Tương tự như chiến lược phát triển kinh doanh thì quản trị rủi ro cũng là một phần vô cùng quan trọng với các tổ chức. Hiện nay số lượng công việc trong lĩnh vực này đang tăng đột biến. Vậy quản trị rủi ro là gì? Cách hoàn thành tốt công việc này?

Trong thời kinh tế diễn biến phức tạp như hiện nay, việc xây dựng bộ phần quản trị rủi ro là yêu cầu cấp bách với mọi doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp đương đầu với các thử thách để đảm đảo mọi hoạt động thực hiện theo đúng mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Nắm giữa nhiệm vụ quan trọng như vậy tuy nhiên rất nhiều người còn lạ lẫm với công việc này khiến các cơ hội việc làm tốt tuột khỏi tay. Trước vấn đề này, 123job.vn xin thông qua bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn đọc các vấn đề xoay quanh quản trị rủi ro.

I. Quản trị rủi ro là gì?

Tìm hiểu thực chất quản trị rủi ro là gì?

Tìm hiểu thực chất quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro là công việc thường được thực hiện bởi các cán bộ nắm giữ vị trí cấp cao trong tổ chức, doanh nghiệp như: giám đốc, phó giám đốc, chuyên gia tài chính hay cố vấn cấp cao. Cụ thể, họ sẽ tiến hành đánh giá, phân tích các tình huống, vấn đề có khả năng tác động đến chiến lược mà công ty đang thực hiện. Từ đó, họ đưa ra các giải pháp ứng phó, ngăn chặn rủi ro nhằm đảm hoàn thành tốt mục đều đã được đề ra. Theo ghi nhận, trong kinh doanh người ta chia thành 4 loại quản trị rủi ro như sau.

1. Rủi ro chiến lược

Rủi ro chiến lược bao gồm các vấn đề quản trị, môi trường kinh doanh hay các bên liên quan như đối thủ, nhà cung cấp, khách hàng… Trong đó, quy trình nhận diện rủi ro và cơ hội cũng được thực hiện tương tự như trên. Tuy nhiên loại rủi ro này tập trung vào giải quyết các chiến lược sai lầm, chiến lược ứng phó với biến động môi trường hay thái độ mới đối thủ.

2. Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính gắn liền với các hoạt động mua bán hàng hóa, vật tư hay các khoản đầu tư cho vay của doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến việc phải kiểm soát, đánh giá về quản trị rủi ro tài chính bao gồm: biến động lãi suất hoặc tỷ giá, biến động giá cả hàng hóa, có sự thay đổi về thuế, thanh khoản hay cấu trúc vốn. Bạn cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn của tổ chức và đe dọa các hoạt động kinh doanh khác.

3. Rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động liên quan đến vấn đề sử dụng nguồn lực trong các công tác hằng ngày của doanh nghiệp. Thông thưởng, các tổ chức bị vướng vào tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và điều này gây ảnh hưởng đến một số yếu tố như: quy trình hoạt động quản lý thông tin, các vấn đề về an toàn sức khỏe nhân viên…Quản lý tốt rủi ro hoạt động giúp việc thực hiện chiến lược hiệu quả hơn và tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho doanh nghiệp.

4. Rủi ro tuân thủ

Một loại quản trị rủi ro tiếp theo mà người làm trong lĩnh vực này nhất là khi nắm giữ cương vị nhà quản trị cấp cao cần quan tâm là rủi ro tuân thủ. Theo đó, trong quá trình làm việc, không phải bất cứ nhân viên nào cũng chấp hành đầy đủ các quy định được tổ chức ban hành. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa doanh nghiệp và hiệu quả làm việc. 

II. Quản trị rủi ro mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp

Điểm mặt những lợi ích khi thực hiện quản trị rủi ro

Điểm mặt những lợi ích khi thực hiện quản trị rủi ro

Để hiểu đầy đủ chính xác quản trị rủi ro là gì thì thì bên cạnh định nghĩa bạn cần có cái nhìn cụ thể hơn về các lợi ích mà hoạt động này mang lại. Như đã đề cập ở trên, quản trị rủi ro doanh nghiệp là phần quan trọng giúp đảm bảo các chiến thuật, chiến lược kinh doanh diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, điều này mới chỉ dừng lại ở khái quát tổng thể, tiếp theo 123job.vn sẽ giúp bạn đọc đi sâu tìm hiểu chi tiết hơn.

1. Hạn chế sử dụng lãng phí dòng tiền trong đầu tư

Quản trị rủi ro giúp bạn nhìn nhận kế hoạch một cách cụ thể hơn nhờ vậy nó chỉ ra được các khoản chi lãng phí mà doanh nghiệp cần cắt giảm. Như vậy, tổ chức kinh doanh của bạn vừa loại bỏ được khoản thừa thãi, các hạn chế bất lợi và vừa đảm bảo nguồn tiền trong công ty giữ được ở mức ổn định. 

2. Công cụ hiệu quả trong đầu tư và phát triển kinh doanh

Như đã đề cập, quản trị rủi ro dựa vào các phân tích, đánh giá các tình huống vấn đề có thể ảnh hưởng đến kế hoạch mà doanh nghiệp đặt ra. Đó có thể là tác động tiêu cực hoặc tích cực giúp nhà quản trị nhận định được chính xác được tính khả thi của kế hoạch. Điều này giúp tăng tỷ lệ thành công và đảm toàn chắc chắn các giá trị cho doanh nghiệp.

3. Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp

Nhiệm vụ quan trọng nhất của quản trị doanh nghiệp là đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra bền vững đồng thời các giá trị, lợi ích như tài chính, thị phần…không ngừng tăng lên. Để làm được việc này, mỗi doanh nghiệp đều phải tiến hành các chiến lược, tác nghiệp kinh doanh. Lúc này, quản trị rủi ro sẽ thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin cụ thể về các tình huống có thể xảy ra cùng biện pháp xử lý giúp hỗ trợ tích cực công tác quản trị doanh nghiệp.

4. Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đã đề ra

Lập kế hoạch quản trị rủi ro chi tiết sẽ giúp bộ phận quản lý cải thiện tốt hiệu quả làm việc. Các nguyên nhân dẫn tới giảm doanh thu, lợi nhuận hay các tình huống xấu cũng được ngăn chặn kịp thời. Nhờ vậy, các mục tiêu đã đề ra hoàn thành thuận lợi hơn thúc đẩy doanh nghiệp phát triển lớn mạnh.

5. Đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư

Hiện nay, các doanh nghiệp đều phải công bố khả năng quản trị rủi ro với nhà đầu tư để làm căn cứ đánh giá tỷ lệ sinh lời và thiệt hại có thể gặp phải. Nếu doanh nghiệp nào thể hiện được năng lực quản trị rủi ro tốt thì sẽ dễ dàng lấy được sự tín nhiệm từ nhà đầu tư giúp đảm bảo ổn định về nguồn vốn làm tiền đề cho hoạt động kinh doanh phát triển.

III. Các nguyên tắc quản trị rủi ro

Khám phá các nguyên tắc quản trị rủi ro

Khám phá các nguyên tắc quản trị rủi ro

1. Dự đoán rủi ro trong tương lai

Để có được các dự đoán quản trị rủi ro trong lai chính xác, nhà quản trị cần có đầy đủ dữ liệu, báo cáo phân tích những vấn đề có khả năng xảy đến. Ngoài ra trước khi lên kế hoạch quản trị rủi ro, ban lãnh đạo cũng phải cần nhắc đến tình hình của doanh nghiệp không chỉ ở hiện tại mà còn cho tương lai. Rủi ro không hẳn chỉ mang đến điều xấu mà đôi khi nó còn là cơ hội mà nếu doanh nghiệp của bạn nắm được nó thì sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn với đối thủ.

2. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các rủi ro

Mọi hoạt động trong tổ chức đều được đánh giá rủi ro nhưng mức độ ảnh hưởng của chúng không hề giống nhau. Do đó, nhà quản trị cần sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các rủi ro để tập trung thời gian, nguồn lực nhiều hơn vào các hạng mục quan trọng. Điều này giúp đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra liên tục và hiệu quả.

3. Xác định vai trò của từng thành viên trong chiến lược quản trị rủi ro doanh nghiệp

Xác định vai trò của từng thành viên trong chiến lược quản trị rủi ro doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó giúp kiểm soát các hoạt động quản trị hiệu quả hơn. Ngoài ra, điều này cũng hỗ trợ thuyết phục nhân viên hiểu rõ về tầm quan trọng của chiến lược cùng với công việc cụ thể mà họ phải thực hiện. Muốn xác định vai trò nhân viên tốt bạn cần có một kế hoạch cùng quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp chi tiết.

4. Tuyên truyền chiến lược quản trị rủi ro tại doanh nghiệp

Quản trị rủi ro có ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của doanh nghiệp nên những người liên quan đều phải có nhân thực chính xác về công việc này. Do vậy, việc tuyên truyền chiến lược quản trị rủi ro được thực hiện từ cán bộ cấp cao đến toàn bộ nhân viên. Điều này còn có tác động đến văn hóa doanh nghiệp nên bạn cần đặc biệt chú ý.

5. Đầu tư thông minh vào một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp

Việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ lỗi thời chính là rào cản ngăn chặn doanh nghiệp bạn tiến vào nền kinh tế đang không ngừng phát triển hiện nay. Tuy nhiên, bạn không cần phải đầu tư quá nhiều công nghệ mà hãy chọn cho mình công cụ hỗ trợ phù hợp nhất. Điều này giúp bạn vừa đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn và vấn tiết kiệm được nguồn tiền cho công ty.

IV. Kết luận

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc nhận ra được tầm quan trọng của quản trị rủi ro với sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, số người hoạt động trong lĩnh vực này còn khá hạn chế vậy nên nó hứa hẹn mở ra con đường sự nghiệp lý tưởng cho nhiều người trong tương lai. Nếu bạn muốn phát triển theo hướng này thì đừng quên những gì đã được 123job.vn chia sẻ trong bài viết trên. 
Xem thêm:

Mô hình SWOT là gì? Tổng quan về phân tích SWOT hiệu quả

Cơ hội và thách thức của ngành quản trị kinh doanh thời đại mới