Trong kinh doanh, mọi quyết định đưa đưa ra đều trải qua những phân tích, đánh giá được mất. Pros and Cons được sử dụng trong nhiều tình huống phân tích khác nhau. Đây là công cụ hữu hiệu giúp lãnh đạo nhìn nhận toàn diện và ra quyết định đúng đắn.

Vậy Pros and Cons là gì? Tại sao Pros and Cons có mặt xuyên suốt trong các kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp? Vận dụng Pros and Cons như thế nào để đưa ra quyết định chính xác? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây của 123job bạn nhé!

1. Pros and Cons là gì?

Pros and Cons là viết tắt từ “pro et contra” trong tiếng Latinh có nghĩa là ủng hộ và phản đối.

Pros and Cons là một thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Latinh, cụm từ đầy đủ là ‘pro et contra’ có nghĩa ủng hộ và phản đối.

Bạn có thể sử dụng Pros and Cons hoặc với cụm Advantages and Disadvantages thay thế cho nhau. Cả 2 đều là thuật ngữ chỉ những lợi ích,  mặt tích cực và bất lợi hay nhược điểm của một tình huống, chiến lược, quyết định nào đó. Cụ thể:

  • Pros trong cụm pros and cons đồng nghĩa với advantages và benefits. Dịch sát nghĩa, cả 3 từ được dùng để chỉ những lợi ích, ưu điểm, những khả năng mang lại giá trị tốt đẹp trong tương lai. 
  • Cons trong cụm pros and cos có ý nghĩa tương đương drawback và disadvantage. Cả 3 thuật ngữ đều dùng để chỉ những bất lợi, những hạn chế, những vấn đề có thể dẫn tới rủi ro trong tương lai. 

pros and cons

2. Vì sao phân tích Pros and Cons lại quan trọng

Phân tích Pros and Cons được sử dụng cho mọi hoạt động từ kinh doanh. Dù những chiến lược tầm cỡ hay hoạt động quản lý nhỏ nhặt, bạn đều cần phân tích Pros and Cons. Tại sao đây là công cụ này được trọng dụng tới vậy, dưới đây là nguyên do chính. 

Mọi hoạt động kinh doanh thành công đều đến từ những quyết định kịp thời, sáng suốt. Tuy nhiên, việc ra quyết định đúng đắn luôn là một thách thức lớn với người làm lãnh đạo. Những thông tin đầu vào, đánh giá tổng quan và so sánh lợi hại sẽ là những dữ kiện đầu vào tác động trực tiếp tới việc ra quyết định. 

Vì vậy, phép đánh giá Pros and Cons là dữ kiện thiết yếu đề nhà quản trị có cái nhìn từ nhiều góc độ khác nhau về một vấn đề, tình huống quan trọng. Những đánh giá về điểm tích cực, tiêu cực được trực quan hóa giúp họ dễ dàng có được phán đoán và định hướng phát triển doanh nghiệp thích hợp. 

3. Ứng dụng của phân tích Pros and Cons trong hoạt động kinh doanh

Dưới đây là những khía cạnh luôn cần sự góp mặt của phân tích Pros and Cons trong hoạt động kinh doanh:

Nghiên cứu, lên kế hoạch

Khi cần triển khai một dự án chiến lược mới, chiến dịch marketing, chính sách sản phẩm, mở rộng thị trường, thay đổi mô hình quản trị,... Để hiểu thấu môi trường kinh doanh, tình huống hiện tại và xu hướng thị trường trong tương lai, doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố pros and cons, chỉ ra những điểm lợi, bất lợi, tiềm năng hay rủi ro của chính sách hiện tại cũng như những vấn đề tương tự khi triển khai chiến dịch mới. 

Ví dụ, doanh nghiệp muốn thay đổi mô hình làm việc từ hybrid working sang remote, cần phân tích pros and cons cho mô hình hiện tại để xác định những ưu điểm và bất cập. Bên cạnh đó cần phân tích Pros and Cons khi doanh nghiệp áp dụng mô hình Remote. So sánh những ưu nhược điểm giữa 2 mô hình sẽ giúp doanh nghiệp có được lựa chọn phù hợp.

Tối ưu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 

Nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Xác định và tập trung nguồn lực tối ưu hóa điểm mạnh của đơn vị sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị riêng và nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Để tập trung năng lực và tạo ưu thế riêng như vậy, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích Pros and Cons, đối tượng nghiên cứu bao gồm cả hoạt động, chính sách, sản phẩm của doanh nghiệp mình và cả đối thủ cạnh tranh. Thông qua phân tích so sánh đó, những điểm cạnh tranh, khác biệt sẽ hiện ra rõ ràng, giúp doanh nghiệp định hướng bước phát triển tiếp theo. 

pros and cons

4. Hướng dẫn cách phân tích Pros and Cons

Vậy làm thế nào để phân tích Pros and Cons hiệu quả? Đây là kết quả của một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc. Để có những đánh giá ưu nhược điểm giá trị nhất, bạn cần trải qua các bước cơ bản sau đây: 

  • Bước 1: Nhận diện đối tượng cần thực hiện phân tích Pros and Cons. Đối tượng này có thể là vấn đề, hiện tượng, sự việc, sự vật xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, khi thiết lập kế hoạch marketing mới, doanh nghiệp cần phân tích Pros and Cons của: môi trường marketing hiện tại, công cụ marketing hiện tại…
  • Bước 2: Nghiên cứu sâu về tính chất, đặc điểm và xu hướng phát triển của đối tượng đã xác định. Mọi thông tin cần dựa trên những căn cứ có tính khoa học, được công nhận, nếu dựa trên số liệu mới nhất thì thông tin càng có giá trị. Hiểu rõ về đặc điểm của đối tượng dựa trên nhiều nguồn dữ liệu uy tín sẽ giúp bạn đưa ra đánh giá khách quan nhất.
  • Bước 3: Rà soát và thống kê những điểm pros (điểm mạnh, ưu điểm) sau khi tiến hành nghiên cứu chi tiết đặc điểm của đối tượng. Những điểm mạnh này cần được đưa ra dưới góc nhìn, mục tiêu và tiêu chuẩn của kế hoạch mới. Đồng thời, chúng thể hiện tính liên quan mật thiết, và giá trị đóng góp cho việc ra quyết định của doanh nghiệp. 
  • Bước 4: Rà soát và liệt kê những điểm xác định là cons (điểm hạn chế hay nhược điểm). Những điểm này được xác định khi đặt chúng trong căn cứ những mục tiêu, mong muốn trong tương lai. 
  • Bước 5: Cân nhắc tương quan giữa những điểm Pros and Cons để thấy được cán cân lợi ích nghiêng về bên nào và đưa ra quyết định phù hợp. 
  • Bước 6: Ngay cả khi đã ra quyết định và triển khai hoạt động thực tiễn, hãy luôn quan sát và liên tục đánh giá tình hình để có những quyết định điều chỉnh kịp thời. 

5. Những lưu ý khi tiến hành phân tích Pros and Cons là gì?

Ngoài ra, khi tiến hành các bước phân tích Pros and Cons kể trên, bạn cần lưu ý những điểm sau đây để kết quả phân tích chất lượng nhất: 

Xem xét những yếu tố tác động xung quanh

Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều đặt trong bối cảnh không gian, thời gian cụ thể. Đó là lý do khi nghiên cứu phân tích Pros and Cons về một đối tượng nào đó, cần đặt đối tượng đó trong bối cảnh cụ thể và xem xét tương tác của nó với bối cảnh, môi trường xung quanh. Như việc phân tích Pros and Cons cho một kế hoạch kinh doanh, ngoài phân tích phương pháp tiếp cận phù hợp, hãy phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội, công nghệ, đối thủ cạnh tranh để có những đánh giá phù hợp với tình hình. 

Áp dụng công nghệ trong quá trình phân tích

Việc tận dụng công nghệ sẽ nâng cao hiệu quả phân tích của bạn trên nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình như khả năng: Thu thập tập dữ liệu rộng lớn và chính xác; Phân tích khối lượng lớn dữ liệu thông qua các hàm tính, câu lệnh; tính năng trực quan hóa dữ liệu; hoặc xây dựng mô hình dự đoán khi có dữ liệu đầu vào đủ lớn. Vì vậy hãy tìm hiểu nhiều hơn về những công cụ, phần mềm phân tích phù hợp với ngành nghề, mô hình nghiên cứu của mình để tối ưu hiệu suất công việc.

Đánh giá một cách khách quan 

Những ý kiến chủ quan làm sai lệch nhận thức về vấn đề, tình huống xung quanh. Do đó, một quyết định đúng đắn, kịp thời cần dựa trên cơ sở những đánh giá khách quan. Vì vậy, trong nghiên cứu và phân tích, tôn trọng dữ liệu, thông tin và nỗ lực đưa ra những đánh giá khách quan là yêu cầu cấp thiết. 

pros and cons

6. Ví dụ phân tích Pros and Cons trong quản trị 

Phân tích Pros and Cons của mô hình hybrid working

Pros

Cons

  • Nâng cao tính linh hoạt, chủ động cho nhân viên (bao gồm sắp xếp lịch trình và địa điểm làm việc phù hợp với mong muốn cá nhân). 
  • Cải thiện năng suất lao động do tâm thế thoải mái, không bị phân tâm khi được làm việc trong không gian yên tĩnh, độc lập. 
  • Thu hút lượng lớn nhân tài do giảm thiểu tối đa những hạn chế về mặt địa lý, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực rộng lớn hơn. 
  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp (chi phí văn phòng) và nhân viên (thời gian, chi phí đi lại). 
  • Nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên thông qua việc trao quyền và lòng tin hay tạo cơ hội cho nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. 
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất: Nhân viên bớt căng thẳng hơn, có thể dành nhiều thời gian cho bản thân và gia đình. 
  • Lợi ích về môi trường: Tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải do phương tiện đi lại…
  • Bất lợi trong giao tiếp nhóm do khoảng cách giao tiếp từ xa, hạn chế tương tác trực tiếp.
  • Rào cản về hợp tác: Trao đổi trực tiếp mang tới hiệu quả thấu hiểu cao hơn trực tuyến. Động lực trao đổi ý tưởng và tương tác cá nhân sẽ ít hơn trong môi trường trực tuyến. 
  • Phụ thuộc vào công nghệ, bất lợi xảy ra khi gặp lỗi kỹ thuật hay cần xử lí những tình huống đột xuất. Đồng thời chi phí đầu tư cho công nghệ tương đối cao. 
  • Rủi ro về bảo mật thông tin: Truy cập từ xa vào hệ thống của công ty làm tăng nguy cơ vi phạm an ninh mạng, việc giao tiếp trực tuyến cũng khó để bảo mật dữ liệu hơn khi tương tác trực tuyến hoặc dùng chung kết nối mạng của công ty. 
  • Phương thức quản lý và đánh giá hiệu suất: Khó khăn trong xây dựng thang đo hiệu suất và kiểm soát tiến độ hiệu quả. 

Lời kết

Phân tích Pros and Cons là những bước quan trọng giúp doanh nghiệp thấu hiểu môi trường kinh doanh, tiềm lực của doanh nghiệp để đưa ra những chiến lược đúng đắn. Hy vọng nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vai trò của phân tích Pros and Cons là gì. Đừng quên áp dụng những hướng dẫn phân tích Pros and Cons và những nguyên tắc cần tuân theo để có được những đánh giá chuẩn xác nhất.