Quản lý tài chính cá nhân luôn là một vấn đề khó dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Không phải ai cũng học được cách và quản lý đúng với những mục tiêu đề ra. Vậy quản lý tài chính cá nhân như thế nào mới đúng nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Như đã đề cập, tài chính cá nhân là một vấn đề rất phức tạp, không có những nguyên tắc quản lý nhất định và cũng không có nguyên tắc nào đúng hoàn toàn. Nhưng bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho bạn đọc 8 cách quản lý tài chính cá nhân, các bạn hãy tham khảo và ứng dụng vào cuộc sống của mình nhé!

I. Tiết kiệm ít nhất 10% trên tổng thu nhập

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân đầu tiên chính là tiết kiệm, khi bạn lĩnh được lương sau 1 tháng làm việc hết mình thì hãy để ra luôn 10% số lương đó cho việc tiết kiệm. Ví dụ 1 tháng bạn thu nhập là 20 triệu thì hãy bỏ ra 2 triệu để tiết kiệm, như vậy 1 năm bạn sẽ có khoảng 25 triệu, việc tiết kiệm sớm và đều đặn sẽ giúp bạn khai thác được sức mạnh của lãi kép. 

quản lý tài chính cá nhân

Biết cách tiết kiệm đúng cách 

Khi bạn đã tiết kiệm được 1 số tiền nhất định, bạn có thể đem đi đầu tư sinh lời thì sau 10 năm bạn có thể thu về một số tiền khá lớn từ tăng trưởng và lãi suất. 

II. Cố gắng tạo một “quỹ đen” đủ để bản thân chi tiêu trong 3 tháng

Ngoài khoản tiền chi tiêu hàng ngày, tiền tiết kiệm thì bạn nên có một “quỹ đen” đủ để cho bạn sử dụng từ 3 đến 6 tháng cho chi phí sinh hoạt. Quỹ này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đột xuất như đám cưới đứa bạn thân, mua xe mới, laptop mới hay khi bạn thất nghiệp.

Tốt nhất bạn nên để riêng số tiền này trong một tài khoản, nhưng chú ý là tài khoản này nên dễ dàng rút ra và không có nhiều ràng buộc. Tuy nhiên, bạn chỉ nên rút khoản tiền này cho những việc thật sự khẩn cấp. 

III. Cân nhắc quy tắc 20/4/10 khi mua xe

Quy tắc này áp dụng khi bạn mua 1 chiếc xe, bạn nên trả trước ít nhất 20% số tiền, thời gian vay không quá 4 năm, số tiền trả và sử dụng xe hàng tháng sẽ không được quá 10% tổng thu nhập. 

Quy tắc này giúp bạn xác định được rõ số tiền bạn có thể chi trả trong khả năng của mình. Trong khả năng ở đây có nghĩa là bạn vẫn đủ khả năng để chi trả cho những khoản quan trọng khác như tiết kiệm và hưu trí.

IV. Luôn tiết kiệm để có tiền dưỡng già

Có rất nhiều nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân để mọi người tiết kiệm được một số tiền khi về hưu. Nhiều người tính toán được rằng số tiền thích hợp nhất khi bạn về hưu là gấp 20 lần thu nhập của bạn. Ví dụ: Thu nhập của bạn mỗi năm là 150 triệu đồng thì bạn nên dành dụm ít nhất 3 tỷ cho quỹ hưu trí. Với số tiền này, cộng thêm lương hưu từ bảo hiểm xã hội, bạn hoàn toàn có thể sống một cách thoải mái nhất khi về hưu.

quản lý tài chính cá nhân

Tiết kiệm cho việc về hưu

V. Trả trước ít nhất 20% khi vay mua nhà

Bất kỳ ai cũng muốn sở hữu cho mình một căn nhỏ riêng, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, để có một số tiền mua hẳn một căn nhỏ là một điều vô cùng khó, chính vì vậy mà hình thức trả góp nhà được nhiều người tin dùng. Vậy bạn nên trả trước bao nhiêu là hợp lý?

Theo Kimberly Foss - chủ tịch kiêm nhà sáng lập của EWM nhận định rằng nếu bạn không thể chi trả trước 20% căn nhà thì có nghĩa là bạn chưa nên mua nhà. Và bạn cũng phải chắc chắn rằng sau khi trả 20% giá trị căn nhà thì bạn vẫn còn dư một khoản tiền nhất định để không rơi vào tình trạng nợ nần do tiền lãi trả hàng tháng. 

quản lý tài chính cá nhân

Đừng mua nhà khi bạn không thể chi trả 20% giá trị căn nhà

VI. Xác định tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư 

Quy tắc này được áp dụng khi bạn lấy 100 trừ đi số tuổi để xác định được tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư. Đây được cho là nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất khi đầu tư. 

Ví dụ: Bạn 40 tuổi thì bạn cần có 60% danh mục đầu tư của mình vào cổ phiếu, trái phiếu. Cổ phiếu sẽ cho bạn mức tăng trưởng cao còn trái phiếu sẽ cho bạn sự ổn định. Tùy vào tính cách mà bạn nên chọn cách đầu tư cho hợp lý. 

VII. Trả những khoản nợ theo thứ tự từ lãi cao xuống thấp

Có rất nhiều người chọn cách đầu tư sinh lời thay vì trả những khoản nợ nhưng theo 123job thì bạn nên để tiền chi trả những khoản nợ có lãi suất cao trước. Đây là một việc nên làm vì khi bạn trả được những khoản nợ có lãi suất cao trước thì áp lực gom tiền của bạn sẽ nhẹ hơn. 

quản lý tài chính cá nhân

Trả những khoản nợ theo lãi suất từ cao đến thấp là sự lựa chọn thông minh

VIII. Một số quy tắc khác 

1. Hãy lên ngân sách cho mọi kế hoạch của bạn

Lên ngân sách cho mọi kế hoạch là việc làm cần thiết cho việc quản lý tài chính cá nhân là việc bạn, điều này giúp bạn tránh được việc phát sinh chi phí trong mọi kế hoạch. Bạn không nên quá khắt khe trong việc phân bổ ngân sách mà tìm cách để có ngân sách cân bằng. 

Quản lý tài chính tốt là một lối sống cần được phát huy và rèn luyện trong thời gian dài. Tiết kiệm nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng dư dả tài chính của bạn sau khi đã khấu trừ những chi tiêu đã có kế hoạch từ trước. Chi tiêu theo kế hoạch định trước sẽ cứu cánh cho bạn ra khỏi những rắc rối thâm hụt tiền cuối tháng. 

2. Học cách lựa chọn ưu tiên trong chi tiêu

Sau khi lên ngân sách cho từng kế hoạch, hãy xác định việc nào quan trọng nhất trước khi bỏ ra một số tiền cho việc đó. Một gợi ý nhỏ là có thể tạo ra 2 tài khoản cho hai dòng tiền, một cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày, một cho những chi tiêu tùy ý. Tuyệt đối không nên dùng tiền ở tài khoản này vào tài khoản khác, vì nếu như vậy bạn sẽ không thể kiểm soát được dòng tiền của mình. 

3. Hãy tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm

Có rất nhiều cách để bạn sống một cuộc sống thoải mái mà vẫn có tiền tiết kiệm. Vậy cách đó là gì? Đó là hãy tạo thói quen chi tiêu ít hơn những gì bạn kiếm được, bạn có thể điều chỉnh mức chi tiêu của bạn sao cho phù hợp để dành ra được một khoản nhất định. 

Bạn có thể thấy rằng rất nhiều nhà quản lý tài chính hàng đầu thế giới đều đặt việc chi tiêu dưới mức thu nhập làm kim chỉ nam để quản lý tài chính cá nhân. Chi tiêu ít hơn chính là việc bạn đặt yếu tố phù hợp lên hàng đầu. 

4. Chọn kênh đầu tư khôn ngoan!

Một kế hoạch tài chính cá nhân hoàn hảo là một kế hoạch có tính toán đến sự sinh lời nhờ đầu tư khôn ngoan. Chúng ta có thể điểm qua rất nhiều kênh đầu tư phổ biến tại thị trường Việt Nam như gửi tiền vào ngân hàng - sự lựa chọn nhanh và an toàn. Đây là hình thức được nhiều nhà đầu tư cá nhân lựa chọn với lãi suất ổn định, những khuyến mãi đi kèm từ các ngân hàng vào dịp thu hút vốn. 

IX. Kết luận

Quản lý tài chính cá nhân chưa bao giờ là việc dễ dàng đối với tất cả mọi người. Chắc chắn mỗi người đều đã áp dụng cho mình những nguyên tắc riêng. Hy vọng bài viết trên đã nêu bật được những nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho mọi lứa tuổi. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo nhé!