Hiện nay, khi tham gia phỏng vấn, nhà tuyển dụng đã có sự chuẩn bị khá kỹ càng để có thể khai thác được càng nhiều khả năng của ứng viên càng tốt. Ứng viên cần tham khảo một số bẫy nhỏ để có thể ăn điểm.

Khi tham gia phỏng vấn, ngoài những câu hỏi về thông tin cá nhân thông thường, ứng viên có thể được đặt vào một số tình huống hay vấn đề chuyên môn. Tùy vào tính chất công việc mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi bẫy khác nhau nhằm đánh giá được năng lực thực sự của ứng viên. 

I. Hình thức đặt câu hỏi “bẫy” trong phỏng vấn  

Trong vòng phỏng vấn, nhân sự đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi gặp ứng viên, họ biết mình cần một ứng viên với tố chất gì và họ biết mình đặt ra các câu hỏi phỏng vấn nào. Nhân sự đa dạng hóa toàn bộ nội dung phỏng phấn để thử thách ứng viên tham gia ứng tuyển, ứng viên nào đủ khả năng vượt qua chính là ứng viên tiềm năng nhất. 

Bên cạnh đó, những câu hỏi mang tính chất “phủ đầu” như: “Trông bạn không tự tin lắm?” hay “Tại sao nhìn bạn lo lắng vậy?”. Hãy thử tưởng tượng, nếu mới bước vào vòng phỏng vấn và nhân sự nói với những câu tương tự vậy, bạn sẽ có phản ứng như thế nào? Lo lắng, hoang mang, căng thẳng vì đã bị “nói trúng tim đen”, nhân sự biết rằng bạn sẽ cảm thấy như vậy nên cố tình đưa bạn vào tình huống đó. 

1Đặt câu hỏi bẫy trong vòng phỏng vấn

Một hình thức đặtcâu hỏi phỏng vấn “bẫy” khác là sử dụng ý kiến trái chiều. Trong quá trình tham gia phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng cố tình đưa ra những ý kiến không đúng về một vấn đề nào đó và họ cố tình bảo về ý kiến này. Mục đích của nhà tuyển dụng là quan sát phản ứng của bạn về ý kiến này hay tình huống này, bạn có phải một người không có chính kiến không?

Hay một tình huống khác mà nhà tuyển dụng cũng hay sử dụng để “bẫy” ứng viên là cố tình làm ứng viên bực tức và nản chí. Khi gặp tình huống này đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng đang muốn đuổi bạn, họ chỉ đang muốn thách thức bạn mà thôi. Đặc điểm của tình huống này là bạn có thể được nhận những câu hỏi lặp đi lặp lại hay nhà tuyển dụng không để ý hay quan tâm câu trả lời của bạn. Thử đưa bản thân vào tình huống này, bạn sẽ phản ứng như thế nào hay bạn có thể làm gì để nhà tuyển dụng chú ý đến bạn. 

Những câu hỏi “khó” hiểu được sử dụng để thách thức ứng viên. Câu hỏi phỏng vấn khó hiểu thì ứng viên cũng sẽ đưa ra những câu trả lời không hợp lý. Đối mặt với những câu hỏi phỏng vấn như vậy, ứng viên có thể hỏi lại hoặc đưa ra câu hỏi theo ý mình hiểu để có thể tìm được câu trả lời hợp lý nhất. Các câu hỏi phỏng vấn khó được dùng để đánh giá mức độ thông minh, khả năng ứng xử, nhanh nhẹn và thái độ của bạn. Một trạng thái bình tĩnh có thể giúp ứng viên vượt qua mọi tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Ngoài ra, những tình huống tiến thoái lưỡng nan cũng được nhân sự áp dụng với những cuộc phỏng vấn xin việc. Ví dụ như nếu bạn là chủ đầu tư mà doanh nghiệp phá sản, bạn sẽ rút vốn đầu tư hay bán cổ phần. Là một nhân viên ứng tuyển vào một vị trí bình thường, sẽ khó có thể đưa mình vào một tình huống như vậy. Tuy nhiên đối mặt với những tình huống này, ứng viên có thể thành thật và chọn giải pháp phù hợp mà bạn cho rằng hợp lý. Sau đó, hãy đưa ra lý do bạn chọn giải pháp này. Từ cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tình huống, nhà tuyển dụng muốn đánh giá được khả năng phân tích vấn đề, kỹ năng xử lý tình huống của bạn. 

II. 6 câu hỏi "bẫy" về bản thân ứng viên 

2.1 Hãy giới thiệu cho chúng tôi về bản thân bạn?

Những câu hỏi phỏng vấn về giới thiệu bạn thân luôn luôn được hỏi nhưng không hẳn là một câu hỏi dễ. Ứng viên không đặt nặng những câu hỏi phỏng vấn này vì nó khá dễ để đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên khi trả lời câu hỏi về giới thiệu bản thân, hãy nhớ đừng kể quá nhiều về cuộc sống cá nhân vì không liên quan trực tiếp đến công việc. Hãy tập trung vào giá trị của bản thân có thể cống hiến và giúp công ty phát triển trong tương lai. Tiêu chí ngắn gọn, xúc tích cần được ưu tiên khi trả lời dạng câu hỏi phỏng vấn này. 

2.2 Câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu

Trước khi tham gia ứng tuyển, đặc biệt là trước vòng phỏng vấn, ứng viên cần tìm hiểu rõ những thông tin liên quan đến công ty và vị trí công việc. Từ những yêu cầu của công việc, ứng viên có thể tự đánh giá năng lực của bản thân và có nhận xét chung nhất. Khi nhận các câu hỏi phỏng vấn về điểm mạnh, điểm yếu, hãy ưu tiên đưa ra điểm mạnh của bản thân có thể giúp ích cho công việc như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình trước đám đông,... Sau đó, có thể đưa ra một vài điểm yếu mà bản thân đang khắc phục để cải thiện chính mình. Cách trả lời này sẽ tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng vì những điểm mạnh có liên quan đến công việc sẽ trực tiếp hỗ trợ và phát triển công việc. Còn với những điểm yếu đang cần cải thiện thì bạn cũng đang trên con đường phát triển bản thân để tốt hơn, phục vụ công việc hiệu quả hơn.

2

Khéo léo khi nhắc đến điểm yếu

2.3 Điều bạn tự tin nhất trong sự nghiệp của mình

Chắc hẳn ai trong cuộc sống đều sẽ có những sở trường và sở đoản riêng, ứng viên có thể đưa ra một vài đam mê hay sở thích của bản thân mình, những kỹ năng mà bạn cảm thấy tự tin nhất. Hãy thể hiện được sự tự tin của bản thân bằng những câu từ ngắn gọn, súc tích để nhà tuyển dụng hiểu được đây chính là kỹ năng mạnh nhất của bạn.

2.4 Trở thành một doanh nhân - Bạn đã bao giờ nghĩ đến?

Các câu hỏi phỏng vấn như trên được nhà tuyển dụng sử dụng để thăm dò xem ứng viên có dự định tách ra làm riêng khi đã đủ năng lực hay không. Đơn giản vì doanh nghiệp không muốn tốn nhiều thời gian để đào tạo một người từ con số 0 đến 8, sau đó họ lại từ bỏ doanh nghiệp. Vì vậy để trả lời các câu hỏi phỏng vấn tương tự trên thì ứng viên nên khéo léo khoan hãy chia sẻ về những ước mơ lãnh đạo. Hãy tập trung vào giá trị của doanh nghiệp và lý do vì sao bạn mong muốn được làm việc ở vị trí công việc này.

2.5 Sự lựa chọn của bạn khi được nhận vào 1 doanh nghiệp bất kỳ

Đây là dạng câu hỏi phỏng vấn “bẫy” khá chuyên nghiệp, ý nghĩa thật sự của câu hỏi này là bạn có đang ứng tuyển những vị trí khác ở doanh nghiệp khác không. Thực tế, nhân sự họ biết rằng một ứng viên không thể chỉ ứng tuyển vào một vị trí nhưng họ cũng muốn biết liệu rằng bạn có thành thật với nhà tuyển dụng không. Với những câu hỏi phỏng vấn có nội dung như trên, ứng viên có thể tập trung nói đến doanh nghiệp và vị trí công việc mình đang phỏng vấn để thể hiện rằng bản thân đang ưu tiên công việc này.

2.6 Ngày mai bất ngờ có được 5 tỷ bạn sẽ làm gì? 

Lại là một câu hỏi phỏng vấn thăm dò, liệu rằng bạn có từ bỏ doanh nghiệp khi đã dư dả về tài chính không hay lương bổng có phải vấn đề ưu tiên của bạn? Ứng viên nên khéo léo trả lời để tránh bị nhân sự bắt bài, bạn có thể đưa ra câu trả lời như bản thân vẫn sẽ duy trì công việc vì đây là đam mê và sở thích của mình. Hay thật sự bản thân chưa bao giờ nghĩ đến vấn đề này nhưng với họ thì công việc vẫn rất quan trọng.

3

Thăm dò ứng viên qua câu hỏi phỏng vấn

III. Những câu hỏi bẫy mang tính chất công việc

3.1 Bạn thấy vị trí này thế nào khi so sánh với những vị trí khác mà bạn đang ứng tuyển?

Câu hỏi phỏng vấn thuộc dạng câu hỏi thăm dò, liệu rằng ứng viên này có đang ứng tuyển ở doanh nghiệp nào khác không? Nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ quan trọng của công việc này với ứng viên. 

Một ứng viên khi tìm việc sẽ gửi bộ hồ sơ xin việc ở nhiều nơi và họ sẽ ứng tuyển vào một số vị trí công việc khác nhau. Vậy hãy thành thật với nhà tuyển dụng rằng bạn cũng đã gửi hồ sơ xin việc ở một số nơi nhưng bạn đang thật sự trân trọng cơ hội mà doanh nghiệp dành cho bạn. 

3.2 Tại sao bạn muốn chuyển việc?

Câu hỏi phỏng vấn truy tìm nguyên nhân bỏ việc cũ được nhân sự sử dụng khá nhiều trong các buổi phỏng vấn xin việc. Ứng viên này có khúc mắc gì ở môi trường công việc cũ hay đồng nghiệp cũ không hay bạn có phải người “cả thèm chóng chán”, “đứng núi này trông núi nọ”. Đối mặt với những câu hỏi phỏng vấn như vậy, ứng viên cần sự tỉnh táo để không lọt bẫy của nhân sự. 

4

Nguyên nhân nghỉ việc tải công ty cũ

Ứng viên nên tập trung vào động lực để tìm kiếm và ứng tuyển vào vị trí công việc này và mức độ mong muốn được làm việc ở vị trí này. Hãy cho nhân sự thấy được rằng bạn đang sẵn sàng mở đầu một công việc mới, việc của quá khứ sẽ không ảnh hưởng đến bạn ở tương lai. Năng lượng, khả năng làm việc và những hiểu biết về lĩnh vực của công ty sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng.

3.3 Nguyên nhân khiến bạn bị sa thải 

Nhà tuyển dụng muốn quan sát xem ứng viên này có phải một cá nhân tiêu cực và chưa sẵn sàng cho một công việc mới hay không? Ứng viên không nên nói quá nhiều về vấn đề bị sa thải hay những bất đồng với đồng nghiệp cũ hay sếp cũ. Tiêu chí quan trọng là thái độ bình tĩnh của ứng viên và khẳng định rằng ứng viên chỉ quan tâm đến công việc mới, cơ hội mới trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.

3.4 Bạn đã bao giờ bị yêu cầu làm việc không liêm chính bởi người giám sát hoặc đồng nghiệp chưa? Hãy kể cho chúng tôi nghe về nó.

Đây là một dạng câu hỏi phỏng vấn khá tế nhị vì câu trả lời những câu hỏi phỏng vấn này sẽ thể hiện phần nào phẩm chất con người ứng viên. Thái độ của ứng viên sẽ khó chịu, nổi giận khi nghe câu hỏi phỏng vấn này hay bình tĩnh xử lý. Cách ứng xử của ứng viên thể hiện phong thái, bản lĩnh của ứng viên khi đối mặt với các câu hỏi phỏng vấn tế nhị. Ứng viên chỉ cần bình tĩnh, xử lý không khéo vấn đề nhạy cảm được đề cập và trả lời một cách ngắn gọn, xúc tích và đưa ra đủ lý luận để thuyết phục nhà tuyển dụng. 

3.5 Hãy cho chúng tôi biết lý do khiến ai đó không thích làm việc với bạn?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn có độ khó cao vì không nhiều ứng viên có đủ bản lĩnh để khéo léo trả lời dạng câu hỏi phỏng vấn này. Ứng viên chỉ cần đưa ra câu trả lời về những mối quan hệ xã giao làm việc với đồng nghiệp, họ luôn tôn trọng ý kiến của đối phương. Ứng viên tránh đưa ra những cuộc cãi vã với đồng nghiệp cũ vì nhân sự sẽ có ác cảm với bạn.

5

Thăm dò mối quan hệ của ứng viên

3.6 Bạn sắp xếp thời gian để tới buổi phỏng vấn này thế nào? Sếp của bạn sẽ nghĩ bạn đang ở đâu?

Nếu như ứng viên vẫn đang làm việc ở một doanh nghiệp khác và đang chuẩn bị tham gia vòng phỏng vấn xin việc. Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra mức độ ưu tiên trong công việc, ứng viên ưu tiên công việc hay ưu tiên buổi phỏng vấn xin việc này. 

Cách trả lời thông minh là ứng viên hãy nói rằng mình tận dụng giờ ăn trưa, ăn sáng hay ngày nghỉ cuối tuần để tham gia buổi phỏng vấn xin việc này. Cách trả lời này vừa thể hiện bạn là người có trách nhiệm với công việc nhưng cũng có thành ý với buổi phỏng vấn xin việc.

3.7 Đã có khi nào bạn không đồng ý với chính sách của công ty chưa?

Đây là một dạng câu hỏi phỏng vấn theo dạng mở, không có câu trả lời chính xác. Ứng viên không cần chấp nhận 100% những chính sách của công ty, thay vào đó bạn có thể đưa ra ý kiến để bổ sung và thay đổi một số điều khoản mà bạn cho rằng nó chưa hợp lý. 

IV. Kinh nghiệm trả lời các câu hỏi phỏng vấn thông minh, ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

4.1 Đọc sách về kỹ năng phỏng vấn

Nếu bạn là một ứng viên trẻ, mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn xin việc, nguồn tham khảo hữu hiệu nhất cho bạn là sách và mạng. Ứng viên có thể tìm đọc những cuốn sách về kỹ năng phỏng vấn để biết được bộ câu hỏi phỏng vấn phổ biến và một số tình huống hay gặp. Khi đọc sách, ứng viên có thể tích lũy được kinh nghiệm, ngôn từ để có thể hiểu ý đồ của nhà tuyển dụng và áp dụng vào buổi phỏng vấn xin việc để vượt qua buổi phỏng vấn xin việc dễ dàng. 

6

Đọc sách đúc kết kiến thức

4.2 Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước

Ứng viên có những đàn anh, đàn chị đi trước trong ngành hay người quen trong doanh nghiệp đang ứng tuyển, bạn có thể hỏi han về kinh nghiệm của họ. Những người có kinh nghiệm có thể truyền đạt cho ứng viên một vài tips nhỏ để ứng viên có thể tự tin hơn, thoải mái hơn trong buổi phỏng vấn xin việc

4.3 Luyện tập trả lời phỏng vấn 

Trước khi tham gia buổi phỏng vấn xin việc, ứng viên có thể tìm hiểu một số bộ câu hỏi phỏng vấn phổ biến và học cách trả lời khéo léo những câu hỏi phỏng vấn và tập theo. Để trả lời những câu hỏi phỏng vấn suôn sẻ thì ứng viên nên tìm hiểu kỹ thông tin về công ty và vị trí ứng tuyển để có đủ dữ liệu và có thể trả lời bất cứ tình huống nào mà nhà tuyển dụng đưa ra. 

V. Kết luận 

Tìm hiểu thông tin công ty là việc nên làm nhưng biết được bộ câu hỏi phỏng vấn phổ biến sẽ giúp ứng viên tránh được những câu hỏi bẫy mà mình không hề hay biết. Để cải thiện khả năng của mình thì ứng viên có thể luyện tập những câu hỏi trên để không bị bỡ ngỡ khi gặp tình huống thực tế.