Ứng viên cần tinh tế và khéo léo khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng vì đây cũng là một trong những phần đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng. Có mẹo nào để bạn ghi điểm khi đặt câu hỏi cho doanh nghiệp không?
Thời điểm đầu năm mở ra nhiều cơ hội việc làm mới cho ứng viên, đồng thời cũng là lúc nhiều nhân viên thay đổi việc làm và tham gia phỏng vấn. Trong các buổi phỏng vấn, không chỉ có ứng viên cần công việc mà đây cũng là lúc nhà tuyển dụng muốn lắng nghe thêm nguyện vọng của ứng viên. Chính vì vậy, trước khi kết thúc buổi phỏng vấn thì ứng viên thường nhận được câu hỏi: “Bạn có câu hỏi gì với chúng tôi không?”. Nếu là bạn, bạn sẽ trả lời như thế nào hay đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng như thế nào?
I. Lý do nên chuẩn bị các câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng?
Để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn xin việc thì ứng viên cần tự chuẩn bị bộ nhiều câu hỏi để hiểu hơn về nhà tuyển dụng cũng như công ty. Những câu hỏi cho nhà tuyển dụng không chỉ là những câu hỏi ở cuối buổi phỏng vấn mà tùy vào thời điểm phỏng vấn mà bạn có thể đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng.
1. Cho nhà tuyển dụng thấy cách tiếp cận công việc của bạn
Trong bất kỳ cuộc phỏng vấn trực tiếp nào thì nhà tuyển dụng luôn mong muốn khai thác được kỹ hơn về kiến thức chuyên môn cũng như thái độ làm việc của ứng viên. Chính vì vậy mà những câu hỏi cho nhà tuyển dụng từ phía ứng viên có thể là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá được cách làm việc cũng như cách tiếp cận công việc như thế nào. Đôi khi thì cơ hội nhận việc có thể phụ thuộc vào những câu hỏi này.
Lý do nên chuẩn bị các câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng
2. Nhà tuyển dụng muốn thấy sự quan tâm của bạn với công việc
Những câu hỏi cho nhà tuyển dụng về vị trí công việc đang ứng tuyển, về công ty cũng là cách để nhà tuyển dụng đánh giá được bạn có thật sự là ứng viên tiềm năng mà họ cần hay không. Những nhà tuyển dụng nhân sự thường nhận được số lượng CV xin việc của nhiều ứng viên trong cùng một vị trí. Chính vì vậy mà một trong những yếu tố có tính quyết định rằng họ có sẵn sàng nhận bạn hay không nằm ở những câu hỏi thể hiện được mức độ quan tâm của ứng viên dành cho vị trí ứng tuyển.
3. Nhà tuyển dụng muốn xem bạn có thực sự muốn làm việc tại công ty họ
Với một ứng viên có sự chuẩn bị sẵn sàng về câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng, điều này thể hiện rằng ứng viên thật sự có tìm hiểu sâu về công việc và môi trường làm việc. Chính vì vậy, từ những câu hỏi cho nhà tuyển dụng mà công ty có thể chọn lọc ra những ứng viên đã thực sự sẵn sàng cho vị trí công việc mà họ đang cần tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng muốn xem bạn có thực sự muốn làm việc tại công ty họ
II. Tổng hợp những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng
Trong bất kỳ buổi phỏng vấn xin việc nào thì vào cuối buổi là khoảng thời gian mà ứng viên được nói lên nguyện vọng của mình. Vì vậy mà bạn có thể áp dụng những câu hỏi cho nhà tuyển dụng để hỏi ngay khi cần.
1. Nhóm câu hỏi liên quan tới vị trí công việc bạn ứng tuyển
- Qúy công ty có thể giải thích rõ hơn về một số mục công việc khác trong bản mô tả công việc được không?
- Mong muốn của công ty với một nhân viên mới sau 2 tháng thử việc là gì?
- Vị trí này được tuyển mới hoàn toàn hay là thay thế cho người cũ?
- Tại sao người cũ không tiếp tục làm việc?
- Công việc cụ thể của vị trí đang tuyển dụng này như thế nào?
- Đâu là khoảng thời gian được coi là bận rộn nhất của công việc này?
- Kỹ năng nghề nghiệp được xem là quan trọng nhất với một nhân viên mới có thể hoàn thành công việc?
- Khó khăn nhất của vị trí công việc này là gì?
Công ty nào cũng mong muốn tìm được những ứng viên tiềm năng và có ý định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Qua cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng của ứng viên có thể khái quát được sự quan tâm của ứng viên với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng là những câu hỏi về vị trí công việc và mục tiêu của công ty cũng như mục đíhc nghề nghiệp để xem mức độ tương xứng như thế nào.
Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng
2. Nhóm câu hỏi về doanh nghiệp
- Đội nhóm sắp tới gồm bao nhiêu người?
- Trong một năm qua thì có bao nhiêu người mới tham gia vào phòng ban?
- Đội nhóm này giữ vai trò như thế nào trong công ty?
- Trưởng bộ phận có đánh giá như thế nào về môi trường tại phòng ban?
- Cảm nhận của các nhân viên về môi trường cũng như văn hóa làm việc tại công ty?
3. Nhóm câu hỏi cho nhà tuyển dụng về quy trình tuyển dụng
- Sau khi buổi phỏng vấn này kết thúc thì bước tiếp theo là gì?
- Tôi nên liên lạc ai để nhận được kết quả phỏng vấn xin việc?
- Tôi có thể bắt đầu làm việc vào thời gian nào nếu được nhận?
4. Nhóm câu hỏi cho nhà tuyển dụng thể hiện mong muốn phát triển sự nghiệp
- Nếu được tuyển dụng thì quý công ty muốn tôi hoàn thành mục tiêu nào trong khoảng thời gian thử việc?
- Ai là người trực tiếp đánh giá kết quả công việc của tôi?
- Thời gian đánh giá công việc thì sẽ diễn ra trong khoảng bao lâu?
Xem thêm: Bật mí cách đặt câu hỏi phỏng vấn “bẫy” cho nhà tuyển dụng hay nhất
III. Những câu hỏi không nên hỏi cuối buổi phỏng vấn
Trong hầu hết buổi phỏng vấn xin việc, đặc biệt là cuối buổi phỏng vấn, bên cạnh những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng thì cũng có những câu hỏi mà ứng viên nên tránh hỏi.
1. Câu hỏi về lương
Lương bổng hay chế độ phúc lợi luôn là vấn đề mà bất cứ ứng viên nào cũng mong muốn làm rõ với doanh nghiệp, tuy nhiên bạn không nên hỏi vấn đề này trong buổi phỏng vấn đầu tiên và chắc chắn rằng nêý nhà tuyển dụng sẽ tự đề cập với bạn nếu muốn nói. Trong buổi phỏng vấn đầu tiên, thông thường, bạn chỉ nên đặt những câu hỏi cho nhà tuyển dụng liên quan đến doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về công việc sắp tới nếu như được nhận công việc.
Những câu hỏi không nên hỏi cuối buổi phỏng vấn
2. Điều bạn có thể tự tìm hiểu
Bên cạnh những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng thì những câu hỏi mà bạn có thể tự tìm hiểu như “Công ty làm ở lĩnh vực nào?”, “Công ty do bên nào đầu tư?”. Những thắc mắc này có thể được giải đáp nếu như bạn dành thời gian để tìm hiểu về tình hình doanh nghiệp cũng như những thông tin về công ty trước khi tham gia buổi phỏng vấn xin việc.
3. Hỏi về vấn đề thăng chức
Mới vào buổi đầu phỏng vấn xin việc thì cũng nên tránh hỏi về vấn đề thăng chức vì mỗi công ty đều có những chỉ tiêu đánh giá riêng cho từng vị trí công việc cũng như từng nhân viên, lộ trình thăng tiến rõ ràng. Bạn được phổ biến trong ngày đầu nhận việc, tức sau khi bạn vượt qua vòng phỏng vấn. Lộ trình thăng tiến phụ thuộc vào năng lực làm việc của bạn nên nếu như bạn chưa đủ khả năng nhưng muốn đẩy nhanh tiến trình này thì bạn sẽ bị mất điểm ngay khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng về thăng chức.
4. Hoạt động riêng của công ty
Bạn có thể đặt ra những câu hỏi cho nhà tuyển dụng về văn hóa công ty, tuy nhiên đừng nển hỏi quá sâu về những hoạt động đi chơi, giờ nghỉ trưa hay những dịp du lịch. Câu hỏi như vậy sẽ khiến bạn trở thành người không quan tâm đến công ty hay công việc mà chỉ quan tâm đến những hoạt động vui chơi giải trí.
Những câu hỏi không nên hỏi nhà tuyển dụng
Vào những thời gian cuối của buổi phỏng vấn thì bạn không nên đặt qua nhiều câu hỏi cho nhà tuyển dụng mà chỉ liệt kê ra một số những câu hỏi mà bạn muốn biết, tuy nhiên cũng không cần hỏi hết mà hãy chọn lọc những câu mà bạn quan tâm nhất. Những chế độ phúc lợi riêng thường được chia sẻ vào buổi làm việc đầu tiên hay trong letter offer thay vì chia sẻ trong buổi phỏng vấn, vì vậy hãy nhẫn nại và quan tâm nhiều hơn đến công việc của bạn khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.
IV. Cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng hiệu quả
Một ứng viên sẽ thể hiện được sự khéo léo và thông minh nếu đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng một cách tinh tế. Đây chính là cơ hội để ứng viên có thể tìm hiểu thêm về công việc, công ty cũng như môi trường và triển vọng nghề nghiệp nếu được nhận vào làm việc. Đồng thời cũng chứng minh cho nhà tuyển dụng về sự đầu tư tìm hiểu về doanh nghiệp, bên cạnh đó thì cũng thể hiện được bạn là một người có mục tiêu và định hướng rõ ràng, biết mình cần làm gì và có điều kiện để đạt được những điều đó. Tuy nhiên, nếu có phương pháp hỏi thì chắc hẳn bạn sẽ ghi điểm với nhà tuyển dụng nhân sự:
Cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng hiệu quả
Trong hầu hết các buổi phỏng vấn xin việc thì nhà tuyển dụng sẽ là người nắm thế chủ dộng và đtặ ra những câu hỏi cho ứng viên. Trong cả quá trình thfi ứng viên sẽ chỉ hỏi nếu chưa hiểu câu hỏi hay đến khi buổi trao đổi kết thúc thì nhà tuyển dụng mới trao cơ hội cho ứng viên. Vì vậy, ứng viên cần kiên nhẫn và biết khi nào là thời gian để bản thân thắc mắc chứ đừng bất ngờ đặt câu hỏi xen ngang.
Bên cạnh đó, khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng thì bạn nên hỏi với thái độ lịch sự, thái độ này thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm đến công ty vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc cũng như sự nghiệm của bạn. Đôi khi, thái độ của ứng viên có thể là điểm mấu chốt để nhà tuyển dụng chọn thay vì kỹ năng chuyên môn. Những câu hỏi cho nhà tuyển dụng cần được hỏi một cách khéo léo để vừa lấy được thông tin cần thiết vừa giúp tạo được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.
Trong quá trình phỏng vấn, dù bạn có ấn tượng tốt hay không tốt với nhà tuyển dụng hay tò mò về nhiều vấn đề thì khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng chỉ nên tập trung chính vào công việc, không nói nhiều đến mong muốn cá nhân vì nó chỉ khiến đối phương mất thiện cảm với bạn mà thôi. khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, nên nhớ bạn là ứng viên đang đi ứng tuyển vào doanh nghiệp và nhà tuyển dụng chính là cơ hội để bạn có được công việc này, vì vậy đừng thể hiện thái độ để mất điểm với họ.
Xem thêm: Tại sao bạn thấy mình tốt nhưng nhà tuyển dụng lại lắc đầu?
V. Kết luận
Có thể ứng viên sẽ cảm thấy e sợ trước nhà tuyển dụng, tuy nhiên mục đích của buổi phỏng vấn là để hai bên hòa hợp với nhau, kèm theo đó là tìm được hướng đi chung của cá doanh nghiệp và cá nhân, vì vậy là những câu hỏi cho nhà tuyển dụng vô cùng quan trọng. Để chủ động hone trong công việc và buổi phỏng vấn thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách trên để hiểu hơn về vị trí công việc mà mình đang ứng tuyển.