Cùng với sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin, Tester dần đã trở thành ngành nghề quan trọng, không thể thiếu trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Cùng theo dõi bài viết để được bật mí những kỹ năng cần thiết để Tester thành công nhé!

Trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu Tester là gì? Tester là người kiểm tra, tìm kiếm các lỗi, sai sót, hay bất cứ vấn đề nào có ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm. Hay nói cách khác thì tester là người kiểm tra chất lượng phần mềm thông qua thực hiện công việc so sánh điều kiện thực tế của phần mềm so với điều kiện yêu cầu như bugs, errors, defects…

Nghề Tester được chia ra làm nhiều mảng khác nhau như QA, QC, đặc biệt phải kể đến là Manual Tester (Kiểm thử thủ công) và Automation Tester (Kiểm thử tự động)… Vậy tester cần những kỹ năng gì để có thể đạt được nhiều thành công trong nghề. Cùng theo dõi tiếp bài viết để được 123job bật mí nhé!

I. Kỹ năng cần thiết của nghề Tester

1. Kỹ năng chuyên môn

1.1. Kỹ năng phân tích

Công việc của tester là tìm kiếm, kiểm tra các lỗi của hệ thống phần mềm hoặc trực tiếp thẩm định, xác minh xem hệ thống này có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu nghiệp vụ được đặt ra  hay không. Do tính chất của công việc đòi hỏi sự cẩn thận, tìm kiếm các lỗi nên kỹ năng phân tích là điều quan trọng và bắt buộc đối với mỗi nhân viên Tester.

Những kỹ năng chuyên môn bắt buộc phải có với một TesterNhững kỹ năng chuyên môn bắt buộc phải có với một Tester

1.2. Kiến thức căn bản về máy tính

Cũng giống như bất kỳ ngành nào khác trong lĩnh vực phần mềm, nghề Tester cũng đòi hỏi bạn phải có một nền tảng căn bản về máy tính tốt. Kiến thức căn bản này bạn có thể học được trong chương trình đại học, cao đẳng. Hiện nay ở các trường đào tạo về ngành công nghệ thông tin cũng khá chú trọng đến các kiến thức căn bản về máy tính, bao quát nhiều kiến thức như hệ điều hành, database, lập trình, mạng… 

Kiến thức căn bản về máy tính sẽ rất hữu ích cho việc học test và đi làm sau này, nếu bạn tập trung vào những kiến thức này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cơ hội việc làm sau này sẽ càng rộng mở hơn.

1.3. Kiến thức về lập trình

Công việc của một tester có một vai trò vô cùng quan trọng, do đó người làm kiểm thử phần mềm cũng bắt buộc phải có những kỹ năng chuyên môn, có nền tảng kỹ thuật mà không phải ai cũng có thể sở hữu trong một sớm một chiều. 

Các tester bắt buộc phải hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Vì thế kiến thức chuyên môn về lập trình là điều đầu tiên bắt buộc mà một tester cần phải trau dồi cho bản thân. Họ cũng được ví như bác sĩ, nếu không nắm được những kiến thức chuyên môn thì chắc chắn sẽ không thể chẩn đoán chính xác được bệnh.

1.4. Kiến thức tổng quan về test

Ngoài kiến thức về lập trình, kiến thức về máy tính thì kiến thức tổng quan về test cũng bắt buộc với nghề Tester. Những kiến thức về test bao gồm việc hiểu các định nghĩa cơ bản, các thuật ngữ, quy trình phát triển phần mềm, quy trình test, vòng đời của kiểm thử… Những kiến thức này sẽ là nền tảng vững chắc giúp Tester áp dụng vào công việc thực tiễn một cách dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả cao nhất.

2. Kỹ năng mềm

2.1.  Luôn luôn học hỏi, học hỏi nhanh

Công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, từng ngày và từng giờ, luôn mang đến nhiều điều mới mẻ. Nếu chúng ta không nhanh chóng cập nhật những công nghệ mới thì sẽ dần trở nên tụt hậu. Do vậy, Tester phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, cập nhật mọi sự thay đổi để phục vụ tốt nhất cho công việc, lĩnh vực mà chúng ta đang ngày đêm gắn bó cùng nó.

2.2. Chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì

Chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận giúp Tester tránh được những sai sót không đáng cóChi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận giúp Tester tránh được những sai sót không đáng có

Để test hiệu quả, nâng cao chất lượng của sản phẩm đến mức tối ưu thì một người Tester phải rèn luyện cho mình khả năng cẩn thận, kiên trì và tỉ mỉ. Từng cái dấu chấm, dấu phẩy, icon bị méo xệch hay hàng ngàn, hàng tỉ thứ nhỏ nhặt khác đều phải được chú ý đến. Dù chỉ là những chi tiết nhỏ nhưng nó đều vô cùng quan trọng, có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng và cũng có thể chiếm được tình cảm đặc biệt của người dùng.

2.3. Luôn đổi mới

Công việc của tester trong một ngày sẽ diễn ra như thế nào? Đó là thực hiện kiểm thử, kiểm tra những lỗi, thiết kế test case… Những công việc lặp lại hằng ngày như vậy có thực sự mang đến cho bạn sự thoải mái, niềm vui? Chính vì vậy, bạn đừng ngần ngại việc đổi mới, hãy tạo ra một điều gì đó khác lạ trong quá trình làm việc, điều này không chỉ mang đến cho bạn một cảm giác thoải mái mà còn giúp bạn tạo ra một hình ảnh đẹp trong mắt các đồng nghiệp và nhà quản lý.

2.4. Kỹ năng giao tiếp

Sự giao tiếp trôi chảy là một điểm cần thiết và quan trọng cho bất kỳ dự án kiểm thử nào. Cho dù đó là giao tiếp với khách hàng, giao tiếp với quản lý, giao tiếp nhóm nội bộ hoặc giao tiếp với bên thứ ba thì nó vẫn đóng một phần quan trọng trong thành công của dự án.

Cải thiện kỹ năng giao tiếp hàng ngày có thể hữu ích mãi mãi, bất kể bạn đang làm việc ở cấp độ dự án nào hay mới chỉ đang học tester. Một trong những việc khó khăn nhất mà người học tester gặp phải là truyền đạt lại sự chậm trễ và truyền đạt các mối quan tâm đúng cách. Vì vậy người học tester cần trau dồi kỹ năng giao tiếp để thực hiện những công việc này một các dễ dàng.

2.5. Xem mình như khách hàng, mình là người sở hữu sản phẩm

Đối với mỗi sản phẩm được tung ra ngoài thị trường thì đó là cả một quá trình, được sự góp ý của nhiều người. Tester không chỉ lấy quan điểm cá nhân để đặt vào mỗi sản phẩm. Mục đích cuối cùng là được khách hàng tin tưởng và sử dụng vì vậy hãy đặt mình là người dùng cuối, là khách hàng để có cái nhìn tổng quan nhất. Từ đó trên góc độ của khách hàng sẽ phát hiện ra được những lỗ hổng, những bug phát sinh trong quá trình test.

2.6. Luôn đặt câu hỏi, luôn có suy nghĩ không bao giờ hết bug trong sản phẩm, tìm mọi cách tìm ra bug

Nếu bạn có nhiều câu hỏi hơn, nhiều thắc mắc hơn thì điều chắc chắn là sản phẩm của bạn sẽ chất lượng hơn. Không có sản phẩm nào là hoàn hảo, không có lỗi. Nó chỉ thực sự hoàn hảo khi bạn luôn đặt câu hỏi, suy nghĩ cách để nó hoàn thiện nhất. Vì vậy bạn đừng bỏ qua kỹ năng quan trọng này nhé!

 Luôn đặt câu hỏi, luôn có suy nghĩ không bao giờ hết bug trong sản phẩmLuôn đặt câu hỏi, luôn có suy nghĩ không bao giờ hết bug trong sản phẩm

2.7. Thừa nhận lỗi của bản thân

Ai trong mỗi chúng ta đều đã từng bị mắc lỗi, nhưng vấn đề quan trọng nhất sau lỗi lầm ấy chúng ta thừa nhận hay né tránh. Đôi khi, bạn có thể chủ quan dẫn đến bỏ sót một vài lỗi quan trọng, hoặc kiểm tra sai lỗi, thay vì cãi nhau thì hãy thừa nhận các lỗi và cố gắng không lặp lại.

2.8. Tiếng Anh, ngoại ngữ tốt là một ưu thế và thực sự cần thiết

Đối với dân IT nói chung và nghề Tester nói riêng thì Tiếng anh, ngoại ngữ là điều quan trọng, bắt buộc và không thể thiếu. Nó giúp bạn đọc hiểu được những tài liệu nước ngoài, update công nghệ, giao tiếp với khách hàng tốt hơn… điều đó cũng có nghĩa giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Đặc biệt trong kiểm thử phần mềm, trong các dự án outsource thì việc giao tiếp bằng tiếng Anh là điều thường gặp, gần như là không thể tránh khỏi.

2.9. Bạn nên có tính “support”

Trong mọi công việc thì kỹ năng làm việc nhóm luôn được đánh giá cao. Và đối với Tester cũng vậy, hãy luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng đội của mình để chất lượng của phần mềm đạt tốt nhất. Không ngại ngần, không sợ khổ, hãy luôn cố gắng để có thể rèn luyện, trau dồi cho bản thân mình thêm thật nhiều kiến thức hoặc nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp khi họ gặp khó khăn, deadline cận kề.

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mang lại nhiều lợi thế cho nghề Tester vừa nâng cao tình đoàn kết trong team và nội bộ, vừa được nhiều người yêu quý hơn, giúp thành công trong công việc.

2.10. Tham gia các trang mạng xã hội

Ngày nay với sự mạnh triển mạnh mẽ của nền công nghệ 4.0, con người dành nhiều thời gian hơn cho các trang mạng xã hội và nếu biết cách sử dụng chúng thì đó cũng là những lợi thế. Tham gia vào các diễn đàn, các nhóm, cuộc thảo luận, trở thành một thành viên của một nhóm kiểm thử phần mềm, theo dõi và học hỏi những cá nhân xuất sắc làm việc trong ngành...Tất cả điều đó sẽ giúp cho các Tester cập nhật các công nghệ, xu hướng mới nhất.

Tham gia các trang mạng xã hội giúp cho các Tester cập nhật các xu hướng mới nhấtTham gia các trang mạng xã hội giúp cho các Tester cập nhật các xu hướng mới nhất

II. Lưu ý cần tránh khi làm nghề Tester

1. Không có kế hoạch

Khi nhận một dự án thay vì bắt tay vào viết Testcase, tiến hành Test đầu tiên thì bạn nên lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho mình một cách chi tiết. Công việc này không làm mất quá nhiều thời gian của bạn nhưng hiệu quả của nó thì vô cùng lớn. Nó sẽ giúp bạn trả lời 5 câu hỏi lớn là What?, Where?, Who?, How?, Why? Và dựa vào đó để điều chỉnh công việc của mình cho phù hợp với nhân sự, thời gian và yêu cầu của mỗi dự án.

2. Làm việc một cách máy móc

Lỗi này các bạn Tester mới vào nghề thường hay gặp phải. Chúng ta thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lý thuyết, khi bắt tay vào làm một việc nào đó thì phải có công đoạn này rồi mới đến công đoạn kia, không được bỏ sót công đoạn nào, nhưng điều đó không đúng với tất cả các trường hợp. Nhiều khi các bạn bị chìm trong những bài học, lý thuyết nhưng không hiểu trong trường hợp này nó sẽ được vận dụng như thế nào. 

Mỗi dự án sẽ có những đặc thù riêng, về yêu cầu, thời gian, nhân sự... Chính vì vậy bạn phải linh hoạt để điều chỉnh kế hoạch của mình sao cho phù hợp. 

3. Kỹ năng trong lĩnh vực Software Testing

Nhiều người vẫn có suy nghĩ rằng mình không biết code thì nên làm Tester. Để kiểm tra trực tiếp trên mã nguồn của các lập trình viên hay “chọc” vào cơ sở dữ liệu, các Tester cần phải hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Vì thế kiến thức chuyên môn về lập trình là điều đầu tiên bắt buộc cần có của một tester. Điều này giúp cho chất lượng của sản phẩm trở nên đáng tin cậy hơn. 

Ngoài ra thì Tester cũng cần trang bị cho mình kỹ năng tìm hiểu và phân tích hệ thống. Bạn phải làm chủ được phần mềm mà mình cần test, hiểu được các chức năng, cách thức hoạt động của nó, màn hình liên hệ, gắn kết với nhau làm sao thì mới không bị thụ động và bỏ sót bug khi test.

Môt số lưu ý cần tránh khi làm nghề TesterMôt số lưu ý cần tránh khi làm nghề Tester

4. Kỹ năng mềm

Công việc của Tester không phải chỉ biết ngồi trước máy tính và các devices mà còn phải biết giao lưu, tạo mối quan hệ, chia sẻ với đồng nghiệp cũng như khách hàng. Chính vì vậy, kỹ năng mềm cũng vô cùng quan trọng và cần thiết đối với nghề Tester. Kỹ năng mềm sẽ là cánh tay đắc lực hỗ trợ rất nhiều cho Tester trong công việc cũng như trong cuộc sống, mở ra nhiều cơ hội mới. Chính vì vậy khi làm nghề Tester thì đừng nên bỏ qua kỹ năng này nhé!

III. Kết luận

Trong giai đoạn mà chất lượng sẽ quyết định đến sự tồn tại của phần mềm, sản phẩm thì tầm quan trọng của Tester ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy mà việc trang bị cho bản thân những kiến thức cũng như kỹ năng sẽ giúp Tester thành công hơn nữa trong con đường sự nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ trên của 123job giúp bạn đọc nắm được những kỹ năng quan trọng của nghề Tester để từ đó trau dồi cho bản thân. Chúc bạn thành công!