Thị trường tuyển dụng ngày nay xuất hiện khá nhiều nghề “hot”, trong số đó có PR Manager được rất nhiều người trẻ nhắm tới. Vậy Pr manager là gì? Điều gì đã làm nên sức hút của vị trí này? Hãy cùng 123job tìm hiểu nhé!

Để tiếp cận dễ hơn với khái niệm vị trí PR Manager, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về PR - PR là gì? PR là viết tắt của từ tiếng anh Public Relations có nghĩa là Quan hệ công chúng. Lý thuyết học thuật từ PR trong nghề nghiệp PR Manager đa phần du nhập từ nước ngoài, do vậy ban đầu khá khó để hiểu bản chất PR là gì... Hiểu một cách đơn giản, bản chất của nghề PR là cải thiện cái nhìn về hình ảnh của một người, một doanh nghiệp, phát thông tin tới công chúng và giới truyền thông, lôi kéo sự chú ý của họ.

Tới đây, chúng ta đã có thể mường tượng ra trách nhiệm trong một doanh nghiệp của vị trí PR Manager là gì. Còn mối quan hệ của nó với các vị trí khác, đặc biệt với PR Executive là gì? - Hiển nhiên, PR Manager sẽ là người quản lý trực tiếp các PR Executive và các hoạt động PR phục vụ cho hoạt động kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, PR Managercũng đảm nhận trách nhiệm liên kết, phối hợp với các phòng ban khác để điều phối hoạt động doanh nghiệp, phát triển xây dựng các chiến lược… 

Có thể thấy, việc làm PR Managervừa là một vị trí thú vị, cũng đi kèm không ít thách thức khi phải nắm chắc nhiều khía cạnh chuyên môn - hiểu rõ các tác động của những chiến lược PR là gì, trách nhiệm của từng vị trí cấp dưới như viêc làm PR Executive là gì để đem lại hiệu quả cao nhất… Để tìm hiểu chi tiết hơn về vị trí này, hãy cùng đến với nội dung dưới đây nhé!

I. PR Manager là gì?

pr manager là ai

PR Manager là gì?

PR Manager hay Trưởng phòng PR là người trực tiếp quản lý một nhóm các chuyên gia PR, chuyên viên PR (PR Executive), xây dựng và phát triển các chính sách và quy trình làm việc cho các nhân viên PR, chịu trách nhiệm lập kế hoạch và tiến hành xúc tiến các kế hoạch PR, đồng thời lập báo cáo các kết quả hoạt động PR cho ban điều hành, Giám đốc PR hay các cấp quản lý khác (tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của công ty).

Vì thế cho nên, vị trí PR Manager được yêu cầu khá nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn để hoạt động quản lý được thông suốt hiệu quả. Trong quá trình làm việc, PR Manager không những phải nắm rõ bản chất mục tiêu của các chiến lược PR là gì, mà còn phải có tầm nhìn, tư duy nhanh nhạy để nhìn trước được tất cả các viễn cảnh có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, PR Manager còn là người trực tiếp quản lý các cấp dưới, những nhân viên PR, liên tục giao phó và xác định trách nhiệm cụ thể cho nhân viên PR, PR Executive là gì trong từng giai đoạn PR của doanh nghiệp…  

Mặc dù khối lượng công việc khá lớn với trách nhiệm điều phối các nhân viên PR phức tạp, nhưng mức lương dành cho vị trí PR Manager được cho là rất tương xứng. Mức thu nhập mà các doanh nghiệp trả cho vị trí PR Manager thường dao động từ 18,700,000 đồng/tháng tới 28,800,000 đồng/tháng. Thậm chí nếu có đủ kinh nghiệm lẫn kiến thức, kỹ năng truyền thông, lương của PR Manager có thể lên tới 56,300,000 đồng/tháng - một mức lương mơ ước đối với bất cứ ai.

Nếu vị trí PR Manager là một trong số mục tiêu quan trọng trên con đường sự nghiệp của bạn, chắc hẳn bạn đang rất băn khoăn rằng cụ thể bản mô tả công việcPR Manager là gì. Điều này sẽ có lời giải đáp ngay sau đây...

II. Mô tả công việc của PR Manager 

1. Công việc quan trọng nhất của PR Manager là đánh giá và phát triển hoạt động truyền thông qua các chương trình PR:

Hiểu rõ PR là gì, từ đó sáng tạo và quảng bá hình ảnh tốt đẹp của công ty qua các hoạt động PR

  • Theo dõi các xu hướng cộng đồng và yếu tố ngoại cảnh có khả năng ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp, và tìm cách điều chỉnh cho phù hợp, xác định nhiệm vụ cho các nhân viên PR, PR Executive là gì cho từng hoàn cảnh nhất định
  • Liên hệ với các đơn vị tiếp thị và quảng cáo, đảm bảo hình ảnh của công ty được phát triển đúng định hướng đã đặt ra
  • Viết bài phát biểu, chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn và xử lý các hoạt động PR
  • Lập ra kế hoạch, chiến dịch mới, trình bày kế hoạch, ngân sách thực hiện, và thời gian diễn ra kế hoạch
  • Quản lý, điều hành và thuyết trình tại các hội nghị, sự kiện quan trọng
  • Quản lý hoạt động truyền thông nội bộ
  • Giám sát các nội dung đăng tải trên internet và website của công ty

2. Kiểm tra và xử lý các hoạt động PR khi có khủng hoảng

Hoạt động này càng khẳng định hơn vị thế của PR Manager là gì trong mỗi doanh nghiệp. Bởi, hoạt động PR cũng giống như các hoạt động lớn khác trong mỗi doanh nghiệp, đều có “dung sai” và các yếu tố làm nên rủi ro. Không những thế, khủng hoảng truyền thông đi kèm rất nhiều tác động tai hại mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể khéo léo vượt qua được. Do đó, một PR Manager bản thân đã mang khá nhiều trọng trách, đây cũng là lý do dễ hiểu cho mức lương “đáng mơ ước” của vị trí này.

3. Xây dựng và phát triển hình ảnh của công ty, đưa ra các thông cáo báo chí, quản lý những tiêu cực ảnh hưởng đến hình ảnh công ty

4. PR Manager cũng là người trực tiếp điều phối cấp dưới chuẩn bị tài liệu cho các chiến dịch quảng cáo.

5. Làm việc với truyền thông và báo chí, đảm bảo duy trì hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp. Bằng cách viết các bài đánh giá khách quan, nhận xét hoạt động, điều chuyển sắp xếp các cuộc phỏng vấn, họp báo, những content/câu chuyện sáng tạo và mở rộng mối liên hệ thân thiết với các kênh truyền thông khác nhau.

6. Lên kế hoạch và xúc tiến thực hiện các hoạt động, sự kiện công khai trước cộng đồng, có lợi cho hình ảnh và đem lại lợi ích cho công ty nhằm thu hút truyền thông đưa tin.

III. Các công việc chính của PR Manager

các công việc của pr managerCác công việc chính của PR Manager

Mô tả công việc PR Manager khá phức tạp. Tuy nhiên thì hàng ngày, PR Manager sẽ chỉ đảm nhận những nhiệm vụ chính cụ thể. Chẳng hạn như:

  • Phát triển kế hoạch truyền thông tiếp thị bao gồm chiến lược, mục tiêu, ngân sách và chiến thuật
  • Phát triển chiến lược quan hệ truyền thông, tìm kiếm vị trí cấp cao trong lĩnh vực in ấn, phát sóng và phương tiện trực tuyến
  • Phối hợp và triển khai tất cả các hoạt động quan hệ công chúng trong công ty
  • Hướng dẫn team truyền thông để tiếp cận được khách hàng thông qua các kênh truyền thông cũ và mới
  • Tận dụng các mối quan hệ truyền thông hiện có và bổ sung địa chỉ liên lạc mới trong kinh doanh và ngành công nghiệp
  • Sắp xếp các lời đề nghị truyền thông và đề nghị phỏng vấn
  • Tạo nội dung cho các thông cáo báo chí, bài viết bằng dòng và bài thuyết trình chính
  • Theo dõi, phân tích và truyền đạt kết quả PR hàng quý
  • Đánh giá tiềm năng của các đối tác quan hệ để tài trợ và quảng cáo.
  • Xây dựng mối quan hệ với các CEO, giám đốc các công ty để tăng độ nhận diện thương hiệu
  • Duy trì sự hiểu biết sâu sắc về xu hướng của ngành ảnh hưởng đến khách hàng và đưa ra các khuyến nghị thích hợp liên quan đến chiến lược truyền thông xung quanh họ

Tới đây cùng làm rõ hơn vai trò của PR Manager là gì trong mỗi doanh nghiệp, những hoạt động thường ngày của PR Manager để quản lý nhân viên PRPR Executive là gì nhé… Vai trò cụ thể của PR Manager như sau:

1. Quản lý các chiến dịch truyền thông

Vai trò của PR Manager không chỉ dừng lại ở việc phát ngôn, trả lời các câu hỏi của giới truyền thông hay đưa ra các thông cáo báo chí. Trong mỗi doanh nghiệp, PR Manager giữ vai trò quản lý các chiến dịch, sự kiện truyền thông, nhằm đảm bảo chắc chắn cho mối quan hệ cân bằng giữa công ty và nhóm công chúng mà sản phẩm hướng đến.

2. Theo dõi, phân tích dư luận

PR Manager giữ vai trò dự đoán, đưa ra các phân tích về những phản ứng, thái độ của dư luận, công chúng cũng như các yếu tố khác có khả năng tác động tốt/xấu, gây ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty.

3. Quản lý danh tiếng của công ty

Xây dựng, phát triển và giữ gìn cái nhìn của cộng đồng dành cho nhãn hiệu, đảm bảo công ty tránh được những khủng hoảng truyền thông, tác động tiêu cực về danh tiếng. Có biện pháp xử lý khi xảy ra khủng hoảng gây tác động xấu đến hình ảnh, danh tiếng công ty

4. Quản lý nội dung thông điệp PR

PR Manager cũng là người giữ trọng trách quản lý các nội dung thông điệp tích cực thể hiện ‘‘bộ mặt’’ của công ty trước công chúng, từ đó trực tiếp gia tăng nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty.

5. Tư vấn phương thức giao tiếp với các bên liên quan cho Ban Giám đốc

Có vai trò tham vấn, tư vấn cho Ban lãnh đạo của doanh nghiệp các cách thức giao tiếp với các đối tác, các bên liên quan. Đồng thời PR Manager cũng liên tục đưa ra những ý kiến đóng góp, tham vấn cho Ban Giám đốc các quy định, chính sách pháp lý liên quan đến hoạt động PR.

6. Quản lý, điều hành công việc của nhóm PR

Giữ vai trò quản lý, điều hành và xúc tiến hoạt động của nhóm PR, nhân viên PR, phân công, giao việc, đào tạo các nhân viên PR, định hướng hoạt động cho các PR Executive, tuyển dụng nhân sự, quản lý các freelancer hợp tác với công ty.

IV. KPI công việc với vị trí PR Manager

Để hoạt động hiệu quả và đem tới lợi ích tối ưu nhất cho doanh nghiệp, bất cứ vị trí nào cũng cần có một mức KPI tương xứng. Đối với PR Manager cũng không phải là ngoại lệ.

Mức KPI cho PR Manager cụ thể như sau là Brand Awareness, bao gồm social engagement, direct traffic tới website và branded search volume.

V. Yêu cầu công việc của vị trí PR Manager

yêu cầu công việc của pr manager

Yêu cầu công việc của PR Manager

Sau khi hiểu về mô tả công việcPR Manager hay cách quản lý nhân viên PR PR Executive là gì. Có thể bạn đã hiểu phần nào về bản chất và yêu cầu công việc của vị trí này.

Với vai trò xúc tiến và quản lý hoạt động PR, PR Manager được giao khá nhiều nhiệm vụ với yêu cầu công việc kết hợp chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng PR quan trọng. Cụ thể như:

  • Tốt nghiệp đại học trở lên, ưu tiên các ứng viên đã tốt nghiệp trường Học viện Báo Chí & tuyên truyền, Học viện ngoại giao, Đại học Ngoại Thương, đồng thời ưu tiên các chuyên ngành liên quan đến marketing, kinh tế.
  • Có khả năng đọc và dịch ngôn ngữ nước ngoài như Tiếng Anh sang tiếng Việt, am hiểu về truyền thông
  • Tối thiểu 01 năm kinh nghiệm tại các vị trí tương đương
  • Kỹ năng giao tiếp, quản lý công việc và giải quyết vấn đề tốt
  • Kiến thức vững chắc về truyền thông mạng xã hội như blog, Facebook, Twitter…

VI. Những năng lực cần có để trở thành PR Manager giỏi

Tới đây, có lẽ bạn đang băn khoăn làm thế nào để trở thành một PR Manager giỏi. Ngoài việc hiểu được mô tả công việc PR Manager, bản chất các hoạt động PR là gì và các định hướng tối ưu nhất, để đạt được thành công trong công việc này, bạn cần rèn luyện cho mình những năng lực chính sau:

  • Knowledge - Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh, Trình độ ngôn ngữ
  • Skill - Kỹ năng tư duy chiến lược, Tư duy tập trung vào kết quả, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian, Kỹ năng quản trị rủi ro, Tư duy trực giác
  • Attitude - Năng lực sáng tạo và đổi mới, Thái độ đặt khách hàng là trung tâm, Nhạy bén, Bảo mật kinh doanh

VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn PR Manager

  • Là một PR Manager, bạn cần hiểu bản chất về PR là gì. Hãy định nghĩa về PR trong vòng 1 câu.
  • Bạn đã có kinh nghiệm sử dụng và quản lý những kênh nào để tiếp cận khách hàng?
  • Bạn hình dung 1 ngày làm việc của PR Manager tại công ty của chúng tôi như thế nào?
  • Kể lại quá trình bạn từng tham gia tổ chức một sự kiện truyền thông.
  • Bạn đã từng xử lý và khắc phục một khủng hoảng truyền thông nào chưa? Cuối cùng thì kết quả của việc đó như thế nào?
  • Tôi muốn có những bài viết PR trên trên truyền hình lớn, hoặc các kênh truyền thông được công chúng ưa thích, bạn có khả năng thực hiện không?
  • Theo bạn, các nguyên tắc trong công việc hàng ngày cần có ở một PR Manager là gì?
  • Kể về một trở ngại lớn trong hoạt động điều phối nhân viên bạn đã gặp phải khi lập kế hoạch truyền thông. Bạn đã làm gì để vượt qua trở ngại đó?
  • Bạn đã có kinh nghiệm sử dụng các công cụ truyền thông, quản lý gì trong hoạt động PR?
  • Xu hướng truyền thông hiệu quả nhất trong những năm gần đây là gì?
  • Bạn đánh giá như thế nào về xu hướng truyền thông đó? Nó đã thực sự đánh vào các yếu tố quan trọng như consumer insight chưa?

VIII. Download bản mô tả công việc PR Manager

Download bản mô tả công việc PR Manager tại đây

IX. Kết luận

Trên đây là bản mô tả công việc PR Manager đầy đủ và chi tiết. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có cho mình cái nhìn bao quát và toàn diện về vị trí đặc biệt này. Hãy đến với 123job ở những nội dung sau để khám phá những công việc thú vị khác nhé!