Bạn đang muốn tuyển dụng những ứng viên phù hợp với doanh nghiệp của mình nhưng không biết phải làm sao. bạn không thể tìm được đủ nguồn ứng viên chứ chưa nói đến những ứng viên tài năng. Vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết sau đây với chúng tôi
Tuyển dụng nhân sự chính là bước đầu ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và lớn mạnh của cả doanh nghiệp. Một đội ngũ nhân viên chất lượng sẽ có thể khiến cho doanh nghiệp ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn nữa và ngược lại, nếu thất bại ngay từ khâu tuyển chọn nhân lực, ứng viên quá ít hoặc quá thiếu tài năng thì không thể tạo nên một nền móng vững chắc được. Chính vì thế, ngày hôm nay chúng tôi đem đến cho các bạn trọn bộ 8 bước để thu hút về những ứng viên tiềm năng với các tiêu chí phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
I. Quy trình tuyển dụng nhân sự mới tại công ty
1. Bước 1: Xây dựng tiêu chí tuyển dụng
Chúng ta cần phải xác định được đối tượng công ty cần tuyển dụng là đối tượng như thế nào vì nó sẽ giúp chúng ta:
- Viết được JD công việc đúng
- Hr nhanh chóng chọn lọc được ứng viên tuyển dụng theo tiêu chí.
- Giúp quản lý có sự kỳ vọng hợp lý.
- Tiết kiệm thời gian, công sức.
Bạn cũng có thể lấy những cá nhân giỏi trong ban đó làm mẫu hình. Những đặc điểm mà một nhân viên tài năng nên có:
- Dễ tiếp thu:Nhanh chóng bắt kịp công việc nhờ vào biết lắng nghe ý kiến của người khác.
- Thông minh: Những người thông minh có thể là nguồn cảm hứng cho những đồng nghiệp khác cùng làm việc và là một tố chất mà bất cứ ngành nghề nào từ kinh doanh đến marketing, IT đều cần có.
- Chăm chỉ: Cần cù bù thông minh, những người chăm chỉ và tận tâm cũng có thể trở thành một nhân viên giỏi và tài năng
- Có thành tích: Những người có thành tích trong công việc chứng tỏ rằng họ đã rất nỗ lực và tận tâm với công việc của mình.
Quy trình tuyển dụng nhân sự mới tại công ty
Sau khi đã có được hình mẫu tuyển dụng lý tưởng bạn chuyển sang bước 2
2. Bước 2: Viết bản mô tả công việc (MTCV)
Theo Allegis Group, 72% các nhà tuyển dụng tự cho rằng họ đã cho ra một mô tả công việc đầy đủ và rõ ràng nhưng chỉ 36% ứng viên cảm nhận được điều đó. Bản mô tả công việc vô cùng quan trọng để các HR có thể tạo ra các câu hỏi phỏng vấn và luyện tập những kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng dể chọn ra những ứng viên phù hợp.
Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra một số các sai sót trong bản mô tả công việc của các doanh nghiệp thường gặp
- Cóp nhặt lại bản mô tả công việc ở các công ty khác nhau
- Sử dụng nhiều thuật ngữ sáo rỗng.
- Thể hiện công việc một cách kém hấp dẫn.
- Đưa ra những thông tin sai lệch
3. Bước 3: Chuẩn bị sẵn bộ các câu hỏi phỏng vấn
Sau khi tạo ra được bản mô tả công việc phù hợp với tiêu chí tuyển dụng được đặt ra trước đó, bạn cần chuẩn bịcác câu hỏi phỏng vấn cho mỗi vòng phỏng vấn thí sinh. Dùng các câu hỏi cố định sẽ giúp bạn dễ so sánh và chọn lựa những ứng viên phù hợp với nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần nhất thiết lặp đi lặp lại các câu hỏi giống nhau mà có thể vận dụng kỹ năng phỏng vấn của mình để linh hoạt hơn và khai thác được hết các điểm mạnh của ứng viên.
Các HR rất thường hay có thói quen sát ngày phỏng vấn mới bắt đầu chuẩn bị bộ hồ sơ các câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng.Tuy nhiên điều này cũng dễ khiến họ cảm thấy mệt mỏi vì phải chạy quá nhiều việc một lúc. Chính vì thế chúng tôi khuyên bạn hãy trở thành một nhà tuyển dụng thông minh, Hãy chuẩn bị bộ hồ sơ câu hỏi phỏng vấn và các kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng từ sớm nhất có thể
4. Bước 4: Tìm nguồn ứng viên
Sau khi tiến hành xong các bước chuẩn bị tuyển dụng ở trên thì bạn bắt đầu đăng tải các tin tuyển dụng để tìm kiếm ứng viên đến với doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể đăng tin tuyển dụng lên website tuyển dụng của doanh nghiệp mình hoặc trên các trang mạng tìm kiếm việc làm, ngoài ra còn có các mạng xã hội khác như Facebook, Instagram, LinkedIn,…
Áp dụng các phương tiện truyền thông tuyển dụng khác nhau sẽ giúp bạn có cơ hội tìm kiếm được nhiều nguồn ứng viên phù hợp hơn. Các bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
- Đăng tải trên các trang tuyển dụng
Các bạn có thể đăng tin tuyển dụng tại các trang Vietnamworks, Topcv.vn, CareerBuilder.vn… Mỗi trang lại có một điểm hay và thu hút khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
- Trang LinkedIn
Đối với những ngời làm Hr thì trang LinkedIn này không còn là một trang quá xa lạ. Tuy nhiên trang này còn hạn chế số lượng ứng viên dưới 5 năm kinh nghiệm nên vì thế các doanh nghiệp Startup, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lên trang này để tìm kiếm các ứng viên cho các vị trí cấp cao như quản lý, C-level trở lên,...
- Các trang mạng xã hội
Tuy chỉ là một công cụ tuyển dụng mới nổi lên gần đây nhưng đây vẫn là một trong các phương tiện tuyển dụng rất hữu ích vì có tính lan truyền thông tin cao
- Các mối quan hệ
Đây là một trong những phương pháp tuyển dụng vô cùng hữu ích và đáng tin cậy. Nhờ vận dụng các mối quan hệ, bạn có thể tuyển dụng được các ứng viên tài năng và phù hợp, vừa tiết kiệm thời gian lại vừa không lãng phí công sức.
- Sử dụng Headhunt
Nếu như doanh nghiệp cần tuyển dụng gấp thì đây là một công dụng vô cùng hữu hiệu. Tuy nhiên nó lại khá tốn kém và khó để tìm được những người thật sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của công ty.
5. Bước 5: Sàng lọc hồ sơ
Việc sàng lọc hồ sơ sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian cho những công đoạn tiếp theo. Bạn hãy đưa ra các tiêu chí ưu tiên và cơ bản cần thiết thật rõ ràng để có thể tìm kiếm những ứng viên thật sự phù hợp với mình bạn nhé.
6. Bước 6: Phỏng vấn
Thông qua phỏng vấn các nhà tuyển dụng sẽ có thể xác định được liệu ứng viên có thật sự phù hợp với công ty, doanh nghiệp của mình hay không. Đối với mỗi doanh nghiệp sẽ lại có một hình thức phỏng vấn tuyến dụng khác nhau và bộ các câu hỏi phỏng vấn khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu vẫn dựa vào 2 hình thức chính
- Phỏng vấn cơ bản qua điện thoại hoặc video call
Hr sẽ gọi điện cho ứng viên tuyển dụng để có thể nắm rõ được các thông tin cơ bản nhất của ứng viên đồng thời bên cạnh đó xác định được những điểm cần lưu ý, những yếu tố đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu,.... Nhờ vào cuộc hội thoại ngắn ngủi đấy mà đã có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức cho cả 2 bên
- Phỏng vấn trực tiếp
Đây chính là vòng để các nhà tuyển dụng có thể quyết định xem ứng viên có thật sự phù hợp để có thể làm việc tại doanh nghiệp hay không
Tiến trình phỏng vấn thường sẽ được tiến hành theo quy trình sau:
- Giới thiệu: Đây là phần bạn có thể tạo tiền đề thoải mái để ứng viên bắt đầu bước vào câu hỏi để tránh tạo áp lực cho họ. Bạn có thể bảo họ giới thiệu về bản thân hoặc bạn tự giới thiệu sơ lược về công ty của mìn
- Đặt câu hỏi phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vấn thường sẽ được sắp xếp theo trình tự khó tăng dần, từ các câu hỏi thông thường đến các câu hỏi hành vi rồi đến các câu hỏi khó hơn tạo nhiều áp lực hơn cho ứng viên. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thay đổi được tùy vào vị trí tuyển dụng của bạn cần đến những kỹ năng gì
- Tổng kết: đây sẽ là lúc mà ứng viên được phép đặt câu hỏi cho bạn và đưa ra lịch hẹn để trả lời kết quả buổi phỏng vấn xem họ có được chọn hay không. Bạn đừng quên cảm ơn ứng viên đã đến buổi phỏng vấn nhé vì dù sao họ đã góp sức một phần cho chiến dịch tuyển dụng của bạn được thành công mà phải không nào.
- Bổ sung một bài kiểm tra nhỏ nếu cần: Bài kiểm tra này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian mà vẫn có thể tìm kiếm những ứng viên tài năng. Tùy vào công việc mà bạn đang tuyển dụng hãy dùng những bài kiểm tra phù hợp như : kiểm tra kỹ năng, kiểm tra xử lý tình huống, Kiểm tra kỹ năng phỏng vấn .. .
- Nhận xét sau phỏng vấn xong và đưa ra quyết định
Sau khi buổi phỏng vấn kết thúc bạn nên hỏi ý kiến của hội đồng tuyển dụng đồng thời đưa ra các câu trả lời sao cho đúng đắn nhất và thấu tình đạt lỹ nhất để trả lời ứng viên. Quyết định được đưa ra càng nhanh sẽ càng giúp bạn nhanh chóng tuyển dụng thành công nhiều người tài hơn để tránh bị doanh nghiệp khác nẫng tay trên
- Xác minh từ phía ứng viên
Một số các ứng viên khi tuyển dụng thì cố bày ra những tính cách yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn nhưng khi vào làm việc thì lại thể hiện ra bản thân khác với người hôm đến phỏng vấn. Chính vì thế không chỉ thông qua phỏng vấn bạn cũng nên xác minh ứng viên từ nhiều nguồn khác nhau như từ các công ty cũ mà họ làm việc chẳng hạn
Phỏng vấn
7. Bước 7: Đưa ra quyết định tuyển dụng cuối cùng
Sau khi đưa ra quyết định cuối cùng và ký hợp đồng với ứng viên, bạn hãy cố gắng đưa ra quyết định càng nhanh càng tốt để có thể tránh sự cạnh tranh từ các đối tượng doanh nghiệp khác đối với ứng viên của bạn.
Hãy thảo luận về mức lương thật minh bạch rõ ràng để có thể đem đến sự thoải mái cho cả hai bên khi làm việc với nhau lâu dài. Tuyển dụng không chỉ cần phỏng vấn xong là xong mà còn rất nhiều những thứ liên quan đến tương lai sau này, chính vì thế ngay từ những bước đầu tiên hãy tạo cho mình và ứng viên tiền đề thoải mái nhất để có thể làm cho họ có tâm huyết mà cống hiến cho công ty của mình.
Đừng ngại cho họ thời gian để suy nghĩ nếu như họ cho rằng thế là cần thiết. Và nếu như trong quá trình tuyển dụng mà lượng ứng viên phù hợp nhiều hơn số lượng bạn thực sự cần thì vẫn hãy giữ liên lạc với họ để nếu như sau này bạn cần tuyển thêm thì đã có sẵn nguồn ứng viên đáng tin cậy
8. Bước 8: Đo lường và tối ưu hóa
Đừng quá tập trung nhiều vào số lượng hồ sơ mà hãy tự xem rằng đâu là nguồn hồ sơ phù hợp và có ích đối với công việc tuyển dụng của mình.
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến cho quá trình phỏng vấn đem lại kết quả không như mong đợi. Bạn chỉ tìm thấy người tốt nhất trong những người tới phỏng vấn nhưng lại không phải là người thực sự phù hợp với công việc tuyển dụng. Hãy áp dụng một hệ thống đánh giá quản lý hồ sơ ứng viên hiệu quả để có thể tìm được nguồn ứng viên tuyển dụng phù hợp mỗi khi cần
II. 3 điều cần lưu ý trước khi tuyển dụng
1. Cân nhắc kỹ về hình mẫu nhân sự bạn cần
Thực sự không có cái gì gọi là hoàn hảo cả, thậm chí cả hình mẫu nhân sự bạn đặt ra lúc đầu cũng vậy. Một nhân sự giỏi là một nhân sự thật sự phù hợp với công việc mà bạn đang tuyển dụng đấy, ngay đến cả tỷ phú Jack Ma lựa chọn nhân sự theo độ phù hợp như vậy. Chính vì vậy trong bản mô tả công việc, bạn đừng đưa ra quá nhiều những yêu cầu cao những lại không phù hợp với doanh nghiệp bạn nhé.
2. Mất bao lâu để nhân sự mang lại lợi nhuận cho công ty?
Có 3 giai đoạn mà một nhân sự mới cần trải qua: không đem lại doanh thu, hồi vốn và cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Để đến được giai đoạn 3, cần phải trải qua một khoảng thời gian nhất định, mỗi người lại mất một khoảng thời gian không giống nhau. Chính vì vậy mà bạn phải cân nhắc thật kỹ
Bạn nên xem xét xem những khoản tài chính liên quan đến nhân sự đó như: lương cơ bản, hoa hồng, tiền thưởng,… Sau đó bạn lấy doanh thu để trừ đi số tiền mà bạn trả cho họ mỗi tháng để xem trước khi họ thu hồi lại vốn thì bạn đã bỏ ra cho họ bao nhiêu tiền “tài trợ”.
3. Bạn sẽ trả lương cho họ như thế nào?
Để trả lương cho nhân sự có rất nhiều cách: lương cứng, lương cứng kèm hoa hồng, chỉ trả hoa hồng. Mỗi cách trả tiền lại đem đến một lợi ích riêng tuy nhiên dù là như thế nào đi nữa thì những nhân sự giỏi luôn xứng đang với mức thu nhập cao nhờ vào năng lực của họ.
III. Bí quyết để tuyển dụng nhân sự hiệu quả và tiết kiệm
1. Xây dựng quy trình tuyển dụng chi tiết
Tuyển dụng chính là một trong những quy trình quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp sau này. Xây dựng một quy trình tuyển dụng cụ thể, chi tiết sẽ giúp bạn giảm thiểu sai sót trong quá trình tuyển dụng. Mỗi công ty, doanh nghiệp lại có một quy trình tuyển dụng khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là tìm ra những ứng viên sáng giá nhất, phù hợp nhất.
2. Mô tả công việc rõ ràng, cụ thể
Đây là một thứ vô cùng quan trọng cho quá trình tuyển dụng. Một JD cần thật sự rõ ràng và chi tiết để các ứng viên không bị mông lung và từ đó tìm được các ứng viên thật sự phù hợp với vị trí tuyển dụng tránh tốn thời gian công sức cho cả 2 bên.
3. Tận dụng mạng lưới tuyển dụng nội bộ
Đây là một trong những phương tiện tuyển dụng nhanh chóng và dễ dàng nhất những vẫn giúp bạn tìm thấy nhân tài. Nhờ vào mạng lưới truyền thông trong nội bộ công ty, bạn có thể nhờ các nhan viên đã làm việc trong doanh nghiệp giới thiệu người nhà và những ứng viên phù hợp với doanh nghiệp mà họ biết. Bạn hãy đăng tải và đưa ra các yêu cầu cụ thể rõ ràng chi tiết để họ có thể tìm kiếm và giới thiệu những người phù hợp với doanh nghiệp của mình
4.Liên kết với các trường đào tạo nhân lực chuyên môn
Bạn có thể đến và tuyên truyền tuyển dụng tại những nơi có nguồn lao động cao, có trí thức và kinh nghiệm dồi dào nhưng vẫn thiếu việc làm như các trường đại học, cao đẳng,... đây không còn chỉ là một chiến dịch tuyển dụng mà còn là một chiến dịch quảng bá hình ảnh doanh nghiệp tới các mầm non ứng viên tương lai để không ngừng tìm kiếm những ứng viên phù hợp mới.
5. Tuyển dụng trực tuyến
Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin ngày càng phát triển nhanh và mạnh hơn nưa nên các nhà tuyển dụng cũng có nhiều kênh thông tin để tuyển dụng ứng viên hơn. Tuyển dụng trực tuyến luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao vì nó không chỉ tiết kiệm thời gian chi phí mà còn đem lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp, giúp họ tiếp cận được nguồn lớn ứng viên hơn.
Tuyển dụng trực tuyến
6. Tuyển dụng qua mạng xã hội
Các trang mạng xã hội đang trở nên ngày càng được yêu thích và sử dụng nhiều hơn với lượng người dùng ngày càng đông đảo,... Các chiến dịch tuyển dụng qua mạng xã hội thường đem lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp. Theo một khảo sát tại Việt Nam, 50,9% nguồn nhân sự thường tìm kiếm việc làm trên các trang mạng xã hội lớn vì đó là một trong những môi trường đăng tin tuyển dụng nhiều nhất và dễ dàng để có thể tìm được một công việc hấp dẫn. Thông qua các trang mạng xã hội, nhà tuyển dụng có thể tối ưu hóa được nguồn ứng viên bằng nguồn dữ liệu nhân sự ứng viên khổng lồ mà họ có thể tiếp cận mọi lúc mọi nơi.
IV. Kết
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn những phương tiện, quy trình, các câu hỏi phỏng vấn và cả những kỹ năng phỏng vấn nên được áp dụng như thế nào để có thể tuyển dụng được nguồn nhân lực phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Rất hi vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bạn, chúc các bạn thành công!