Trong những năm gần đây, ngành kỹ thuật là từ khóa luôn nằm trong Top tìm kiếm và không còn quá mới mẻ với mọi người và nhân viên bảo trì đang trở thành một trong những nghề “hot”, là vị trí tuyển dụng được nhiều công ty săn đón.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, việc sử dụng các thiết bị điện tử và máy móc không còn là điều quá xa lạ. Và ngành nghề đóng góp vai trò to lớn vào những thành tựu này là ngành kỹ thuật. Đây là nhóm nghề ngày càng phát triển mạnh mẽ và có nhu cầu tuyển dụng trong top cao nhất. Một trong những việc làm nhân viên kỹ thuật được săn đón và có nhu cầu nguồn nhân lực cao phải nói đến vị trí nhân viên bảo trì.

Vị trí làm việc của nhân viên bảo trì hiện nay cũng khá đa dạng, bạn có thể lựa chọn cho bản thân các công việc như: Bảo trì điện, bảo trì cơ khí, bảo trì khách sạn… tùy theo đam mê và thế mạnh của bản thân. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về nhân viên bảo trì là gì và bản mô tả công việc của nhân viên bảo trì bao gồm những gì nhé!

I. Nhân viên bảo trì là gì?

Trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhân viên bảo trì là gì? Nhân viên bảo trì là người có nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các loại máy móc, trang thiết bị và các tài sản của nhà hàng, công ty doanh nghiệp...

Nhân viên bảo trì là gì?

Nhân viên bảo trì là gì?

II. Mô tả công việc của Nhân viên bảo trì

Bản mô tả công việc của nhân viên bảo trì máy móc thiết bị là đảm bảo cho các máy móc, tài sản cố định được sửa chữa nhanh chóng, sử dụng hiệu quả cao và giảm thiểu được những chi phí sửa chữa.

III. Các công việc chính của nhân viên bảo trì

  • Tổ chức thực hiện việc bảo trì máy móc thiết bị, sửa chữa tài sản;
  • Biết cách lập kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị hàng tháng;
  • Theo dõi, kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ việc lắp đặt tài sản cố định, máy móc;
  • Theo dõi toàn bộ quá trình bảo hành, bảo trì máy móc thiết bị;
  • Quản lý hồ sơ bảo trì;
  • Xây dựng các kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị và tổ chức thực hiện;
  • Thực hiện các công việc hỗ trợ nhân viên bảo vệ;
  • Thực hiện các công việc khác do quản lý giao;
  • Báo cáo với quản lý khi có các sự cố xảy ra.

IV. KPI công việc với vị trí nhân viên bảo trì

Số lần không phục vụ được:

  • Công thức tính số lần không phục vụ được = số lần không phục vụ được/tổng số lần phục vụ;
  • Số lần không phục vụ được thể hiện mức độ đáp ứng được yêu cầu của bộ phận bảo trì;
  • Việc không phục vụ được có thể do bộ phận bảo trì không chuẩn bị tốt, không đủ máy, dụng cụ hoặc do không đủ người. Nếu bạn biết cách lập kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị thì bạn sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề

Số lần không sửa chữa được máy móc, thiết bị:

  • Công thức tính số lần không sửa chữa được = số lần không sửa chữa được /tổng số lần phục vụ;
  • Nguyên nhân của việc không sửa được là do máy quá cũ, tay nghề hoặc do thiếu dụng cụ…

Chỉ số chi phí

KPI công việc với vị trí nhân viên bảo trì

KPI công việc với vị trí nhân viên bảo trì

Chỉ số hiệu quả hoạt động bảo trì:

  • Để đánh giá sự hiệu quả của bộ phận bảo trì thì một trong các tiêu chí là sự thỏa mãn của khách hàng;
  • Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động bảo trì máy móc thiết bị bao gồm: Phản ứng nhanh chóng hay không, sửa nhanh hay không, mức độ là bình thường, khó hay rất khó…

V. Yêu cầu công việc của vị trí nhân viên bảo trì

  • Có bằng tốt nghiệp THPT trở lên
  • Có kinh nghiệm trong việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, công trình, biết cách lập kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị;
  • Sử dụng thành thạo các công cụ sửa chữa bằng thủ công và bằng điện;
  • Có sức khỏe tốt, khéo léo;
  • Ưu tiên những ứng viên có chứng chỉ kỹ sư cơ khí, kỹ thuật;

VI. Những năng lực cần có để trở thành nhân viên bảo trì xuất sắc

Kiến thứcKỹ năngThái độ làm việc
- Có kiến thức cơ bản về hệ thống đường ống, hệ thống HVAC và dây điện;
- Hiểu biết về lĩnh vực kỹ thuật. 
- Có khả năng đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật và bản vẽ;
- Biết cách lập kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị;
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng phân tích vấn đề, quản lý thời gian, xử lý tình huống.                            
 
- Linh hoạt, nhạy bén trong mọi hoàn cảnh;
- Luôn có thái độ học hỏi, cầu tiến, hoàn thành tốt những công việc được giao. 

VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo trì

1. Bạn có thể làm việc dưới môi trường có áp lực cao hay không?

Gợi ý trả lời:

Đây là cơ hội tốt để bạn thể hiện cho quản lý khả năng làm việc dưới áp lực cao của mình. Và nếu như có thể, bạn hãy cho một ví dụ có liên quan tới vị trí công việc mà mình đang ứng tuyển. Để trả lời câu hỏi phỏng vấn này một cách thuyết phục nhất là kể về một tình huống mà bạn đã phải làm việc dưới áp lực rất lớn để nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy được khả năng xử lý tình huống của bạn như thế nào.

Với câu hỏi phỏng vấn này thì bạn không nên kể ra một tình huống khó xử cụ thể mà nguyên nhân là do bạn thiếu kỹ năng tổ chức hoặc không biết cách lập kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị. 

2. Bạn đã có kinh nghiệm ở vị trí nhân viên bảo trì hay chưa?

Gợi ý trả lời:

Hãy nói đến những chi tiết đặc biệt có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Nếu không có quá nhiều kinh nghiệm thì hãy lên một kế hoạch cụ thể để học hỏi trong tương lai và hãy đưa ra ví dụ về những công việc mà bạn đã từng làm trong quá khứ như nhân viên kỹ thuật hay nhân viên vận hành máy.

3.  Bạn đã tìm hiểu những gì về công ty của chúng tôi hay chưa?

Gợi ý trả lời:

Hầu hết các công ty đều có website, các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram... riêng. Hãy dành một chút thời gian tìm hiểu kỹ về công ty đang định ứng tuyển trước khi đến phỏng vấn.

  • Nếu họ có website, hãy xem thông tin về công ty trên mục “About us” hoặc “Culture/Mission/Vision”.
  • Ai là người sáng lập hoặc lãnh đạo công ty?
  • Giá trị cốt lõi của công ty, doanh nghiệp là gì?
  • Những thời gian gần đây, công ty có nhận được giải thưởng gì không?

Mặc dù nhà tuyển dụng không yêu cầu bạn phải có kiến thức sâu rộng về công ty nhưng những thông tin trên sẽ giúp bạn gây ấn tượng ngay từ lần đầu gặp gỡ với họ.

4. Bạn có thể cho tôi biết lý do tại sao bạn từ bỏ công việc trước đây hay không?

Gợi ý trả lời:

Mặc dù đa số mọi người chuyển việc với mong muốn sẽ được tăng lương, nhưng bạn cũng không nên đề cập đến lý do lương ở công ty cũ quá thấp. Hãy hướng câu trả lời của mình đến việc phát triển được những kỹ năng nghề nghiệp và tìm kiếm thử thách, cơ hội mới cho bản thân.

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo trì thường gặp

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo trì thường gặp

5. Dự định trong 5 năm tới của bạn là gì?

Gợi ý trả lời:

Hầu hết ứng viên khi gặp câu hỏi phỏng vấn này đều nói đến những dự định sắp tới của bản thân. Tuy nhiên bạn đừng quá đề cao những ước mơ hay dự định khó có thể thực hiện được. Hãy nói ra các dự định thực tế mà bạn đang cố gắng để thực hiện được nó.

6. Theo bạn thì nhân viên bảo trì có cần quan tâm đến các dịch vụ khách hàng hay không? Với những khách hàng quá cẩn thận, tỉ mỉ, đòi hỏi cao thì bạn sẽ làm như thế nào?

7. Bạn đánh giá về vai trò của các quy tắc an toàn trong quá trình làm việc thế nào? Bạn có luôn tuân thủ những quy định này trong công việc không?

8. Bạn thường dùng những phương pháp nào để phát hiện các vấn đề hoặc các lỗi trên sản phẩm trong quá trình bảo trì?

9. Theo bạn thì cách lập kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị hiệu quả là gì?

10. Theo bạn thì thách thức nào là lớn nhất đối với một nhân viên bảo trì?

VIII. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về nhân viên bảo trì là gì và Top 10 câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo trì thường gặp mà 123job muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ trên thực sự giúp ích cho độc giả. 123job chúc bạn thành công!

IX. Download bản mô tả công việc nhân viên bảo trì