, bổ sung và báo cáo quy định nội bộ về quản lý thanh khoản và tuân thủ các quy định pháp luật khác về quản lý rủi ro thanh khoản.”
3. Nguồn cung cấp thanh khoản
Nguồn cung cấp thanh khoản là gì trong ngân hàng, đó chính là:
- Các khoản tiền gửi nhận được tại ngân hàng
- Phí thu được từ việc cung cấp các loại dịch vụ
- Các khoản tín dụng thu về của ngân hàng
- Tiền bán các tài sản đang kinh doanh và đã sử dụng
- Khoản vay mượn từ thị trường tiền tệ
4. Nhu cầu tạo ra thanh khoản
Các hoạt động nhu cầu tạo ra thanh khoản ngân hàng bao gồm:
- Việc rút tiền từ các khoản tiền gửi của khách hàng
- Đề nghị vay vốn ngân hàng
- Thanh toán các khoản phải trả khác của ngân hàng
- Chi phí tại ra sản phẩm hay dịch vụ của ngân hàng
- Thanh toán cổ tức cho các cổ đông
5. Rủi ro thanh khoản ngân hàng
Rủi ro thanh khoản là gì? Đó là một loại rủi ro trong lĩnh vực tài chính nói chung. Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng có tình trạng thiếu ngân quỹ hoặc những tài sản ngắn hạn mang tính khả thi cho nhu cầu vay của khách hàng.
Rủi ro thanh khoản được quy định rõ tại Điểm c Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN:
“c) Rủi ro thanh khoản là rủi ro do:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó.”
Nói một cách dễ hiểu thì đây là rủi ro khi ngân hàng không có khả năng đáp ứng đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc cung cấp được với chi phí rất cao.
6. Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản là gì?
Ngân hàng thường vay mượn rất nhiều khoản tiền gửi, quỹ dự trữ từ các cá nhân hay các tổ chức tài chính rồi chuyển thành các khoản đầu tư có kỳ hạn. Từ đó kéo theo tình trạng mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn và việc sử dụng vốn.
Nguyên ngân gây rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng
Khi có sự thay đổi về lãi suất của các khoản tiền gửi, một số người gửi tiền sẽ rút tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào một nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Trong khi đó, các khách hàng vay tiền có kéo dài yêu cầu vay vốn và tìm kiếm các khoản tín dụng có lãi suất thấp hơn. Như vậy có thể nói, sự thay đổi về lãi suất ảnh hưởng đến cả người gửi lẫn người vay tiền và tác động trực tiếp đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Một nguyên nhân khác từ lãi suất gây nên khả năng thanh khoản là gì? Đó là việc ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản ngân hàng có thể bán đi để tăng thanh khoản. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến chi phí vay mượn tại thị trường tiền tệ.
7. Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản
Ở góc độ vi mô, thiệt hại từ rủi ro thanh khoản là gì?
- Phải huy động số vốn với lãi suất cao do phải chạy đưa với việc huy động vốn để đảm bảo lượng cung ứng tiền mặt cho khả năng thanh khoản.
- Ngân hàng sẽ xảy ra tình trạng lỗ khi ngân hàng phải trả lãi suất huy động nhưng không thể cho vay.
- Ngân hàng mất tính thanh khoản là gì khi không đáp ứng được nhu cầu rút tiền, từ đó dẫn đến việc mất niềm tin của khách hàng gửi tiền.
Ở góc độ vĩ mô đối với nền kinh tế, thiệt hại từ rủi ro thanh khoản là gì?
- Lãi suất tiền gửi tăng, nguồn tiền dồn hết về phía ngân hàng khiến hoạt động đầu tư bị sụt giảm.
- Lãi suất tín dụng cao ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến việc lạm phát tăng, giảm quy mô đầu tư dẫn đến việc giảm tăng trưởng kinh tế.
- Giá cả tăng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.
8. Khuyến nghị giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản
- Để nâng cao hiệu quả quản lý thì các khuyến nghị về rủi ro thanh khoản là gì? Cụ thể như:
- Đối với ngân hàng thương mại lớn đã có nhiều giấy tờ chứng minh đủ giá trị thì ngân hàng Nhà nước nên hỗ trợ thanh khoản qua nghiệp vụ thị trường mở.
- Đối với ngân hàng thương mại nhỏ thì ngân hàng Nhà nước nên hỗ trợ thông qua các công cụ tái cấp vốn.
- Tuân thủ nghiêm các quy định của ngân hàng Nhà nước về việc đảm bảo an toàn hoạt động của Tổ chức tín dụng.
- Thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn huy động và vốn vay trên thị trường, cơ cấu lại khoản dư nợ cho vay ngắn đến trung hạn.
- Duy trì tỷ lệ dự trữ tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng một cách hợp lý giúp ngân hàng đối phó được với rủi ro thanh khoản.
- Hoàn thiện các quy định liên quan đến việc huy động vốn và cho vay với lãi suất chung trên thị trường.
- Quản lý tốt rủi ro về kỳ hạn và thực hiện tốt các biện pháp hạn chế rủi ro thanh khoản: Các ngân hàng phải quan tâm hơn tới thị trường tiền phái sinh để quản lý được tốt tài sản nợ và tài sản của mình.
V. Kết luận
Bài viết trên hy vọng đã giúp bạn hiểu được thanh khoản là gì và đưa ra được những khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản. Các thông tin về thanh khoản ngân hàng và chứng khoán mong rằng cũng đã giúp bạn có cái nhìn chuẩn xác hơn. Chúc bạn thành công!