Việc tập trung vào quản lý hành chính nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng và là một việc bắt buộc phải làm. Bởi hành chính nhà nước ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nền kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Thông qua hoạt động hành chính nhà nước, các quy phạm pháp luật sẽ được áp dụng rộng rãi vào đời sống xã hội, từ đó điều chỉnh, duy trì trật tự của xã hội theo một định hướng mong muốn của nhà nước. Bên cạnh đó, bộ máy nhà nước còn đảm bảo cung cấp các dịch vụ công thiết yếu phục vụ cho đời sống của nhân dân. Thiếu đi những dịch vụ này, đời sống của người dân không được đảm bảo, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trong bài viết dưới đây, 123job sẽ chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin về quản lý hành chính là gì, quản lý hành chính nhà nước, đặc điểm, hình thức và các phương pháp trong quản lý hành chính nhà nước. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về quản lý hành chính nhà nước là gì nhé!

I. Quản lý hành chính là gì?

1. Khái niệm về quản lý

Quản lý là việc tác động định hướng lên một hệ thống nào đó nhằm đảo bảo hệ thống đó phát triển theo một trật tự đặt ra và phù hợp với những quy luật được hướng tới.

Quản lý hành chính là gì?

Quản lý hành chính là gì?

2. Khái niệm về quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan nhà nước để quản lý, điều hành những lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp.

II. Đặc điểm trong việc quản lý hành chính nhà nước

Như trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm quản lý là gì, quản lý hành chính là gì, quản lý hành chính nhà nước là gì? Vậy quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm nào? Dưới đây là một số đặc điểm trong việc quản lý hành chính nhà nước mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

1. Mang tính quyền lực nhà nước

Tính quyền lực nhà nước là đặc điểm cơ bản nhất để thông qua đó có thể phân biệt được giữa hoạt động quản lý hành chính nhà nước với các hoạt động quản lý mang tính xã hội khác. Quyền lực của bộ máy nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí của nhà nước thông qua những phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng nhất được sử dụng là văn bản quản lý hành chính nhà nước.

2. Được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp

Theo quy định của pháp luật thì chủ thể quản lý hành chính nhà nước Việt Nam bao gồm: Cơ quan hành chính nhà nước và công chức của các cơ quan này; thủ trưởng của cơ quan nhà nước; các công chức nhà nước, cá nhân hoặc những tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền quản lý hành chính đối với một số hoạt động nhất định.

3. Có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt

Tính chủ động sáng tạo và linh hoạt của quản lý nhà nước được thể hiện rõ nét trong các hoạt động xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước.

Đặc điểm trong việc quản lý hành chính nhà nước

Đặc điểm trong việc quản lý hành chính nhà nước

4. Có tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng

Hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước, bộ máy nhà nước được liên kết chặt chẽ, thống nhất với nhau từ trung ương đến địa phương; hoạt động của các cơ quan dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Khác với hoạt động lập pháp và tư pháp, hoạt động quản lý hành chính nhà nước luôn cần có tính liên tục, kịp thời, ổn định và linh hoạt để có thể đáp ứng được sự vận động không ngừng của đời sống xã hội.

5. Là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước

  • Tính chấp hành của quản lý hành chính Nhà nước được thể hiện ở mục đích của quá trình quản lý hành chính nhà nước là đảm bảo cho các văn bản pháp luật được thực hiện trên thực tế. 
  • Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở việc chủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật rộng rãi trong đời sống xã hội. Trong quá trình đó thì các chủ thể này không chỉ tự mình thực hiện pháp luật mà còn đảm nhận chức năng chỉ đạo nhằm vận hành hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo một quy trình thống nhất; tổ chức để mọi đối tượng có liên quan thực hiện pháp luật nhằm hiện thực hóa những quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quản lý.

III. Các hình thức quản lý hành chính nhà nước

Hình thức quản lý hành chính nhà nước phân thành hai loại chính là hình thức pháp lý và hình thức không pháp lý.

  • Hình thức pháp lý được pháp luật quy định cụ thể, chi tiết về nội dung, trình tự… như đối với quy định thẩm quyền ban hành văn bản.
  • Còn hình thức không pháp lý thì pháp luật chỉ quy định về những thủ tục chung để tiến hành như: Thủ tục tiến hành hội nghị, các hội thảo, tổng kết…

Bên cạnh đó thì giữa 2 hình thức này còn có sự khác nhau ở chỗ là hình thức pháp lý có thể dẫn đến sự phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, còn đối với hình thức pháp lý thì không có khả năng ấy.

Các hình thức quản lý hành chính nhà nước

Các hình thức quản lý hành chính nhà nước

IV. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước

1. Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Trong quản lý hành chính nhà nước thì hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức quản lý hành chính quan trọng của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm thực hiện các chức năng chấp hành và điều hành.

Thông qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính các chủ thể quản lý hành chính nhà nước:

  • Ấn định về các quy tắc xử sự chung trong quản lý hành chính nhà nước;
  • Quy định về các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các bên khi tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước;
  • Quy định về những hạn chế và các điều ngăn cấm;
  • Quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động của chủ thể quản lý.

2. Hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính

Hình thức ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là hình thức chủ yếu của cơ quan quản lý hành chính sử dụng để giải quyết các công việc hàng ngày. Do đó, văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính có số lượng rất lớn, có nội dung, tính chất và mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào mục đích áp dụng thì các văn bản quy phạm pháp luật hành chính có thể chia thành 2 nhóm lớn là:

  • Những loại văn bản chấp hành pháp luật;
  • Những loại văn bản bảo vệ pháp luật.

3. Áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp

Do chủ thể quản lý hành chính nhà nước tiến hành việc tổ chức nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để ban hành và thực hiện các quyết định quản lý nên đây là một hình thức hoạt động không mang tính pháp lý.

Tiến hành các hoạt động tổ chức bao gồm các hoạt động nghiên cứu, tổng kết và chia sẻ những kinh nghiệm tiên tiến, áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng thành công những thành tựu khoa học kĩ thuật vào việc quản lý, tổ chức kiểm tra, điều phối hoạt động, tổ chức các cuộc hội thảo….

4. Những hoạt động mang tính chất pháp lý

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Đây là những hoạt động do các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước tiến hành khi phát sinh những điều kiện, sự việc được quy định trước trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng không cần phải ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.

Những hoạt động mang tính pháp lý bao gồm nhiều hoạt động cụ thể khác nhau như:

  • Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm pháp luật như kiểm tra giấy phép lái xe, kiểm tra tạm vắng, tạm trú…
  • Đăng ký những sự kiện nhất định ví dụ như đăng ký hộ tịch;
  • Lập và cấp những giấy tờ nhất định như giấy phép lái xe;
  • Công chứng, chứng thực;
  • Lập văn bản VPHC.

5. Những tác động về nghiệp vụ kỹ thuật

Là hoạt động sử dụng những kiến thức nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong quá trình quản lý bộ máy nhà nước. Đây là hình thức sử dụng khoa học kỹ thuật vào trong công tác quản lý như in ấn, lưu trữ, soạn thảo văn bản hoặc các hoạt động phục vụ thuần túy.

Thực hiện những tác động về nghiệp vụ kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất công tác của bộ máy nhà nước, đảm bảo cho công tác quản lý hành chính nhà nước được tiến hành một cách nhanh chóng, hiệu quả và đạt độ chính xác cao.

V. Những phương pháp quản lý hành chính nhà nước khác

1. Phương pháp thuyết phục

Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ được sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi đúng với quy định của pháp luật hoặc tránh thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Nội dung của phương pháp thuyết phục bao gồm:

  • Phương pháp thuyết phục do chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng với mục đích để tác động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của mình.
  • Bản chất của phương pháp thuyết phục chính là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ được sự cần thiết và tự giác thực hiện hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.
  • Phương pháp thuyết phục được thể hiện thông qua những hành động như: Giải thích, động viên, hướng dẫn, chứng minh… làm cho đối tượng hiểu rõ và tự giác chấp hành các yêu cầu, quy định của chủ thể quản lý.

2. Phương pháp cưỡng chế nhà nước

Nội dung của phương pháp cưỡng chế nhà nước bao gồm:

  • Chủ thể áp dụng phương pháp cưỡng chế phải là cơ quan nhà nước hoặc những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật như: Cơ quan công an, ủy ban nhân dân các cấp…
  • Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế là các cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp được pháp luật quy định như: Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
  • Biểu hiện chính của phương pháp cưỡng chế là buộc các cá nhân, tổ chức phải chấp hành những quyết định đơn phương của chủ thể quản lý.

Có bốn loại cưỡng chế nhà nước là:

  • Cưỡng chế hình sự
  • Cưỡng chế dân sự
  • Cưỡng chế kỷ luật
  • Cưỡng chế hành chính.

3. Phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính

Phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính

Phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính

Phương pháp kinh tế là tác động gián tiếp đến những hành vi của đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng đòn bẩy kinh tế tác động trực tiếp đến lợi ích của con người. Đặc điểm của phương pháp kinh tế là:

  • Là phương pháp tác động gián tiếp đến những hành vi của đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế như việc quy định chế độ thưởng, xử phạt...
  • Phương pháp kinh tế được thể hiện qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế như: Quyền tự chủ trong việc sản xuất, kinh doanh; chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thưởng, xử phạt… nhằm tạo ra một điều kiện vật chất thuận lợi cho các đối tượng quản lý có thể phát huy được hết năng lực sáng tạo, chọn cách tốt nhất để hoàn thành các nhiệm vụ.

VI. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về quản lý hành chính là gì, đặc điểm, hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về quản lý hành chính nhà nước!

Xem thêm: Tài chính nhà nước là gì? Tài chính nhà nước có giống tài chính công không?