Vấn đề quan tâm hàng đầu đối với người lao động chính là tiền lương. Trong đó lương cơ bản chiếm tỷ lệ lớn và quyết định khá nhiều đến số tiền mà người lao động nhận được. Vậy lương cơ bản có thay đổi gì không khi bộ luật lao động mới được ban hành?
Lương cơ bản chính là mức lương được thỏa thuận giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Đó là số tiền mà người lao động nhận được khi làm việc tại một địa điểm công ty, nhà máy, xí nghiệp. Mức lương cơ bản sẽ được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động giữa hai bên. Con số lương cơ bản nhiều hay ít sẽ bị phụ thuộc vào nhiều các yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm ứng viên, điều kiện việc làm. Nhìn chung các công việc thuộc việc làm IT phần mềm, kế toán - kiểm toán có mức lương cơ bản cao hơn so với mặt bằng chung. Chính phủ đã có những thay đổi trong Bộ luật lao động, vậy lương cơ bản của người lao động trong 2021 sẽ được tính và áp dụng như thế nào? Cùng 123job.vn tìm hiểu kỹ hơn nhé!
I. Tiền lương trong thời gian thử việc
Thông thường để có thể trở thành nhân viên chính thức, ứng viên sẽ cần trải qua thời gian thử việc khoảng 1 - 2 tháng. Đây là lúc ứng viên chứng minh năng lực của mình với nhà tuyển dụng và cũng là thời gian để bạn hiểu hơn về văn hóa công ty. Tuy chưa phải nhân viên chính thức nhưng bạn vẫn được trả thù lao cho công việc. Số tiền nhận được này chính là tiền lương thử việc.
Lương cơ bản trong thời gian thử việc
Theo điều 26 trong Bộ Luật lao động 2019, mức lương thử việc của người lao động được quy định rất cụ thể. Theo đó, trong thời gian thử việc, tiền lương sẽ được thỏa thuận và chấp nhận bởi hai bên, nhà tuyển dụng và ứng viên. Song tiền lương thử việc phải ít nhất ở mức 85% so với lương chính thức của vị trí công việc. Do đó, kể từ năm 2021 có thể quy định về tiền lương thử việc sẽ không có thêm thay đổi gì mới.
Sau khi hết thời gian thử việc, người lao động sẽ được nhận lương theo hai hình thức, lương Gross hoặc lương Net. Người lao động cần tìm hiểu kỹ về hai hình thức lương này, cách chuyển đổi lương Gross sang Net và ngược lại để có thể chọn hình thức lương đảm bảo quyền lợi cho mình nhất.
Lương thử việc tối thiểu là 85% mức lương cơ bản chính thức của công việc đó
II. Tiền lương cơ bản khi chuyển công việc
Thông thường vị trí công việc và các khoản mục về việc làm sẽ được đề cập chi tiết trong hợp đồng lao động giữa đôi bên. Trong một số trường hợp bất khả kháng như dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, pháp luật Việt Nam cho phép chủ lao động được quyền tạm thời chuyển vị trí công việc của người lao động. Cụ thể, chủ lao động được quyền đề xuất nhân viên sang vị trí công việc khác. Dưới đây là các nội dung chi tiết về việc chuyển công việc:
- Đối với thời gian chuyển công việc: Chủ lao động không được phép chuyển quá 60 ngày làm việc của người lao động. Nếu muốn chuyển công việc với thời gian lâu hơn con số quy định này, chủ doanh nghiệp cần có sự đồng ý về thỏa thuận với người lao động trên văn bản.
- Về tiền lương khi chuyển công tác: Trong thời gian tạm chuyển công việc, người lao động sẽ nhận được mức lương cơ bản theo vị trí công việc mới. Mức lương cơ bản của công việc mới tối thiểu phải là 85% mức lương cũ và đáp ứng quy định của nhà nước về tiền lương tối thiểu theo khu vực.
Tiền lương cơ bản của lao động có thể thay đổi trong năm 2021?
III. Mức lương tối thiểu theo vùng, tháng, giờ
Mức lương tối thiểu vùng chính là tiền lương thấp nhất trả cho người lao động. Mức lương này phụ thuộc vào địa điểm địa lý vùng miền. Hiện nay Việt Nam chia ra làm 4 vùng và có sự chênh lệch ít nhiều trong quy định tiền lương tối thiểu vùng. Cụ thể, theo nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương này được điều chỉnh trong năm nay với sự thay đổi như sau:
- Đối với vùng I:Lương tối thiểu vùng tăng từ 4.180.000 đ/tháng năm 2019 lên đến 4.420.000 đồng/tháng trong năm 2020.
- Đối với vùng II: Lương tối thiểu vùng tăng từ 3.710.000 đ/tháng đến 3.920.000 đ/tháng trong năm 2020.
- Đối với vùng III:Lương tối thiểu vùng tăng từ 3.250.000 đ/tháng đến 3.430.000 đ/tháng trong năm 2020.
- Đối với vùng IV: Lương tối thiểu vùng tăng từ 2.920.000 đ/tháng đến 3.070.000 đồng/tháng.
Có nhiều căn cứ để xác lập mức lương tối thiểu cho người lao động. Đó có thể là yếu tố vùng miền với lương tối thiểu vùng. Ngoài ra, các yếu tố khác có ảnh hướng đến nền kinh tế thị trường nói chung như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình trạng việc làm, khả năng thất nghiệp, mức sống của người dân, nhu cầu mong muốn trong mức lương...
Mức lương tối thiểu mới có thể có một vài thay đổi trong năm 2021. Cụ thể, mức lương tối thiểu này sẽ không căn cứ dựa trên mức lương tối thiểu theo ngành mà yếu tố có khả năng ảnh hưởng nhiều nhất chính là năng suất công việc, hiệu quả công việc của người lao động, mức độ đạt KPIs trong công việc và khả năng tình hình tài chính, khả năng chi trả lương cho công nhân của doanh nghiệp.
IV. Tiền lương tăng ca, làm thêm
Hiện nay, ngoài lương cơ bản thì tiền lương, thưởng do công nhân tích cực cống hiến quyết định khá nhiều đến số tiền người lao động nhận được hàng tháng. Vậy bộ luật lao động mới sẽ có thay đổi gì trong việc quy định về lương thưởng, làm thêm cho công nhân và người lao động?
Theo đó, khi người lao động tiến hành làm thêm giờ, số tiền nhận được thêm sẽ được tính theo đơn giá tiền lương. Cụ thể, khi lao động làm thêm vào ngày thường, số tiền lương tăng ca, làm thêm sẽ ít nhất bằng 150% so với bình thường. Trong trường hợp, công nhân tăng ca vào cuối tuần, con số lương làm thêm phải ít nhất bằng 200%. Đặc biệt, đối với ngày tết, ngày lễ được nghỉ theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam, con số này sẽ lên đến 300%.
Như vậy, có thể thấy năm 2021 có thể không có nhiều thay đổi trong quy định về tiền lương thưởng, tăng ca cho người lao động. Yếu tố này góp phần đảm bảo quyền lợi cho họ.
V. Tiền lương trợ cấp nghỉ việc
Năm 2020, đánh dấu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid - 19. Tỷ lệ doanh nghiệp phá sản và người thất nghiệp của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung tăng khá cao, đặc biệt là các ngành dịch vụ như hàng không, du lịch, nhà hàng - khách sạn, thẩm mỹ viện… Điều này dẫn đến dự đoán về sự thay đổi trong bộ luật lao động mới 2021 với các điều khoản liên quan đến lương trợ cấp thất nghiệp.
Cụ thể, trong trường hợp vì các yếu tố khách quan như các sự cố về điện, nước hay do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn không thuộc trách nhiệm của chủ doanh nghiệp. Lúc này, thỏa thuận về tiền lương ngừng việc được quy định như sau:
- Khi người lao động bị ngừng làm việc từ 14 ngày trở xuống thì tiền lương cơ bản ngừng việc sẽ tối thiểu trong giới hạn của lương tối thiểu.
- Khi thời gian ngừng việc trên 14 ngày, lúc này tiền lương sẽ được hai bên thỏa thuận lại và đạt được sự đồng ý của cả hai phía. Tuy nhiên, mức lương cơ bản trong thời gian ngừng việc 14 ngày đầu vẫn phải đạt từ mức lương tối thiểu trở lên.
Như vậy, có thể thấy với quy định mới, lương ngừng việc sẽ cần sự thỏa thuận chặt chẽ giữa hai bên, song con số cho lương ngừng việc trong 14 ngày đầu sẽ cần tuân thủ chặt chẽ theo quy định pháp luật tối thiểu bằng lương tối thiểu vùng. Vậy còn khoảng thời gian còn lại, liệu doanh nghiệp và người lao động có đưa ra được những thỏa thuận hợp lý để đôi bên cùng có lợi?
VI. Kết luận
Cho dù bạn là kế toán viên, lập trình viên, marketer hay thu ngân, bảo vệ, việc hiểu và nắm rõ luật về tiền lương cơ bản là điều quan trọng. Bạn có thể dễ dàng thỏa thuận dựa trên những căn cứ pháp luật với nhân viên của mình mà không lo lắng về việc vi phạm luật lao động. Còn nếu bạn là một ứng viên đi xin việc, hiểu biết về luật cũng sẽ khiến nhà tuyển dụng phải “kiêng nể” đó.