Tương lai của ngành HR sẽ là những dấu hỏi chấm lớn nếu như bạn chưa tham khảo những nhận định quan trọng sau đây. Những dự đoán bất ngờ về tương lai ngành nhân sự trong thời kỳ 4.0.
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều câu hỏi đặt ra xoay quanh vấn đề liệu rằng trong tương lai, con người sẽ bị thay thế như thế nào bởi máy móc, thiết bị công nghệ? Công nghệ 4.0 có tác động như thế nào tới đời sống của mỗi chúng ta. Những thách thức lớn cho nghề nhân sự là gì?
Sự thay đổi nhanh chóng của tất cả các lĩnh vực trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong đó, HR - Ngành quản trị nhân sự cũng không phải là một ngoại lệ. Vậy trong tương lai ngành nhân sự sẽ có những thay đổi như thế nào? Cùng 123job tìm hiểu ngay nhé. Dưới đây là những dự đoán về những thay đổi trong tương lai của ngành HR từ một số chuyên gia hàng đầu thế giới.
Ngành quản trị nhân sự trong kỷ nguyên 4.0 thay đổi như thế nào
I. Phát triển bộ máy đa nhiệm cho đội ngũ HR
Giải pháp đầu cuối đang gặp khó khăn bởi cấu trúc silo mà các doanh nghiệp đang xây dựng đối với đội ngũ người HR như đào tạo, tuyển dụng, truyền thông nội bộ hay C&B. Nỗ lực của bạn sẽ không đem lại hiệu quả nếu như bạn không thể giải quyết được mối quan hệ và sự kết hợp giữa các yếu tố nêu tái cơ cấu bộ máy, cấu trúc hay đơn giản chỉ là hạn chế tỷ lệ xin thôi việc.
Ví dụ: Một doanh nghiệp đang khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự thì rất có thể khúc mắc chính là ở bộ phận HR. Những khó khăn cơ bản của ngành nhân sự lúc này là thiết kế ra vị trí tuyển dụng ngành nhân sự, họ đang bị cản trở bởi văn hóa doanh nghiệp hay họ gặp phải những sai lầm trong quy trình tuyển dụng. Lúc này, doanh nghiệp đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên ngành nhân sự đa chức năng để cùng nhau giải quyết công việc.
II. HR phải luôn cập nhật cùng công nghệ
Nếu như là trước đây, nhà quản lý nhân sự phải liên tục cải thiện, nâng cao kiến thức bản thân qua sách vở hay những chương trình đào tạo. Thay vào đó, giờ đây để quản lý nhân sự minh bạch và hiệu quả thì công nghệ lại giúp ích rất nhiều cho các ngành nhân sự.
Hiện nay các phần mềm quản lý nhân sự như Base Wewwork cho phép các doanh nghiệp điều hành và quản lýnhân viên. Phần mềm giúp minh bạch hóa các phương thức làm việc của nhân sự giúp trao đổi công việc trên nền tảng làm việc số.
Việc công khai những hoạt động của công ty trên nền tảng chung không chỉ giúp những người trong ngành nhân sự kiểm soát được chất lượng công việc mà còn cho thấy tín hiệu tốt về sự tin tưởng đối với nhân viên. Không chỉ vậy, đây còn là cơ hội để cổ vũ tinh thần, tạo dựng niềm tin đối với nhân viên.
Không chỉ vậy khi những chiến lược tuyển dụng nhân sự cũ của các chuyên viên ngành nhân sự không còn đủ đáp ứng được điều kiện thực tế thì sử dụng công nghệ chính là giải pháp hiệu quả nhất. Thông qua việc sử dụng công nghệ giúp các nhà tuyển dụng nhân sự kịp thời bắt kịp xu hướng thời đại.
Ngành nhân sự và những yếu tố cần thiết đối với ngành nhân sự
Một số lợi ích mà công cụ trực tuyến đã giúp hỗ trợ giải quyết bài toán tuyển dụng nhân sự:
- Quản lý các dữ liệu của ứng viên
- Quản lý trạng thái ứng tuyển và quy trình ứng tuyển ứng viên vào từng vị trí
- Minh bạch trong đánh giá ứng viên
- Quản lý quá trình phỏng vấn ứng viên khoa học
- Tối ưu hóa phương pháp sử dụng, bảo mật, phân quyền dữ liệu và cộng tác tuyển dụng.
- Lưu trữ thông tin và cập nhật báo cáo tự động một cách trực quan, đa dạng.
Tuy nhiên trong những lợi ích mà công nghệ mang lại thì vẫn còn hạn chế. Ngành nhân sự ứng dụng công nghệ đang là một thách thức lớn với sự bùng nổ các giải pháp công nghệ trên thị trường hiện nay.
Theo nghiên cứu của Sierra Cedar, một doanh nghiệp sử dụng trung bình khoảng 8 hệ thống để lưu trữ hồ sơ nhân viên. Số lượng hệ thống này vẫn đang tăng lên từng ngày. Sự ra đời của lượng lớn phần mềm hỗ trợ ngành nhân sự khiến cho các doanh nghiệp bị “lạc lối” khi ứng dụng nó vào thực tế nhân sự doanh nghiệp.
Với bối cảnh như hiện nay, những người trong ngành quản trị nhân sự không chỉ cần làm tốt công việc của mình mà còn phải kết hợp thật tốt với bộ phận IT trong công ty. Việc kết hợp này nhằm đánh giá và kiểm nghiệm mức độ thích hợp của các ứng dụng công nghệ với bài toán nhân sự. Sự kết hợp hoạt động này của các bộ phận không chỉ giúp cho doanh nghiệp giảm đến tối đa chi phí mà còn làm tăng nhanh hiệu quả công việc.
Tầm quan trọng của HR trong tương lai
III. HR cần phải đặt trọng tâm vào đạo đức làm việc và lòng tin trong doanh nghiệp
Đối với ngành nhân sự, tin tưởng, trách nhiệm và đạo đức là những yếu tố phải đặt lên vị trí hàng đầu. Các ứng dụng về công nghệ như AI là công cụ có thể để xuất được các quyết định lương thưởng hay thăng chức hoặc xác định được những HR có khả năng cao bỏ việc thông qua đánh giá các thông tin. Vấn đề này có nghĩa là đội ngũ những người trong ngành quản trị nhân sự phải được đảm bảo có sự thông thạo về công nghệ thông tin đi đôi với giá trị đạo đức. Những người làm việc trong ngành nhân sự đào tạo một cách bài bản về kỹ năng sử dụng, đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro, hiểu được các hệ thống phần mềm.
Tuy nhiên, dữ liệu của nhân sự thường được cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau, người làm HR cũng phải đầu tư thêm nguồn lực phục vụ cho công tác giám sát, đảm bảo tính trung thực và minh bạch của dữ liệu. Người làm ngành nhân sự phải luôn nhớ rằng, các quyết định hay thông tin được công khai đều phải mang tính trung thực và minh bạch.
Nâng cao trải nghiệm nhân sự - nghệ thuật quản lý nhân sự hiệu quả
IV. Trải nghiệm nhân viên vẫn đóng vai trò thiết yếu
Trải nghiệm của nhân sự những tích lũy của tất cả những vấn đề mà các nhân viên gặp phải trong các khía cạnh công việc, con người, văn hóa, môi trường làm việc và công nghệ. Trải nghiệm nhân sự này không chỉ diễn ra trong quá trình nhân viên làm việc mà còn trong suốt quá trình từ khi nhân viên tham gia tổ chức cho đến khi họ đó đã nghỉ việc.
Trong thời điểm hiện nay, thị trường việc làm đang diễn ra vô cùng sôi nổi và có sự cạnh tranh cao, nếu như các HR không quan tâm “chăm sóc” tốt cho nhân viên thì sẽ có thể bị mất những nhân viên tốt vào tay đối thủ. Thực tế cho thấy, mức độ gắn bó với công ty của nhân sự trong kỷ nguyên 4.0 ngày càng giảm. Nhiệm vụ cho những nhà quản lý nhân sự trong tương lai chính là phải cải thiện được trải nghiệm nhân viên giúp củng cố và xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh.
V. HR phải luôn trau dồi kiến thức
Điểm đặc biệt đối với lĩnh vực nhân sự hiện nay là thị trường công nghệ với những kiến thức chuyên ngành đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nguyên nhân cũng chính bởi công nghệ đang mở rộng nảy sinh ra rất nhiều vấn đề công việc mà trước đây ngành nhân sự chưa từng có (ví dụ như: Internet of Things Engineer). Những yêu cầu này đòi hỏi những người làm ngành nhân sự phải liên tục trau dồi kiến thức để bắt kịp với xu hướng quản trị và quy trình tuyển dụng.
Một phần nhiệm vụ tất yếu của những nhân viên ngành nhân sự là tiếp thu kiến thức chuyên môn cơ bản như phương pháp làm việc theo agile, mô hình thực tế ảo VR, hay có thể là cả ngôn ngữ lập trình, …
HR trong tương lai
VI. Đã đến lúc HR phải quan tâm đến cả vấn đề sức khỏe của đội ngũ nhân viên
Theo thông tin từ bài báo về sức khỏe in trên trên Tạp chí Mỹ của Larry Chapman chỉ ra rằng tỷ lệ người lao động khỏe có khả năng làm đơn xin nghỉ phép vì lý do ốm giảm khoảng 28%. Thế giới đang vận động không ngừng nghỉ, nhân viên của bạn thậm chí còn không có thời gian để tự lo lắng cho sức khỏe của mình. Lúc này những nhà quản lý nhân sự là người phải có trách nhiệm giúp cho họ chăm sóc sức khỏe.
Theo như các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhân sự của bạn sẽ giảm tỷ lệ nghỉ việc, đội ngũ những người quản lý nhân sự dễ dàng giữ được những nhân viên có vai trò quan trọng nhờ thường xuyên quan tâm, chăm lo tới tinh thần nhân sự. Ví dụ: Netflix sẵn sàng chi ra 15000$ mỗi năm để đầu tư cho công tác chăm sóc và theo dõi sức khỏe định kỳ cho nhân sự của mình.
Bên cạnh đó, để giữ được tinh thần làm việc năng động và sáng tạo cho nhân sự, đừng quên tổ chức những buổi teambuilding cho toàn thể nhân sự trong công ty. Hoạt động này không chỉ giúp nâng cao tinh thần nhân sự mà còn làm tăng thêm tinh thần đoàn kết của các bộ phận nhân sự trong công ty.
VII. Luôn lắng nghe nhân viên một cách đúng đắn
Việc thực hiện các cuộc khảo sát nhân sự để tập hợp ý kiến đóng góp, review công ty. Thông qua các cuộc khảo sát giúp nhà quản lý nhân sự dễ dàng đánh giá được tình hình hoạt động của công ty cũng như từng nhân sự. Phân tích cảm xúc nhân sự đối với công ty cũng trở nên khá quan trọng và ngày càng được hoàn thiện hơn
Các công cụ khảo sát nhân sự như SAP (dựa trên nền tảng của Qualtrics) nền tảng Linkedin (dựa trên nền tảng của Glint) và một số công cụ của các công ty về công nghệ khác đều sở hữu tính năng khảo sát mạch nhân sự.
Tương lai, những nhà quản lý nhân sự nên ứng dụng một cách triệt để các công cụ trên vào mô hình quản lý. Đối với quản lý nhân sự, việc nắm bắt được nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của nhân sự chính là chìa khóa để xây dựng được hệ thống bộ máy làm việc hiệu quả.
Tương lai của ngành nhân sự
VIII. Kết luận
Tương lai của nghề quản trị nhân sự sẽ như thế nào? Ngành quản trị nhân lực ra làm gì? Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, có nhiều mối lo đặt qua xoay quanh vấn đề con người sẽ mất dần vai trò và vị trí của mình trong doanh nghiệp nói chung và với ngành nhân sự nói riêng. Có thể nói đây là tư duy rất sai. Công nghệ hiện đại phát triển nhưng cũng không thể nào thay thế được con người - thay vào đó, hãy chiếm lĩnh lấy công nghệ. Công nghệ trao cho con người những quyền đạt được những điều tưởng chừng như không thể. Những người ngành nhân sự chuyên nghiệp là những người biết nhanh chóng dự đoán được tình hình thực tiễn, sử dụng công nghệ hiện đại vào giải quyết công việc. HR phải biết tạo ra đột phá nhờ công nghệ hiện đại.